TTCT - 1. Mùa Nobel 2000, khi cái tên Trung Quốc Cao Hành Kiện được xướng lên, đất nước Trung Quốc chìm trong thất vọng. Chính quyền Bắc Kinh xem giải Nobel này là sự “sỉ nhục” đối với Trung Quốc, bởi nhà văn Cao Hành Kiện lúc ấy đã mang quốc tịch Pháp sau một thời gian tị nạn chính trị tại nước này. Phóng to Nhà văn Mạc Ngôn - Ảnh: THX Sau sự kiện này, khát vọng về một Nobel 100% Trung Quốc lại càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Ngày 11-10-2012, cơn khát Nobel đã được thỏa khi tên nhà văn Mạc Ngôn được xướng lên. Vinh quang này rõ ràng có được từ tài năng của Mạc Ngôn, nhưng đó cũng là kết quả của một cuộc đầu tư quy mô và bền bỉ của người Trung Quốc. Mạc Ngôn được thế giới biết đến từ bộ phim Cao lương đỏ được chuyển thể từ truyện vừa cùng tên do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, đã đoạt giải Gấu vàng ở Liên hoan phim Berlin lần thứ 38 năm 1988 và giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1994. Tiếp theo là các tiểu thuyết Báu vật của đời, Thập tam bộ, Đàn hương hình, Tửu quốc... được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác và đoạt nhiều giải thưởng văn học trong và ngoài nước; nhà văn được các trường đại học lớn trên thế giới mời nói chuyện, được các danh sĩ giới thiệu và tán dương... Và như thế, đối với Trung Quốc, Mạc Ngôn là ứng cử viên sáng giá nhất có thể đại diện cho các nhà văn đương đại bước ra văn đàn quốc tế tranh giải Nobel. 2. Đã có tiềm năng Nobel rồi, Chính phủ Trung Quốc mà cụ thể là chính quyền tỉnh Sơn Đông bắt đầu đầu tư để cho tiềm năng này có thể trở thành hiệu quả. Hàng loạt hoạt động nhằm tuyên truyền, tôn vinh Mạc Ngôn liên tục diễn ra. Ngày 8-12-2006, đại hội thành lập Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật đã diễn ra tại thành phố Cao Mật. Trong diễn văn, phó bí thư Ngụy Chí Cường nói Mạc Ngôn là niềm kiêu hãnh của Cao Mật, địa vị của ông trên văn đàn Trung Quốc ngày một nâng cao, ảnh hưởng trên văn đàn thế giới ngày càng lớn. Việc thành lập Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật là một khởi đầu mới cho việc nghiên cứu Mạc Ngôn và mở rộng ảnh hưởng của Cao Mật với bên ngoài. Cục trưởng Cục Giáo dục thành phố Lý Hy Quý đề xuất ba vấn đề trước mắt trong việc nghiên cứu Mạc Ngôn. Một là từ góc độ giáo dục để xem xét quá trình trưởng thành của Mạc Ngôn. Mạc Ngôn không được học hành chính quy nhưng thuở nhỏ đọc rất nhiều sách, sự thành công của ông gợi ý cho chúng ta làm thế nào để cải cách nền giáo dục ngày nay. Hai, thành công của Mạc Ngôn là lấy nhân cách làm nền tảng, vậy giáo dục gia đình và ảnh hưởng của xã hội suy cho cùng có tác dụng như thế nào đến sự trưởng thành của nhà văn. Ba, cần bảo vệ thương hiệu Mạc Ngôn, tra cứu lịch sử của Mạc Ngôn, hiểu ngọn ngành về cuộc đời ông và ghi chép một cách chân thực để bảo lưu. Đến ngày 11-7-2009, Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật đã tiến hành