TTCT - Các sự kiện thể thao không chỉ gói gọn ở thành tích thi đấu của VĐV mà còn là dịp để công chúng bày tỏ cảm xúc của mình, bởi chính họ là đối tượng mà giới truyền thông và cả ngành thể thao phải quan tâm. Phóng to Một bà mẹ xúc động nhận gói cứu trợ các nạn nhân lũ lụt ngày 11-8 tại Trinidad & Tobago từ tay HCV ném lao Olympic London Keshorn Walcott - Ảnh: Reuters Việc một số nước châu Âu là Luxemburg, Malta và Áo không đoạt được huy chương Olympic 2012 đã khiến công chúng và truyền thông các nước này thất vọng nặng nề. Báo Heute (Áo) gọi đó là “ngày đau buồn của các cổ động viên - công chúng Áo”. Đây là lần thứ hai trong lịch sử tham dự Olympic mùa hè, Áo ra về trắng tay (lần thứ nhất tại Tokyo 1964). Thậm chí thất bại này còn là đề tài cho các hãng truyền thông láng giềng chế nhạo. Trách móc đi kèm cảm thông Tờ Bilde (Đức) giật tít: “Huy chương vàng cho con số O của Áo”, “Hàng xóm của chúng ta đã cử 70 VĐV đến Olympic mà không giành được một huy chương nào. Họ sẽ phải dũng cảm nhận lấy huy chương vàng của sự cười nhạo…”. Heute đã chụp đăng lại bài báo của Bilde và “đáp trả” rất nhẹ nhàng: “Có thể Đức cũng đang tức giận với chính mình vì thành tích đạt được tại Olympic lần này đã không như mong đợi”. Đồng thời Heute nhìn sang Hungary: “Chúng ta rất tôn trọng hàng xóm của mình, đất nước có 10 triệu dân tương đương với dân số Áo, nhưng họ đã đoạt được 8 HCV, 4 HCB, 5 HCĐ và đứng thứ 9 trong bảng tổng sắp huy chương”. Không chờ đến sức ép của công chúng và truyền thông, Bộ trưởng thể thao Áo Darabos đã nhận lỗi: “Đoàn Áo không có huy chương là bản án dành cho tôi”. Khi được các nhà báo so sánh với Hungary, ông nói: “Điều đó đã làm tôi tổn thương. Ngay từ bây giờ, luật mới về thúc đẩy phát triển thể thao được đưa ra để đảm bảo Áo sẽ không còn sản sinh ra những “du khách Olympic” nữa”. Công chúng Áo cũng chỉ trích giới truyền thông đã quá đề cao và tâng bốc các VĐV. Tờ Heute nói lại: “Mặc dù công chúng chỉ trích truyền thông, nhưng vẫn có 5,6 triệu người xem Olympic trên ORF - Đài truyền hình quốc gia Áo”. Ngay lập tức, Viện Human Institut đã thăm dò dư luận về thành tích của đoàn Áo tại London (http://www.humaninstitut.at). Khi được hỏi “Bạn có hài lòng với kết quả của đoàn thể thao Áo tại Olympic 2012 không?”, 79% trả lời không hài lòng, 12% hài lòng và 9% không quan tâm. Và “Lý do tại sao đoàn Áo đã có kết quả tồi như vậy?”, 78% cho rằng thiếu động lực, 69% do phương thức tổ chức kém, 54% do tâm lý, 22% không quan tâm. Đặc biệt công chúng đã bày tỏ mức độ tín nhiệm của mình với bộ trưởng thể thao qua câu hỏi: “Bạn nghĩ thế nào về bộ trưởng thể thao hiện nay?”, có 6% trả lời rất tốt, 8% tốt, 32% trung bình, 28% kém và 26% rất kém. Khi trả lời câu hỏi “Theo bạn, người nào có thể lãnh đạo thể thao Áo giành chiến thắng trở lại?”, đa số đều đề cử các cựu VĐV nổi tiếng ở các môn thể thao mùa đông như Toni Innauer, Herman Maier… Khi công chúng trách móc sự thất bại toàn diện của đội nhà là lúc cảm xúc của họ đã bị đẩy tới đỉnh điểm. Nhưng khi bình tĩnh trở lại, họ biết không thể bỏ rơi ngành thể thao. Vì thế, công chúng truyền thông và lãnh đạo ngành thể thao Áo đã cùng ngồi lại để tìm kế sách đoạt huy chương ở Olympic Rio 2016. Phải tôn trọng cảm xúc của công chúng Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng công chúng truyền thông của mỗi nước có thể khác nhau về văn hóa, chính trị..., nhưng xu thế toàn cầu hóa đã xóa đi “biên giới cứng” trong nhu cầu tiếp nhận thông tin. Điều đó được minh chứng rõ nhất tại các kỳ Olympic, cảm xúc của công chúng truyền thông và báo chí dành cho thể thao ở các nước là như nhau, từ sự hi vọng, hồi hộp, lo lắng đến tức giận, thất vọng và đỉnh điểm là sự cười nhạo. Dù công chúng Việt Nam đã đoán trước được thất bại của đội nhà, nhưng họ vẫn hi vọng và kết cục đã không có bất ngờ nào. Vấn đề là sau giải đấu cần phải làm gì. Thứ nhất - Phải có người nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm, nói và làm: Hiện nay, thay vì nhìn nhận nhược điểm để khắc phục thì một số lãnh đạo thể thao đương nhiệm lại giữ thái độ im lặng, số khác đưa ra những lập luận tự vuốt ve kiểu AQ. Chỉ một số nguyên lãnh đạo đã phát biểu vạch ra nhiều yếu kém, cố tật của thể thao Việt Nam. Thứ hai - Phải tôn trọng cảm xúc của công chúng: Truyền thông nên mở cuộc điều tra tương tự như Human Institut của Áo đã làm, từ đó xuất hiện những kế sách cho ngành thể thao cũng như buộc những người đang tiêu tiền thuế của công chúng có trách nhiệm hơn. Báo Tuổi Trẻ đã thu thập một số ý kiến công chúng về việc “Cần cải tổ thể thao Việt Nam”. Tuy nhiên, việc này cần làm một cách hệ thống hơn. Thứ ba - Câu hỏi cho những nhà lãnh đạo thể thao chân chính: Dù số tiền đầu tư cho việc tập huấn, tham dự Olympic không được công khai, nhưng câu hỏi đặt ra là: “Việc giành vé chính thức đến London để làm gì? Chung quy là để mang vinh quang về cho Tổ quốc, mang tên tuổi Việt Nam ra trường thế giới...”. Vậy thì công chúng có thể làm một phép tính đơn giản: bớt đi một vài “du khách Olympic” để đầu tư cho một dự án truyền thông đại chúng mang tầm quốc tế thì hiệu quả sẽ lớn hơn rất nhiều. Đoàn thể thao Việt Nam đã đem lại sự thất vọng cho công chúng, nhưng công chúng vẫn đủ bình tĩnh cư xử một cách có trách nhiệm và có trình độ. Vì thế, các nhà lãnh đạo thể thao không thể tiếp tục làm ngơ trước cảm xúc của họ mà nên “ngồi lại” với họ trước khi quyết định việc tập huấn cho kỳ Olympic sắp tới. Tags: Truyền thôngCảm xúcCứu trợCông chứngNgành thể thao
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...