TTCT - Ông Jean François Hubert (Pháp), chuyên gia cao cấp về mỹ thuật - văn hóa Việt của Hãng đấu giá Christie’s, vừa có chuyến khảo sát nghệ thuật nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Trao đổi với TTCT về hoạt động mỹ thuật ở Việt Nam, ông đã đưa ra những lý giải thú vị và cảnh báo cần thiết. Tác phẩm Conversation d’Élégantes au jardin, mực và bột màu trên lụa của Vũ Cao Đàm, Sotheby’s định giá 129.000-193.000 USDLương Xuân Nhị: Chuông chiều muộn, mực và bột màu trên lụa, nền giấy, Hãng Sotheby’s định giá 38.500-51.500 USD* Thưa ông Hubert, ông đánh giá như thế nào về hoạt động gallery ở Việt Nam? Theo ông, cơ hội nào để họa sĩ đương đại lên sàn quốc tế?- Picasso thường nói giá trị của một nghệ sĩ là do nó tự tạo. Và nhìn lại, ông làm đúng như vậy trong suốt cuộc đời, quyết định cho việc tranh ông có bán được hay không. Một gallery muốn bán tranh được hay muốn đặt nặng một tác giả nào thì không chỉ có khả năng tài chính mà phải có cách làm việc riêng.Ở Pháp những gallery có chuyên gia riêng cho mình, thậm chí chuyên về một tác giả nào đó. Còn thú thật ở Việt Nam thì dường như không có điều này. Tôi cho rằng các gallery ngoài việc nên tăng cường đầu tư về mặt tài chính, điều quan trọng hơn nữa là đầu tư nhiều hơn về tri thức.Đối với các họa sĩ, chỉ có hai cách để tự giới thiệu mình cũng như để tranh mình được bán ra ngoài. Thứ nhất là giới thiệu mình tại các cửa hàng bán tranh, và thứ hai là tự mình tổ chức những cuộc triển lãm. Riêng cách thứ hai thì nên dày công và thực hiện đều đặn. Một triển lãm đàng hoàng rất nên kèm theo cuộc nói chuyện, trình bày, catalogue, lên đài, báo. Cũng nên chú ý chọn thời điểm thuận lợi trong năm, catalogue phải dịch ra tiếng nước ngoài.Phải làm sao cho công chúng hay một số công chúng nào đó thích mới được. Thứ đến là phải đương đầu đọ sức với công chúng, phải có sự tiếp cận thực thụ với công chúng chứ không phải rút lui vào góc riêng của mình. Tiêu chuẩn thứ ba là sự trung thực, không chỉ riêng tác giả mà cả của người đến xem tranh.* Hiện nay có khá nhiều than phiền về sự cẩu thả trong kỹ thuật làm tranh dẫn đến tuổi thọ kém. Điều này có thật sự đúng đối với tranh Việt?- Chuyện kỹ thuật làm cho tranh sống không được lâu năm, nhìn chung không đúng đối với tranh của các bậc tiền bối nổi tiếng. Những bức tranh này cho đến nay vẫn còn giữ tốt. Chỉ một số rất ít tác giả chất liệu màu có hơi yếu. Song, xin lưu ý ở đây đừng bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào Internet với nhiều thông tin sai sự thật, nguy hiểm, xuất phát từ những người không có chuyên môn.Tôi có quen một nhân viên ngân hàng người Pháp. Từ 15 năm nay ông thường đưa ra những lời bình phẩm vô căn cứ, không có giá trị về tranh rồi phát tán trên mạng. Vậy mà ông vẫn sống được, không hiểu bằng cách nào mà những bài tương tự vẫn cứ tồn tại. Theo tôi, không nên tin tưởng vào những lời rao giảng vu vơ hoặc có ý xấu. Tôi chưa thấy những chuyên gia về tranh than phiền tranh VN như thế này.* Ông nghĩ sao về sự than phiền tình trạng các họa sĩ tự chép tranh của mình?- Điều này thì đúng. Người phương Tây không thể hiểu nổi điều này nên dẫn đến một số hậu quả. Có khi Nguyễn Phan Chánh năm sáu lần vẽ cùng một đề tài y chang nhau. Và năm sáu chủ nhân đều tự vỗ ngực rằng “bức tranh của tôi là chính gốc”. Họa sĩ Nguyễn Sáng cũng vậy, tranh sơn mài của ông nhiều lần lặp lại. Lê Phổ vẽ tấm tranh Thằng bé ăn cơm, “đá đi đá lại” đến sáu lần.Tất nhiên cả sáu bức này đều nguyên gốc cả. Có họa sĩ vẽ đến 10 lần một bức giống nhau. Trường hợp Vũ Cao Đàm đôi khi cầm tấm toan bảo sẽ vẽ bức này để làm quà. Vẽ xong, không bỏ lọt vào khung tranh, ông dùng dao kéo cắt tranh để bỏ cho lọt và cắt luôn cả chữ ký của mình. Họ sống và làm việc tự nhiên, đâu có nghĩ cái này là để đời, cái kia đi vào sách đâu.Họa sĩ các nước châu Á khác cũng vậy, tranh họ vẽ thường lấy đi lấy lại một hình ảnh. Tự lặp lại mình gần như là một truyền thống của Á Đông.Cái