TTCT - “Các bạn đi sau người ta chủ yếu về cách nhận thức” - Bobby Liu (*), một doanh nhân người Singapore có mặt ở Việt Nam từ 15 năm nay và là một trong những người cổ vũ nhiệt thành các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, trò chuyện cùng TTCT. Ông Bobby Liu - Ảnh: P.NguyênĐi sau về nhận thức* Thông thường, người ta cho rằng đầu tư vào những công ty lớn, có từ lâu sẽ an toàn hơn là một công ty khởi nghiệp?- Ngay tại thời điểm này, người Việt Nam đang có vẻ vật lộn giữa nền tảng công nghệ thông tin truyền thống - đã được thiết lập nhưng chỉ đơn thuần là gia công - với các lĩnh vực kinh tế mới. Trên thực tế, hệ sinh thái cho khởi nghiệp cũng xuất phát từ ngành gia công. Đó chính là sự chuyển tiếp từ người lập trình thành người phát triển (programmers to developers).Là một người lập trình, anh không tạo ra cái gì mới cả. Anh làm việc dựa trên các điều kiện được cung cấp cho anh từ trước. Với khởi nghiệp, với tư duy của người phát triển, về cơ bản anh phải tạo ra được cái gì đó mới mẻ. Bởi vậy cách tiếp cận rất khác nhau. Đầu tư cho khởi nghiệp chính là đầu tư vào ý tưởng và những người phát triển ý tưởng đó. Đúng là rủi ro cao hơn nhưng bù lại phần thưởng cũng nhiều hơn.Ông từng đánh giá khởi nghiệp ở Việt Nam tụt hậu so với các nước Đông Nam Á khác từ 3-5 năm, sau châu Âu những 7 năm!- Nếu nói đến ngành ngân hàng thì Việt Nam còn thua xa những... 15 năm. Trong các ngành khởi nghiệp như CNTT-TT thì Việt Nam có thể đi sau 3-7 năm nhưng thời gian bắt kịp sẽ không lâu. Nếu thuận lợi thì chỉ trong hai năm tới các bạn sẽ rút được khoảng cách 7 năm thành 3 năm. Còn ở lĩnh vực ngân hàng, nếu chậm 15-20 năm thì sẽ mất 15-20 năm để đuổi kịp.* Đâu là điều kiện cần để rút ngắn thời gian bắt kịp như thế?- Cần khai thông các cơ hội kết nối với người dân ở ngoài Việt Nam, chẳng hạn như ở các nước láng giềng. Các bạn đi sau người ta chủ yếu về cách nhận thức. Điều ấy cũng là bình thường vì cách đây 3-5 năm, người dân ở các nước phát triển đã đi trước mình vì họ có thể khởi động doanh nghiệp dễ dàng hơn. Trong khi đó, 3-5 năm qua, tình hình ở Việt Nam không mấy thuận lợi. Song tôi tin điều đó sẽ chấm dứt.Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm về đổi mới trong khu vực. Ngày càng nhiều người đến Việt Nam để tìm kiếm tài năng. Tôi biết như vậy vì tôi cũng thế. Từ góc độ doanh nghiệp, cái hay hiện nay là các bạn có thể kết nối với bất cứ ai để hợp tác, không nhất thiết người đó phải ở Việt Nam. Tức là công việc thì thực hiện ở Việt Nam nhưng không cần phải có mặt ở đây mà có thể chọn những nơi có môi trường thân thiện hơn.* Điều gì khiến ông nghĩ môi trường ở Việt Nam không thân thiện bằng nơi khác?- Là người nước ngoài đến đây lập công ty và tìm nguồn đầu tư, công ty tôi phải đáp ứng một lúc nào là luật ngân hàng, luật doanh nghiệp, quy định của Bộ Kế hoạch và đầu tư, của sở kế hoạch và đầu tư, xin đủ loại giấy phép,... Nhưng nếu ở Singapore, tôi chỉ mất ba ngày để cho ra đời một công ty.* Ngoài điều đó ra, còn trở ngại nào khác khiến các khởi nghiệp ở Việt Nam không thể mở rộng và phát triển nhanh như khả năng vốn có?- Các bạn có những nhà đầu tư mạo hiểm trong nước và bắt đầu hình thành mạng lưới khởi nghiệp. Còn ở Singapore hay Malaysia, họ đã thiết lập xong những giai đoạn cấp vốn khác nhau, chính phủ thì hỗ trợ tối đa có thể cho khu vực này. Mãi đến năm ngoái Việt Nam mới bắt đầu có các quy định liên quan của Bộ Khoa học và công nghệ. Do đó vẫn cần có thời gian để đuổi kịp nơi khác, nhưng ít nhất là các bạn đang đi đúng hướng.Nhìn chung, các bạn thiếu sự cọ xát. Tôi nói vậy vì người Việt không di chuyển, du lịch nhiều và họ cũng thiếu cơ hội để làm như vậy. Với những người thạo ngoại ngữ thì không sao, còn phần lớn người Việt khó lòng mà ra nước ngoài thử sinh sống một thời gian được. Gần đây tôi đọc báo thấy nói một trường đại học ở TP.HCM sẽ thử nghiệm giảng dạy một số môn bằng tiếng Anh. Đó là một động thái quan trọng bởi cho thấy ngày càng có nhiều người Việt biết nói tiếng Anh. Tôi nhấn mạnh điều đó vì với những nhóm có thể giao tiếp tốt thường có tư duy cởi mở hơn.Hơn nữa, tôi nhận thấy nhiều bạn thường cho rằng vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”. Thấy ai đó có được 10-20 triệu đồng để khởi nghiệp, các bạn cho rằng nhờ vậy họ mới thành công. Nhưng chúng ta chưa nhận ra câu chuyện đằng sau việc họ được cấp vốn. Suy cho cùng vẫn phải là câu chuyện kinh doanh.Các nhà đầu tư hỗ trợ tài chính vì họ thấy rằng doanh nghiệp khởi nghiệp đó sẽ làm ăn tốt. Nhưng trước khi biến một ý tưởng thành một công việc làm ăn tiềm năng, ta phải bỏ rất nhiều công sức để xây dựng. Thường ta chỉ đọc về thành công chứ ít khi được biết những doanh nghiệp thành công đó đã đạt tiến bộ như thế nào và tại sao họ xứng đáng được cấp vốn.Bởi thế, tôi thấy nhiều bạn trẻ khởi nghiệp ở đây thường nghĩ: “Mình chẳng kiếm đâu ra 15.000 đôla. Thôi thì bỏ đi vậy”. Ở những nơi khác, họ không quan tâm xem họ có kiếm ngay ra được 15.000 đôla đó không. Họ vẫn tiếp tục làm vì tin rằng những gì đang làm sẽ có tương lai tuyệt vời. Tóm lại, mọi thứ là về tư duy. Tư duy sẽ trở nên tích cực hơn nếu được cọ xát nhiều hơn.Đừng lo bị ăn cắp ý tưởng!* Gần đây tôi biết đến một thống kê 75% doanh nghiệp khởi nghiệp ở Mỹ thất bại sau lần ra mắt đầu tiên. Dường như ở những nơi khác cũng vậy, khởi nghiệp không có nghĩa là anh sẽ gặt hái thành công ngay lần đầu. Đó có phải là kiểu cọ xát mà ông nói tới không?- Đúng vậy, và còn nhiều thứ khác. Có rất nhiều thứ phải làm trước khi cải thiện được kết quả. Phải biết phối hợp, cởi mở với những gì ta có, trò chuyện với nhiều người về ý tưởng của mình...Khởi nghiệp ở Việt Nam có xu hướng chia sẻ với nhau ít hơn những nơi khác. Tôi đoán là vì người ta sợ bị ăn cắp ý tưởng. Nhưng nói thật, thời nay lấy đâu ra ý tưởng mới nữa. Chúng ta đang sống ở thời mà mọi thứ đã có hết rồi, chúng ta hiếm có cơ hội phát minh thứ mới mà chủ yếu là đổi mới những thứ sẵn có.* Ông từng cho rằng người Việt sợ thất bại?- Không chỉ là người Việt Nam. Tôi nghĩ đây là điều điển hình ở các xã hội châu Á. Nói thế này cho dễ hình dung: anh đấu một trận đá bóng, đội của anh thua. Anh có gọi đó là thất bại không? Không. Đó là một ví dụ, một kinh nghiệm. Thua để thắng. Sau đó anh tập luyện chăm hơn, đá bóng giỏi hơn và cuối cùng sẽ thắng.Khởi nghiệp cũng tương tự như vậy. Khi kinh doanh thất bại, anh phá sản, đóng cửa công ty. Chuyện đó vẫn xảy ra. Nhưng nên nhớ còn có câu này: “Trong khởi nghiệp, nếu muốn thất bại, hãy thất bại nhanh vào!”. Chẳng hạn tôi muốn làm ra chai lọ, nhưng rồi phải có quá nhiều máy móc, công nhân mà tôi không kham nổi, song vì vẫn thích chai lọ nên tôi chuyển qua thiết kế chúng thay vì sản xuất chúng.Tức là khi nhận ra ý tưởng sản xuất không ổn, tôi nhanh chóng đi tiếp, vẫn là chai lọ nhưng sang phần thiết kế. Đấy là ý tôi muốn nói khi cho rằng đã thất bại thì phải thất bại nhanh. Cần phải có khả năng thay đổi và chuyển đổi.* Giới khởi nghiệp Việt Nam cần làm gì để cạnh tranh với các nước trong khu vực? Đâu là điều còn thiếu sót?- Tôi không cho đây là chuyện cạnh tranh. Thậm chí, cần phải nhanh chóng thành lập các mối quan hệ đối tác. Tôi luôn ủng hộ việc coi bản thân Asean là một thị trường. Việt Nam càng sớm nhận ra rằng thị trường đồng nghĩa với Asean chứ không phải TP.HCM hay Hà Nội thì khởi nghiệp ở đây càng sẵn sàng hơn. Cơ hội ngày nay cho phép chúng ta nghĩ lớn.* Nhiều người cho rằng các bạn trẻ khởi nghiệp để tránh bị thất nghiệp, nói gì đến chuyện nghĩ lớn. Ông thấy sao về ý kiến đó?- Tôi không đồng tình với suy nghĩ đó. Khi một người bắt đầu khởi nghiệp, tức là họ đã có việc. Chẳng lẽ những người làm tự do (freelancer) được coi là thất nghiệp ư? Điều đó không đúng. Hiện tại đã khác rất nhiều so với quá khứ. Nếu bạn là người viết, bạn không nhất thiết phải làm cho một tờ tạp chí cụ thể. Bạn yêu thích những gì mình làm mới là điều quan trọng.Cách tư duy và nhìn nhận của chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Vấn đề không phải là có một công việc mà là phải có sự hài lòng cho bất kể việc gì bạn làm. Ngày càng có nhiều người sống như thế. Khởi nghiệp cho bạn một cơ hội để khám phá rất nhiều thứ, đặc biệt là chính bản thân bạn. Không phải ai cũng có thể mở công ty khởi nghiệp và không phải ai cũng là một doanh nhân.* Vậy theo ông, những người như thế nào là có thể hoặc không thể? Và điều gì là quan trọng nhất để việc khởi nghiệp thành công?- Tôi mới đọc một bài báo, đại ý rằng khi bạn còn trẻ, đôi khi bạn không có đủ cả kiến thức lẫn trải nghiệm nhưng lúc nào bạn cũng sẵn sàng học hỏi, vượt qua sự bẽ bàng ngay cả khi mọi người xung quanh bạn đều nói “không”. Tôi nghĩ một người khởi nghiệp cũng như vậy. Một doanh nhân khởi nghiệp hiểu rằng bản chất của văn hóa khởi nghiệp chính là sự chia sẻ, sự đền ơn và trên hết là tinh thần phụng sự cộng đồng.Nhưng người thành công là người biết dừng lại đúng lúc. Dừng lại không đơn giản có nghĩa là bỏ cuộc. Những người trẻ khởi nghiệp có cách tư duy rất riêng. Để khởi nghiệp, có quá nhiều thứ phải cân nhắc, suy nghĩ. Bạn phải biết cách trao đổi những vấn đề của mình với một chuyên gia thật sự. Người giỏi không phải là người làm được tất cả mọi thứ trên đời. Châu Á khó có những người như Steve Jobs hay Bill Gates* Việt Nam mới đây có hiện tượng Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird. Ông có kỳ vọng rằng Việt Nam hoặc một nước Đông Nam Á nào khác sẽ sớm có một Steve Jobs hay một Bill Gates thứ hai không?- Rất tiếc là không.* Tại sao?- Việt Nam hay Asean vẫn chủ yếu là các nước đang phát triển. Khi tôi nói “không”, ý tôi là ít nhất ở thời tôi còn sống. Tại sao? Đơn giản vì chúng ta còn quá nhiều thứ để đuổi theo, về hệ thống giáo dục, văn hóa, môi trường kinh doanh... Tài năng ở Âu, Mỹ có từ thời nhiều thứ chưa tồn tại và họ có cơ hội để tạo ra những điều ấy. Chúng ta thì khác.Không phải chúng ta không thông minh bằng họ mà ta không có được văn hóa sáng tạo như họ. Riêng Singapore có Wong Hoo, công nghệ của ông ấy còn tốt hơn cả iPod, giờ đây máy tính nào cũng dùng thẻ âm thanh do ông phát triển. Nhưng ông ấy có tầm nhìn khác với Steve Jobs. Bản thân Steve Jobs có phát minh ra cái gì không? Không. Nhưng ông ta tạo ra phong cách sống. Đó là điều khó có thể xảy ra ở châu Á.(*): Bobby Liu mở “vườn ươm” Hub.IT vào cuối tháng 11-2013 ở Hà Nội, với ý tưởng là cho các bạn trẻ khởi nghiệp thuê mặt bằng làm việc với giá phải chăng, quan trọng hơn là tổ chức các sự kiện tư vấn, giao lưu với chuyên gia và các start-up khác nhằm phát triển và nâng cao các kỹ năng. Tags: Khởi nghiệpBobby LiuCông ty khởi nghiệpKhởi nghiệp Việt Nam
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Cô ơi, nhờ có cô con mới biết đến học bổng Tiếp sức đến trường NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG (Giáo viên) 23/11/2024 Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Phượng đã gửi đến Tuổi Trẻ lời cám ơn của mình, sau khi cô nhận được lời cám ơn của đứa học trò vừa nhận được học bổng Tiếp sức học bổng đến trường năm 2024.
Nghiên cứu chục năm vẫn chưa xong tiến sĩ MINH GIẢNG 23/11/2024 Có nghiên cứu sinh làm chục năm chưa xong tiến sĩ, nhiều người bỏ ngang. Cơ chế hiện nay không khuyến khích giảng viên học tiến sĩ vì quá cực.
'Ông lớn' chứng khoán SSI bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt hàng tỉ đồng BÔNG MAI 23/11/2024 Công ty cổ phần chứng khoán SSI vừa báo cáo với cơ quan lãnh đạo thị trường chứng khoán về quyết định liên quan đến Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế).
Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa đánh Nga THANH BÌNH 23/11/2024 Ngày 22-11, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ kịch bản leo thang nào đều có thể xảy ra trong xung đột Nga - Ukraine vì những gì phương Tây đang làm.