TTCT - Một nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Peru đã đặt một dấu mốc lịch sử khi là người đầu tiên viết và bảo vệ luận án tiến sĩ bằng tiếng Quechua - ngôn ngữ của người Mỹ bản địa, thường được gọi là người da đỏ, hiện vẫn còn được hàng triệu người ở Andes sử dụng. Roxana Quispe Collantes đã được điểm tối đa của Trường đại học Lima’s San Marcos, ngôi trường lâu đời nhất của nước Mỹ, cho nghiên cứu của cô về văn học của người Peru và Mỹ Latin, vốn chứa đựng chủ yếu trong thi ca viết bằng tiếng Quechua. Roxana Quispe Collantes Các vị học giả cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử 468 năm của trường này có một sinh viên đã viết và bảo vệ luận án (kể cả trả lời câu hỏi của hội đồng) hoàn toàn bằng ngôn ngữ bản địa, dù tiếng nói này được sử dụng rộng rãi như tiếng bản địa ở vùng Nam Mỹ và hiện vẫn có tới 8 triệu người đang sử dụng, một nửa trong số đó là ở Peru. Bắt đầu buổi bảo vệ luận án với nghi lễ tạ ơn truyền thống bằng lá coca và rượu bắp chicha, cô đã trình bày một công trình nghiên cứu có nhan đề Yawar Para, tức là Mưa máu. “Đây là một con đường dài, nhưng kết quả thu được thật xứng đáng”. Quispe Collantes, người đã đến nhiều làng xã cao nguyên ở Canas để xác minh những từ được dùng trong phương ngữ Collao được dùng ở vùng Cusco. Cô nói với báo Observers: “Tôi luôn muốn học bằng tiếng Quechua, ngôn ngữ gốc của tôi”. Quispe Collantes lớn lên với ông bà, cha mẹ, là những người nói tiếng Quechua ở quận Acomayo vùng Cusco. Công trình nghiên cứu kéo dài bảy năm của cô tập trung vào thơ ca viết bằng tiếng Quechua của tác giả Andrés Alencastre Gutiérrez (1909-1984), nhà điền chủ ở Cusco có bút danh Kilku Warak’aq. Cô phân tích tác phẩm của ông và sự kết hợp giữa truyền thống Andean với tinh thần Công giáo. “Quechua không thiếu từ vựng cho ngôn ngữ khoa học. Ngày nay, nhiều người đã pha trộn ngôn ngữ này với tiếng Tây Ban Nha - cô nói - Tôi hi vọng trường hợp của mình có thể giúp đánh giá lại ngôn ngữ này một lần nữa và khích lệ giới trẻ, nhất là phụ nữ, theo đuổi con đường của tôi. Quan trọng là chúng ta không dừng bước trong việc cứu lấy ngôn ngữ nguyên thủy của chúng ta”. Giáo sư hướng dẫn Quispe Collantes là Gonzalo Espino nói rằng luận án của cô có ý nghĩa biểu tượng lớn lao, vì thứ ngôn ngữ này tiêu biểu cho một dân tộc nhỏ bé nhất trên phần đất này của thế giới: người Andean, từng được gọi là “người da đỏ”. Ngôn ngữ và văn hóa của họ đã tìm lại được chỗ đứng xứng đáng. Peru đã tham gia một nỗ lực toàn cầu nhằm đăng ký tên các ngôn ngữ của người Mỹ bản địa như là một phần của Năm quốc tế các ngôn ngữ bản địa, một dự án của Liên Hiệp Quốc nhằm cứu lấy 2.680 ngôn ngữ bản địa đang có nguy cơ mất đi trên thế giới, trong số đó có 21 ngôn ngữ là tiếng bản địa của Peru. Đầu năm nay, Peru đã đẩy mạnh việc chính thức đăng ký tên người theo 48 ngôn ngữ bản địa (người Peru bản địa có một tên ở nhà và một tên khác, thường bằng tiếng Tây Ban Nha để sử dụng cho mục tiêu chính thức, nay họ được khích lệ lấy tên bản địa của mình khi đăng ký với các hệ thống hành chính). Đầu năm nay Peru đã đẩy mạnh việc chính thức đăng ký tên người bằng 48 ngôn ngữ bản địa. (Ảnh: The Guardian) Vào năm 2016, kênh truyền hình Nhà nước Peru lần đầu công bố chương trình tin tức bằng tiếng Quechua. Từ đó họ lần lượt thực hiện thêm những chương trình bằng tiếng Aymara và Ashaninka, thứ ngôn ngữ của người Amazon được dùng rộng rãi nhất ở Peru. Đến giờ, Kinh Thánh và tiểu thuyết cổ điển Don Quixote của Miguel de Cervantes Saavedra đã được dịch sang tiếng bản địa. Quispe Collantes nói: “Mong ước lớn nhất của tôi là làm cho tiếng Quechua trở lại thành một thứ cần thiết cho cuộc sống. Chỉ có cách sử dụng nó, chúng ta mới có thể bảo toàn được nó”. ■ (Phạm Thị Ly dịch, theo The Guardian) Tags: Luận án tiến sĩPeruNgôn ngữ bản địaTiếng Quechua
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? ĐOÀN NHẠN 22/11/2024 Nhiều người đang theo trào lưu mua táo đỏ trên mạng để ăn hằng ngày, nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để đạt công dụng và tránh bất lợi.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.
Khám xét nơi ở và làm việc của viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM ĐAN THUẦN 22/11/2024 Ngày 22-11, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.
Gần 150 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn không phải của binh lính nhà Thanh PHẠM TUẤN 22/11/2024 Ngày 22-11, nhà chức trách cho biết gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn, Hà Nội là của người dân bình thường, được chôn cất ở đây từ 50-70 năm.