hội nghị ban chấp hành lần thứ 3 nhằm đánh giá hoạt động của hội. Hội nghị tổng kết: trong ba năm qua, tập san Nghiên Cứu Mạc Ngôn đã xuất bản bốn kỳ, tổng cộng khoảng 53 vạn chữ; xây dựng trang web “Cao lương đỏ” http://www.gmmy.cn. Hội cũng đã xây dựng nền tảng ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của khắp nơi để xây dựng được Bảo tàng văn học Mạc Ngôn. Hội nghị vạch ra hướng nghiên cứu về Mạc Ngôn sắp đến. Cụ thể là tiếp tục hoàn thành Bảo tàng văn học Mạc Ngôn; biên tập và xuất bản các công trình Nghiên cứu Mạc Ngôn, Mạc Ngôn nghiên cứu văn tuyển; xây dựng trang web “Cao lương đỏ” http://www.gmmy.cn thành diễn đàn giao lưu sâu rộng; thành lập các nhóm nghiên cứu theo thể tài để nâng cao hiệu quả nghiên cứu; xây dựng phòng công tác văn hóa Mạc Ngôn; bảo vệ và tu sửa ngôi nhà cũ của Mạc Ngôn ở Đại Lan... Rất nhanh sau đó, ngày 2-8-2009, Bảo tàng văn học Mạc Ngôn chính thức khánh thành. Trong lễ khánh thành Bảo tàng văn học Mạc Ngôn và lễ khai mạc lễ hội văn hóa cao lương đỏ lần thứ nhất của Trung Quốc một năm sau đó (26-9-2010), bí thư Thị ủy Cao Mật Ngô Kiến Dân đã hai lần đặt Mạc Ngôn bên cạnh “Cao Mật tam hiền” là tể tướng Án Anh thời Xuân thu, học sĩ Trịnh Huyền đời Hán và đại học sĩ Lưu Đường đời Thanh; cho rằng Mạc Ngôn đã tiếp nối truyền thống vẻ vang của người xưa, trở thành niềm kiêu hãnh và tự hào của nhân dân Cao Mật. 3. Lập hội nghiên cứu, chuyên san nghiên cứu, xây dựng trang web, xây nhà bảo tàng văn học cho một nhà văn còn sống và tuổi đời chưa đến lục tuần... Tất cả những động thái trên cho thấy chính quyền Trung Quốc mà cụ thể là tỉnh Sơn Đông đã huy động tổng lực để khuếch trương thanh thế Mạc Ngôn. Đây là một sự đầu tư đúng hướng và hiệu quả. Vì vậy, giải Nobel của Mạc Ngôn không phải “bỗng dưng” mà có! Tags: Trung QuốcTị nạnNobelMạc NgônCao Hành Kiện
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra phòng chống lụt bão tại Tuyên Quang THÀNH CHUNG 12/09/2024 Chiều 12-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân, các lực lượng khắc phục hậu quả lụt bão tại tỉnh Tuyên Quang.
Thủ tướng tới Làng Nủ - nơi xảy ra trận lũ quét đau thương NGỌC AN 12/09/2024 Thủ tướng đã vào tới thôn Làng Nủ (Lào Cai) - nơi xảy ra trận lũ quét đau thương khiến gần 100 người tử vong và mất tích.
Lào Cai tìm thấy 70 người dân nghi mất tích do sạt lở đất THÀNH CHUNG 12/09/2024 17 hộ dân tại xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) với hơn 70 nhân khẩu đã được chính quyền địa phương tìm thấy khi đang dựng lán trại trên đồi để ở, tránh lũ lụt và sạt lở đất.
Katinat xin lỗi sau thông báo trích 1.000 đồng/ly nước ủng hộ đồng bào miền Bắc gây tranh cãi NGỌC HIỂN 12/09/2024 Cách đây ít phút, chuỗi thức uống Katinat đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng khi việc quyên góp 1.000 đồng đối với mỗi ly nước mà chuỗi này bán ra để ủng hộ đồng bào miền Bắc gặp những ý kiến trái chiều.