3 lần lũ trong một tháng

HỒNG PHÚC 16/11/2007 20:11 GMT+7

TTCT - Rừng già bị tận diệt, không còn đủ sức chống lũ, ngấm nước và cản dòng chảy. Lũ bất thường ba lần trong một tháng ở miền Trung.

Phóng to

Những chiếc xe húc này được lâm tặc mang vào phá rừng. Sau khi càn quét sạch hết các gốc cây, xe húc tiếp tục làm biến dạng tự nhiên của đất rừng

Gỗ tận thu từ những cánh rừng đầu nguồn sông Bến Hải. Nhìn đống gỗ này thì rừng bị phá chắc chắn không phải rừng non

Phóng to

Một cách phá rừng tinh vi. Từ trên cao nhìn xuống rừng xanh đầu nguồn sông Bến Hải bị phá từ trong lõi để lộ từng mảng đồi trọc trắng

Tấm bảng này vẫn ghi rõ: “Rừng khoanh nuôi bảo vệ, cấm chặt phá rừng làm rẫy”. Nhưng con người đối xử với rừng thì ngược lại

Phóng to

Quá bức xúc trước nạn phá rừng già trồng rừng... non, người nông dân này ở huyện Vĩnh Linh dẫn chúng tôi vào tận lõi rừng ở đầu nguồn sông Bến Hải ghi lại cảnh lâm tặc phá rừng

Đường đi của đội quân phá rừng làm nát bét cả cánh

Trong ảnh là những cánh rừng ở thượng nguồn sông Bến Hải (thuộc phía tây huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đang bị tàn phá tận diệt một cách tinh vi. Từ ngoài đường Hồ Chí Minh đi vào hơn 1km có một tấm bảng bêtông ghi rõ dòng chữ: “Rừng khoanh nuôi bảo vệ, cấm chặt phá rừng làm rẫy”. Thế nhưng đi sâu vào thêm mấy kilômet nữa thì lõi rừng đã bị phá không thương tiếc. Mới mưa một đêm lũ đã về tận đồng bằng, đến những vùng đất chưa bao giờ ngập lũ. Mùa hè mới đầu tháng năm đã khô hạn, người và gia súc đều thiếu nước sinh hoạt.

Một số người dân ở huyện Vĩnh Linh chỉ đường cho chúng tôi vào tận “sào huyệt” của lâm tặc để ghi lại hình ảnh phá rừng. Hàng trăm hecta rừng bị phá tan hoang. Những diện tích rừng bị phá, lâm tặc dùng xe ủi húc hết gốc các cây gỗ lớn nhằm xóa sạch dấu vết của đại ngàn. Khi hỏi sao lại có những cây keo non trồng giữa rừng mới bị phá, bà con bức xúc: “Những cánh rừng cổ thụ bị “lâm tặc trí thức” phá đi để trồng lại rừng... keo dự án”.

Hỏi một “lâm tặc” khi đi vào khu rừng này có thấy tấm bảng đề dòng chữ “cấm chặt phá rừng” không, người này lắc đầu quầy quậy, rồi nói: “Tôi còn nhớ chữ để đọc ra tấm bảng ấy. Nhưng tôi làm thuê”. Làm thuê cho ai thì “lâm tặc” này nhất định không nói. Dù đây là rừng tái sinh sau chiến tranh hay rừng cổ thụ, rừng thưa (phần rừng cổ thụ sót lại dọc suối) thì không ai có quyền phá rừng. Chỉ được phép trồng rừng trên những đồi trọc, chứ không được phép phá rừng để trồng... rừng.

Rừng đầu nguồn sông Bến Hải bị tàn phá dữ dội nên Quảng Trị trong tháng 10-2007 (cũng như các tỉnh Trung bộ) hứng chịu cùng lúc ba trận lũ liên tiếp. Lũ do đâu mà sinh ra dễ dàng vậy? Sao ngày xưa đến giờ không có chuyện mưa mới một đêm là sinh lũ? Câu trả lời thật không khó.

Lũ dữ tại... “nhân tai”, do con người đã góp phần gây ra lũ bất thường. Ông Nguyễn Ngọc Sinh - chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - nhận định: “Mấy trận lũ vừa qua ở miền Trung lượng mưa không lớn lắm nhưng nước đổ về các sông nhanh, bất thường, có nhiều diễn biến không theo một qui luật như trước. Đây là nguyên nhân lớn nhất của những thiệt hại”.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận