TTCT - Dịch COVID-19 buộc tất cả các nền kinh tế trên thế giới phải đánh giá lại và có những thay đổi để thích ứng. Một nền kinh tế toàn cầu hóa sâu rộng, dựa trên giả thiết về một thế giới phẳng, cho phép hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ xảy ra xuyên biên giới quốc gia, băng ngang qua khoảng cách vùng miền, đã bị đe dọa nghiêm trọng. Khi dịch bệnh diễn ra, xã hội bị giãn cách, rào cản kỹ thuật để phòng chống dịch bệnh được dựng lên khắp nơi đã khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lập tức hoạt động kinh tế gián đoạn, từ đầu vào nguyên vật liệu cho đến đầu ra thành phẩm và tiếp cận thị trường. Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực cho thấy nội lực dồi dào của nền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Chí QuốcThành tựu từ thực tếVượt qua khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn đạt nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2021, GDP tăng trưởng dương 2,58%. Trong bối cảnh dịch bệnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì được mức tăng trưởng 2,9%.Xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt 48,6 tỉ USD, tăng 14,9% so với năm 2020, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với 10 nhóm hàng chủ lực của ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong số này có 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ USD.Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đạt kỷ lục mới. Tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 668,5 tỉ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 336,25 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2020, tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.Những con số này nói với chúng ta điều gì, nếu không phải là thành quả đã đến từ nội lực được khai thác tốt. Trong khi các ngành dịch vụ gặp phải nhiều khó khăn do dịch bệnh thì nông nghiệp tiếp tục phát huy tốt vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế.Kiểm soát rủi ro vĩ môDịch bệnh không thể kéo dài mãi, tuy nhiên cũng không kết thúc trong một sớm một chiều. Hơn nữa, cũng không có gì đảm bảo rằng sau COVID-19 sẽ không còn dịch bệnh nào nữa. 2022 là năm mà các quốc gia đều xem là năm hồi phục kinh tế.Hẳn nhiên, mỗi nền kinh tế sẽ có các tính toán riêng, nhưng chắc chắn rằng để kinh tế hồi phục thì mọi toan tính đều phải hướng đến mục tiêu làm sao cho hoạt động kinh tế có khả năng kháng cự tốt trước các rủi ro có tính toàn cầu, bớt nhạy cảm trước các đứt gãy của hoạt động cung ứng xuyên quốc gia.Việc kiểm soát các vấn đề và rủi ro nằm ngoài biên giới quốc gia chưa bao giờ dễ dàng; những gì xảy trong thời gian vừa qua đã khẳng định lại điều này một cách rõ ràng. Thực tế cho thấy ngay cả bên trong một quốc gia thì các hoạt động xuyên vùng miền cũng mang trong nó các rủi ro tiềm tàng.Hoạt động kinh tế hiện đại không thể là tự cấp tự túc hay bế quan tỏa cảng chỉ vì lo lắng trước các rủi ro. Tuy nhiên, nếu xem một nền kinh tế là sự kết hợp của các vùng kinh tế nhỏ hơn, có thể lấy các địa phương (tỉnh thành) làm đơn vị, thì chắc chắn nền kinh tế quốc gia sẽ mạnh khỏe khi mà kinh tế của các địa phương mạnh khỏe.Cách đặt vấn đề đó cho chúng ta một gợi ý quan trọng: cần khai thác tốt nhất thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, bởi các yếu tố bên trong một địa phương sẽ dễ kiểm soát hơn.Có một ví dụ gần là thời gian vừa qua các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp, sử dụng lao động nhập cư từ các tỉnh thành khác, đã phải chật vật giải quyết bài toán nhân lực khi người lao động trở về quê tránh dịch và không thể trở lại làm việc. Việc tương tự cũng xảy ra với nguyên vật liệu và các tư liệu sản xuất khác: Giãn cách xã hội do dịch bệnh ít nhất cũng làm chi phí đầu vào tăng lên, không chỉ tăng chi phí mua trực tiếp mà còn tăng các chi phí gián tiếp khác như kéo dài thời gian vận chuyển hay sự bất ổn của nguồn cung cấp.Tư tưởng cho rằng kinh tế địa phương hay vùng miền, phát triển lành mạnh sẽ làm nên nền kinh tế quốc gia lành mạnh là phù hợp với quan điểm quản trị vẫn thường được áp dụng trong các tình huống rủi ro cao hoặc có khủng hoảng ở quy mô lớn. Chia tách tổng thể thành các phần tử nhỏ để mỗi phần tử đó tự phát triển khỏe mạnh dựa trên nội lực của nó. Việc chia tách như vậy cũng giúp giảm độ phức tạp của bài toán quản lý, nhờ thế hiệu quả quản lý cũng được cải thiện.Bài học từ OCOPĐấy không phải là câu chuyện xa vời hay chưa từng xảy ra. Mô hình phát triển đó đã được học tập, chuyển giao và triển khai áp dụng trong nhiều năm qua ở Việt Nam, trực tiếp trong ngành nông nghiệp, đó là chương trình OCOP (One Commune One Product) hay là Mỗi xã một sản phẩm: Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Thời gian qua OCOP đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ và đang tiếp tục được nhân rộng.Yêu cầu của OCOP là: (1) Phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa; (2) phát huy sự sáng tạo và sức mạnh cộng đồng để tổ chức sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng; và (3) phát triển liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.Ngoài sản phẩm thuộc các nhóm thực phẩm, thảo dược, thủ công mỹ nghệ..., OCOP cũng khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Chính việc khai thác các giá trị của địa phương đã giúp tạo công ăn việc làm tại chỗ, giữ chân lực lượng lao động; động lực kinh tế của địa phương từ đó mà hình thành và được củng cố.Từ góc nhìn vĩ mô về kinh tế - xã hội, khuyến khích khai thác nội lực của địa phương cũng là phương cách tốt nhất để tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền và tầng lớp trong xã hội. Nội lực của địa phương sẽ thu hút đầu tư tại chỗ và gia tăng đầu tư chéo giữa các vùng miền, giúp giảm bớt mức độ tập trung của cải của xã hội vào các tâm hút lớn, thường là các đô thị lớn hay các địa phương có tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp cao hơn.Nhìn rộng hơn sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế, bài học có lẽ là các doanh nghiệp cần phải đặt ra và tìm lời giải cho các bài toán gần, bám sát thực tế của các khu vực thị trường hẹp, trong đó các nhu cầu được xác định rõ hơn và nguồn lực được huy động một cách có trọng tâm, sát với môi trường thực tế của địa phương hơn.Điều đó không chỉ đáng suy nghĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn đúng trong cả trong lĩnh vực dịch vụ: Khi mà điều kiện sống và kỹ năng tiếp cận dịch vụ ngày càng đồng đều giữa các vùng miền thì ai huy động tốt nguồn lực địa phương nhất sẽ có lợi thế cạnh tranh.Có thể nói rằng thay vì đặt ra các bài toán phát triển sản phẩm và dịch vụ quá rộng, doanh nghiệp hãy vận dụng tối đa nguồn lực của của địa phương để giải quyết hiệu quả vấn đề của địa phương đó, trước khi hướng tầm mắt ra sân chơi lớn hơn. Phát biểu đã trở thành kinh điển rằng “Tư duy địa phương, hành động toàn cầu” giờ đây có lẽ cũng nên được hiểu và hiểu lại theo cách như vậy. Tags: Nông nghiệpKinh tếTiêu điểmTăng trưởngNội lựcĐịa phương
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.