Cận cảnh loài nhện sói trong khu vườn của chúng ta

TTCT - Thiên nhiên hoang dã của Việt Nam qua ống kính macro trông như thế nào?

Trong cuộc thi ảnh toàn cầu năm 2023 (The Nature Conservancy annual contest) về chủ đề bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bức ảnh đoạt giải nhất hạng mục côn trùng và loài nhện (Insects & Arachnids) mang tên "Wolf Spider Mama" (Nhện sói mẹ) do nhiếp ảnh gia Benjamin Salb chụp ở một công viên tại Maryland (Mỹ). 

Ảnh: Benjamin Salb

Ảnh: Benjamin Salb

Bức ảnh ghi lại hình một con nhện sói mẹ cõng trên lưng cả trăm con nhện con. Benjamin Salb nói, điều thú vị của bức ảnh là anh không cần đến với những khu rừng rậm để chụp mà chụp nó ngay trong công viên gần nhà.

Mọi loài vật có mặt trên Trái đất đều có vị trí và ý nghĩa của nó. Cuộc sống của muôn loài đều dựa vào nhau, mỗi loài là một mắt xích trong cân bằng sinh thái. 

Loài nhện sói (với tên gọi chung Wolf Spider) có khá nhiều loại, thấy nhiều trong các công viên ngay ở TP.HCM là loài có tên khoa học Pardosa sp. có màu nhạt, (còn loài có màu đậm có tên khoa học là Lycosidae). 

Nhện sói là thức ăn của lũ chim, là nguồn dinh dưỡng cho gia cầm, và chúng giúp tiêu diệt sâu bọ gây hại mùa màng. Nơi nào nhện sói xuất hiện nhiều, ta biết vùng trồng trọt đó khá an toàn, ít thuốc trừ sâu.

Nhện sói là loài nhện săn mồi như sói, chúng ẩn nấp và tấn công con mồi một cách bất ngờ. Chúng không dùng bẫy tơ nhện như những loài nhện ta thường gặp. Chúng xuất hiện nhiều ngay bên cạnh chúng ta, chúng ở trong vườn, ngoài đồng, ngoài công viên... nơi có cây bụi và cỏ. Chúng nhỏ bé, rất nhát người nên thường xuyên chạy trốn, ẩn dưới những bụi cỏ, lá cây. Chúng săn mồi cả ngày lẫn đêm, đặc biệt rất nhạy mồi vào ban đêm.

Là một loại côn trùng gần như có khắp mọi nơi, ít ai quan tâm nên cũng hiếm ai ghi hình cận cảnh chúng. Một lần tình cờ thấy cảnh sinh sản của chúng, tôi quyết định quan sát và ghi hình trong nhiều tháng, để có một bộ ảnh hoàn chỉnh về loài này, ngay tại công viên ở TP.HCM.

Mời bạn đọc cùng theo dõi:

Cảnh nhện sói ăn sâu, côn trùng gây hại mùa màng

Cảnh nhện sói ăn sâu, côn trùng gây hại mùa màng

Nhện sói giao phối. Con ở trên là nhện đực (hai chùm râu đen cũng chính là cơ quan sinh sản của con đực ) con ở dưới là cái. Cảnh nhện sói giao phối diễn ra rất nhanh, nhện đực nếu không có kinh nghiệm hoặc chậm thì nhện cái ăn thịt sau khi giao phối xong

Nhện sói giao phối. Con ở trên là nhện đực (hai chùm râu đen cũng chính là cơ quan sinh sản của con đực ) con ở dưới là cái. Cảnh nhện sói giao phối diễn ra rất nhanh, nhện đực nếu không có kinh nghiệm hoặc chậm thì nhện cái ăn thịt sau khi giao phối xong

Khi trưởng thành, nhện sói cái đẻ trứng và tạo thành 1 ổ kén, chúng dán vào bụng bằng tơ

Khi trưởng thành, nhện sói cái đẻ trứng và tạo thành 1 ổ kén, chúng dán vào bụng bằng tơ

Nhện mẹ xé ổ hỗ trợ nhện con ra nhanh hơn

Nhện mẹ xé ổ hỗ trợ nhện con ra nhanh hơn

Nhện con leo lên lưng nhện mẹ. Tất cả chúng mới ra đều trắng, sau đó nữa ngày chúng đậm màu lại như nhện mẹ

Nhện con leo lên lưng nhện mẹ. Tất cả chúng mới ra đều trắng, sau đó nữa ngày chúng đậm màu lại như nhện mẹ

Nhện mẹ ăn thịt cả đồng loại nhưng không ăn thịt nhện con (cảnh nhện mẹ ăn thịt nhện đực trưởng thành)

Nhện mẹ ăn thịt cả đồng loại nhưng không ăn thịt nhện con (cảnh nhện mẹ ăn thịt nhện đực trưởng thành)

Nhiều nhện con trưởng thành đã tách mẹ, chỉ còn lại vài con trên lưng

Nhiều nhện con trưởng thành đã tách mẹ, chỉ còn lại vài con trên lưng

Để lớn lên, nhện sói lột xác nhiều lần rồi mới đạt kích thước trưởng thành

Để lớn lên, nhện sói lột xác nhiều lần rồi mới đạt kích thước trưởng thành

Một con nhện sói mẹ  (loại Lycosidae) cõng con trong rừng Mã Đà. Loài này có màu sậm hơn

Một con nhện sói mẹ (loại Lycosidae) cõng con trong rừng Mã Đà. Loài này có màu sậm hơn

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận