TTCT - 1. Ai cũng bảo nhà giáo vô cùng vất vả, đời sống còn nhiều khó khăn. Ấy thế mà có điều chưa đúng như vậy. Trước đây việc so sánh hơn thua giữa các nhà giáo gần như không tồn tại. Hàng hóa hay nhân cách? LTS: Trong số các phản hồi loạt bài “Hàng hóa hay nhân cách?”, có hai ý kiến khá trùng hợp của hai giáo viên dù đang ở hai miền khác nhau của đất nước. TTCT trích giới thiệu. Sống xa hoa - không chỉ là chuyện cá nhânTại sao không được lấp lánh?Hàng hóa hay nhân cách? Tất cả tập trung cho việc dạy và học. Chẳng ai thấy tổn thương khi đến trường bằng chiếc xe đạp, hay lên lớp với một bộ trang phục đơn giản bằng chất liệu nội địa. Ngày nay cuộc sống có nhiều thay đổi, hàng hóa tiêu dùng phong phú hơn, yêu cầu thụ hưởng có tăng lên. Đơn cử như bây giờ muốn tìm một chiếc xe đạp trong bãi giữ xe dành cho thầy cô của trường không phải dễ. Xe Trung Quốc cũng biến mất, thay vào đó là các nhãn hiệu nổi tiếng. Trường THPT S nơi con tôi từng học, thầy T. vang danh sở hữu xe đời mới. Tuy gia thế không phải vào bậc nhất, nhưng thầy quan niệm giá trị con người là ở chỗ chiếc xe mình đi. Hơn nữa vốn là giáo viên dạy toán, thầy muốn chứng minh rằng thu nhập của thầy cao từ việc dạy thêm nên việc đổi xe như thay áo không có gì là lạ. Phóng to Minh họa: Vũ Đình Giang Việc biến mình thành nhân vật quảng cáo cho các hiệu xe nói trên mang tới những kết quả không ngờ. Số học sinh học thêm tăng nhiều đến độ thầy không thể xếp lịch dạy được. Đơn giản là phụ huynh nhìn vào xe thầy đang sử dụng để đánh giá rằng đó là do khả năng sư phạm của thầy! Thầy đã làm dấy lên làn sóng chơi xe đời mới nơi thầy công tác. Các thầy cô chơi xe để khuếch trương thanh thế, có nhiều học sinh học thêm, thu được nhiều tiền và lại tiếp tục... lên đời. Bây giờ, tuy là một tỉnh nhỏ, giáo dục chưa phải chiếm vị trí hàng đầu trong cả nước nhưng giáo viên quê tôi đã có người sắm ôtô rồi. Có học sinh từng hỏi thẳng tôi rằng: “Thầy có một cái áo thôi sao mà cứ đến tiết của thầy là em thấy giống như tuần trước?”. Thật tội, tôi cũng chuẩn bị ba bộ tươm tất để lên lớp trong tuần, cũng chú ý tua qua một lượt mới quay lại thế mà sơ ý không tính được có lớp lúc nào đến tiết cũng ngay thứ tự bộ đồ mà tôi đã sắp xếp. 2. Trong học sinh cũng hình thành cách nhìn nhận, đánh giá, tôn trọng người thầy tùy vào chiếc xe thầy cô sử dụng. Thầy chủ nhiệm là chủ nhân một chiếc xe hàng hiệu xem ra công tác có phần hiệu quả hơn đồng nghiệp đi chiếc xe tàng tàng. Họp phụ huynh mà xe thầy chủ nhiệm thuộc top ten thì mức độ nể vì, tin tưởng từ phụ huynh cũng tăng theo. Chính vì vậy càng phải lên đời cho bằng người khác! Cứ nhìn vào khế ước vay vốn ngân hàng (chính thầy cô mới là chủ vô vàn tài khoản nợ nơi đây, trả bằng cách trừ lương hằng tháng) là thấy ngay mẫu số chung từ các thầy cô. Gần như lý do vay vốn là mua hàng tiêu dùng theo chủ trương kích cầu của các nhà kinh tế. Họa hoằn lắm mới thấy vay để làm nhà, sản xuất... Có trường hợp hai vợ chồng cùng là giáo viên, vay tiền để mua một chiếc xe tay ga cho “bằng chị bằng em” để rồi mỗi tháng phải cắn răng chi gần một nửa tháng lương mà trả cho ngân hàng nên mọi nhu cầu khác phải cắt giảm. Khi chính sách kích cầu không được ưu ái nữa, việc vay vốn xem chừng gặp trở ngại. May thay đã có cách giải quyết. Đó là nhờ vào lời kêu gọi của ngành, khuyến khích các thầy cô cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Muốn vậy, thầy cô phải đầu tư mua máy tính, máy in, máy ảnh kỹ thuật số... Thế nên các khế ước vay tiền vì những lý do trên sớm được ngân hàng thông qua, nhưng mua gì lại là chuyện khác. Rồi xuất hiện trào lưu tậu laptop. Có thầy cô ứng dụng ngay trong dạy học rất được hoan nghênh vì đạt hiệu quả cao, nhất là khi ngành giáo dục chưa trang bị nổi cho từng cá nhân khi lên lớp. Nhưng cũng có thầy cô sắm laptop để... trình diễn, để khẳng định thương hiệu. Có cô giáo cho biết mua laptop chỉ để xem phim và chơi game. Cũng chẳng sao, đó là quyền tự do của cô, có điều đi bất cứ nơi đâu, dự hội thảo hay dự giờ đồng nghiệp... cô chẳng bao giờ quên ôm laptop trong tay. Tất nhiên phụ huynh học sinh nhìn thấy cô như vậy lại càng nể trọng vì một lẽ có laptop trong tay chắc chắn là người giỏi!? 3. Có học sinh từng hỏi thẳng tôi rằng: “Thầy có một cái áo thôi sao mà cứ đến tiết của thầy là em thấy giống như tuần trước?”. Thật tội, tôi cũng chuẩn bị ba bộ tươm tất để lên lớp trong tuần, cũng chú ý tua qua một lượt mới quay lại thế mà sơ ý không tính được có lớp lúc nào đến tiết cũng ngay thứ tự bộ đồ mà tôi đã sắp xếp. Thế là tôi ngoài việc mặc cho đẹp còn phải tính đến việc mặc sao để đừng gây ngộ nhận trong học sinh rằng thầy của các em “nghèo quá”. Học sinh đi học đâu chỉ học kiến thức. Họ còn học một phần ngay từ chính thầy cô, những người ảnh hưởng không ít trong từng bước hình thành nhân cách học sinh. Và trong những trường hợp đã nêu, học sinh đang học đánh giá con người qua giá trị vật chất hơn là phẩm chất đạo đức. Một số phụ huynh nuông chiều thói quen tiêu xài hàng hóa đắt tiền của con em mình. Chỉ vào tuổi thiếu niên mà các em được mua cho điện thoại những năm, mười triệu, lại thay đổi liên tục... Ngay chiếc xe đạp, các em cũng hơn thua ở chỗ xe nào là hàng nội địa, xe nào là xe nhập..., có em quyết không đến trường nếu cha mẹ không thỏa mãn yêu cầu mua sắm của bản thân. Và vì đánh giá con người qua giá trị vật chất, một số em nghĩ rằng giá trị bản thân còn cao hơn thầy cô đơn giản vì điện thoại em sử dụng, chiếc xe em đi hằng ngày, bộ quần áo và nhiều thứ khác có xuất xứ từ các nhà sản xuất lừng danh hơn những thứ thầy cô đang sử dụng. Các thầy cô “chạy theo trào lưu” có nghĩ tới điều đó hay không? Xài trước trả sau Đọc bài viết: “Hàng hóa hay nhân cách?” trên TTCT số 14 thiệt thú vị, bỗng dưng tôi nghĩ đến kiểu “xài trước trả sau” của một số nông dân và thầy cô giáo. Nông dân vươn lên cuộc sống khá giả bằng sức lao động chân chính, bằng thực lực quả thiệt đáng quý. Thế nhưng bằng mọi giá để được “bằng anh bằng em” thì những người quanh ta sẵn sàng dè bỉu: “Cái thứ se sua đua đòi”. Hàng xóm mua dàn karaoke hát vang xóm, ta chạy đi mượn tiền, mượn không được thì vay, mua cho được dàn karaoke. Mua rồi lo đi làm ăn xa để có tiền nuôi con, có tiền trả nợ, rảnh đâu mà hát. Đồ điện tử mà, lâu ngày không xài tắt tiếng luôn, để lại một “cục nợ” nằm chình ình giữa nhà cho bụi bám. Thằng em cạnh nhà mua bộ bàn ghế làm từ gốc cây cổ thụ để tràn phòng khách, mua xe đời mới bóng rạnh, ta cũng ráng chạy đua, thiên hạ có gì mình có đó. Sắm ra rồi, bộ ghế quanh năm không ai ngồi, khách khứa cũng không, bụi đóng mốc thếch. Xe đời mới chạy sướng thiệt nhưng có biết đi đâu, quanh quanh trong xóm rồi về trùm mền cất. Sẵn sàng chịu lỗ để xài trước trả sau, rốt cuộc làm trả nợ bở hơi tai. Cuộc đua vật chất có bao giờ dừng lại? Kẻ se sua đua đòi chỉ “yên tâm” được một thời gian rồi lại phải tiếp tục cuộc đua mới. Khi không còn đủ sức theo người giàu, ta ngồi lại với nhau tìm cách khinh ghét họ vô lối nhưng thấy mặt họ thì... sợ, đúng là họ “vai mang túi bạc kè kè/ nói bậy nói bạ người nghe ào ào”. Lỗi ở chỗ ta không trau dồi đức hạnh, đời sống nội tâm nghèo nàn nên dễ choáng ngợp, tâm trí bấn loạn với vật chất hào nhoáng. Hãy nghe hàn nho Nguyễn Công Trứ răn: “Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc” (Biết đủ là đủ, đợi đủ biết khi nào đủ). Tưởng chỉ vài người nông dân sống kiểu “xài trước trả sau”, không ngờ cũng có các thầy cô chạy theo kiểu này. Có thầy giáo trẻ lương chưa tới 2,5 triệu đồng một tháng, mua trả góp chiếc xe máy tính ra hơn 40 triệu đồng, coi như ”nhịn ăn” hai năm, nói thế thôi chứ phải về ăn ké cơm cha mẹ. Nhiễm tệ bái vật, cuộc đua chưng diện ngày càng khốc liệt. Bằng cấp có rồi, nghề nghiệp ổn định rồi, ngó quanh ai cũng ngày ngày lên lớp như mình, lương như mình, ai cũng thi đua loại giỏi như mình. Vậy có cần trau dồi kiến thức? Không xe tay ga, không dùng hàng xịn, lấy gì “đẳng cấp” cùng bè bạn? Cho nên có các cô giáo, ngoại trừ những ngày quy định mặc áo dài, ngày còn lại các cô đua nhau trau chuốt, phô diễn tối đa thân thể, quên mất đối tượng nam sinh tuổi mới lớn, mải ngắm cô giáo quên cả học hành... Tags: Thương hiệuThầy côCâu chuyện cuộc sống
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận đượ'".