nữa là truyền thống vô danh kéo dài. Có lẽ xuất phát từ xa xưa, người Á Đông có điểm chung là vô danh trong nghệ thuật. Việc ký tên vào tác phẩm ở khu vực này tương đối mới. Có lẽ do vậy mà sau này trong hội họa họ coi chữ ký rất bình thường. Hậu quả rốt cục “đổ lên đầu” người nghiên cứu cổ vật và tác phẩm nghệ thuật.Chẳng hạn ở viện bảo tàng hoặc tại cửa hàng bán đấu giá, đôi khi đứng trước tác phẩm người ta ngẩn ngơ, hoang mang không biết mình đang đối đầu với cái thật hay cái giả đây. Cứ thử tưởng tượng xác định một bức tranh thật rồi đến bức thứ hai cũng gần y như vậy, và sẽ rất dễ bị coi là giả dù là tranh thật hoàn toàn.Tác phẩm Mèo của Nguyễn Sáng, màu nước trên giấy, khổ 41x52cm, được Sotheby’s định giá 6.500-7.700 USDTình mẫu tử, mực và bột màu trên lụa của Lê Phổ, Hãng Sotheby’s định giá từ 116.000-142.000 USD* Duyên cớ nào để ông trở thành chuyên gia về tranh Việt cho hãng đấu giá hàng đầu thế giới?- Tôi rất thích tranh Việt Nam. Nhiều người bảo trong tranh Việt Nam có màu phương Tây. Tôi thì không nghĩ tranh Việt có sự pha phách này. Chính sự đơn giản hay điều gì đó có thể tạm gọi là ca tụng sự đơn giản của tranh Việt đã hấp dẫn tôi. Đỉnh cao của tranh Việt Nam từ giai đoạn 1930-1980. Từng có người bảo rằng tranh Việt Nam do chính người Việt mua và tự làm cao lên. Điều này không đúng.Theo quan sát của tôi, trong số nhiều người yêu tranh châu Á, có nhiều người có ý thích riêng biệt về tranh Việt Nam. Thông thường, nếu một họa sĩ có năm bức tranh trở lên được giới sưu tập quốc tế yêu chuộng thì mức độ này mang tầm quốc tế. Việt Nam có không ít tác giả như thế, rất nhiều tranh Việt Nam được các nhà sưu tập nước ngoài lựa chọn. Rõ ràng đây là một sự đánh giá khách quan.* Riêng về Trường mỹ thuật Gia Định, ông có nhận xét nào về các thế hệ trường này?- Trường Gia Định ra đời trước Trường Đông Dương ở Hà Nội. Nhưng có lẽ họ thiếu một người như Victor Tardieu đối với Trường Mỹ thuật Đông Dương. Trường Gia Định nghiêng nặng về kỹ thuật hơn, cho nên ra trường số nghệ nhân lấn lướt số nghệ sĩ. Thứ đến, có lẽ trong khoảng thời gian này chiến tranh làm cho học viên cũng như nhà trường bị ảnh hưởng nhiều nên đầu tư cho nghệ thuật có bớt đi.Trong khi đó, sự đầu tư này tỏ ra nhất quán hơn ở Trường Đông Dương ngoài Bắc. Một điều nữa, thời gian không dài, từ 1925-1945 mà chất lượng vừa của thầy, vừa của trò Trường Đông Dương là rất tốt. Phía các thầy có đến gần 10 người dạy giỏi. Phía học viên trong số hơn 100 người đỗ đạt có không dưới 20 người thành danh, chất lượng cao. Khó có trường hội họa hay nghệ thuật nào trên thế giới trong thời gian ngắn như vậy mà đạt được những điều đó.Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ ở đây rằng người ta thường có thói quen đặt nặng chuyện trường lớp. Thực tế có nhiều tài năng không cần trường. Tôi thường dẫn chứng với mọi người rằng ở Việt Nam có vị tướng đánh thắng cả Pháp lẫn Mỹ nhưng lại không theo trường (quân sự) nào hết. Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay cả Van Gogh cũng không có trường.Người bạn Bửu Ý của tôi ở Huế cũng nói thêm rằng cả Trịnh Công Sơn lẫn Bửu Chỉ cũng đâu có theo trường (chuyên ngành) nào. Tôi thích rất nhiều họa sĩ thuộc Trường Đông Dương, nhất là Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí. Tôi cũng thích Tô Ngọc Vân. Sự yêu thích có ít hơn một tí đối với Mai Thứ và Vũ Cao Đàm. Các họa sĩ như Lưu Văn Sìn và Trần Văn Cẩn thì một ít bức thôi. Tôi cũng thích Nguyễn Tư Nghiêm và Nguyễn Sáng.Một quốc gia trong vòng khá ít năm mà có được chừng đó tên tuổi, điều đó lớn lắm. Hội họa Việt Nam giai đoạn 1930-1980 với thành tựu rất lớn ấy, tôi xếp trên những nền hội họa khác ở châu Á, kể cả Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc... Những ai trung thực thì phải nhìn nhận điều này.FRANCOIS HUBERT Tags: Họa sĩĐấu giá tranhFrajncois HubertVẽ lại tranh của mìnhTranh sơn mài Việt Nam
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.