TTCT - Để duy trì hoạt động khai thác, sản xuất, các công ty khai thác than luôn cần một lượng vốn rất lớn. Vậy nên để họ tiếp tục "sống khỏe" trong bối cảnh cả thế giới hướng tới năng lượng tái tạo, các tổ chức tài chính ngân hàng háo hức nhảy vào. Dưới bầu trời xanh ngắt ở vùng cảng Newcastle của Úc, hàng núi than chất chồng. Những cỗ máy xúc khổng lồ liên tục nhả than vào các dây chuyền kéo lên những chiếc tàu hàng dài cả bằng ba sân bóng đá. Với khoảng 200 triệu tấn than được xử lý tại đây mỗi năm, Newcastle trở thành cảng than đá lớn nhất thế giới, theo tạp chí kinh tế The Economist (Anh).Một mỏ than đá ở vùng Nội Mông. Trung Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu cắt giảm lượng tiêu thụ than đá vào năm 2026. Ảnh: CFOTO/ZUMA PRESSÔng Aaron Johansen, người giám sát hoạt động của bến cảng siêu tự động của Tập đoàn hạ tầng than Newcastle (NCIG) cho biết nó đang hoạt động với công suất gần như cao nhất trong ít nhất bảy năm qua.Ai đang "hát bài ca than đá"?Trong khi đó, giới hoạt động môi trường ngày càng khẩn thiết kêu gọi xóa bỏ than đá khi đây vẫn là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm tới hơn 40% lượng phát thải carbon liên quan tới năng lượng trong năm 2022. Liên Hiệp Quốc cho rằng lượng phát thải này phải giảm xuống còn 11% một năm thì mới mong giữ được mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1,5oC so với mức nhiệt thời kỳ tiền công nghiệp.Tương tự, để đạt mục tiêu này, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi dừng mở thêm các mỏ than mới và không mở rộng các mỏ hiện có.Điều này dường như sẽ thành hiện thực nếu việc cấp vốn cho khai thác than bị siết lại. Hơn 200 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, trong đó có 87 ngân hàng, đã công bố những chính sách hạn chế đầu tư vào khai thác than cũng như các nhà máy nhiệt điện than. Các bên cho vay đại diện cho 41% tổng giá trị ngân hàng toàn cầu cũng đã ký tham gia chiến dịch "Liên minh ngân hàng phát thải ròng bằng 0" - sáng kiến do Liên Hiệp Quốc phát động vào tháng 4-2021, cam kết đặt danh mục các khoản đầu tư của họ phù hợp với những mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Tại hội nghị thượng đỉnh COP26 năm 2021, Liên Hiệp Quốc đã tự tin dự báo chiến dịch hành động này sẽ "đưa than đá vào lịch sử". Và gần đây nhất, năm 2020, IEA nêu nhận định cho rằng việc tiêu thụ than đá đã chạm đỉnh từ một thập niên trước.Nhưng thực tế cho thấy thị trường than đá vẫn đang sôi động hơn bao giờ hết, bởi phía sau những tuyên bố và cam kết đã nêu, dòng vốn vẫn đang âm thầm "chảy" về các dự án khai thác và sản xuất "vàng đen".Câu hỏi đặt ra là ai đang tiếp tục "bôi trơn" cho những guồng quay thương mại đã từng lắng dịu? Đáng nói hơn khi giới chuyên môn dự báo các lực lượng đang tham gia guồng quay này dự kiến sẽ còn hà hơi tiếp sức cho than sôi động đến tận những năm 2030.Khi nhìn vào sự "hồi sinh" này của than đá, năm 2022 được xem như một ngoại lệ với ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine, Nga cắt nguồn cung khí đốt tới châu Âu và châu Âu cũng cấm nhập khẩu than đá từ Nga. Liên minh châu Âu (EU) chuyển qua dùng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các nguồn than nhiệt từ Colombia, Nam Phi và Úc. Nhiều nước nghèo ở châu Âu không đủ tiền mua khí đốt phải chuyển sang dùng các nguồn năng lượng rẻ hơn như than đá. Bên cạnh đó là "cơn khát" năng lượng mạnh mẽ tại Trung Quốc và Ấn Độ. Từ đó, giới thương nhân dự tính nhu cầu than đá sẽ tăng thêm từ 3-4% trong năm nay.Các chuyên gia trong giới cho rằng sau năm 2023, than vẫn sẽ tiếp tục là mặt hàng được tìm mua ở nhiều nước. Cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái đã khiến nhiều quốc gia lệ thuộc năng lượng nhập khẩu nhận ra: khi năng lượng khan hiếm, than đá có thể là phao cứu sinh. Bởi nó rẻ và dồi dào hơn, và để vận chuyển chỉ cần những chiếc tàu hàng đơn sơ chứ không cần tàu đặc biệt và các cảng tái khí hóa như với LNG (vốn mất nhiều năm và không ít tiền của để xây dựng).Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than mới với tổng công suất 270 gigawatt cho tới năm 2025. Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á cũng đang đi theo lộ trình này. Do đó, ngay cả khi các nước phương Tây giảm dùng than với tốc độ mau chóng, Tập đoàn tư vấn Boston (Mỹ) vẫn tin nhu cầu nhiệt than sẽ chỉ giảm khoảng từ 10-18% trong khoảng từ nay cho tới năm 2030.Các ngân hàng đầu tư không cho rằng lượng than mua bán sẽ giảm xuống dưới mức 900 triệu tấn/năm (năm ngoái là 1 tỉ tấn) trong gần như một thập niên nữa. Ngân hàng Liberum Capital (Anh) thậm chí còn tin nhu cầu nhập khẩu than sẽ tăng trong năm năm tới!"Đen" trở lạiTheo nghiên cứu của The Economist, dòng tiền đổ vào ba mối liên kết chính yếu trong chuỗi cung ứng than đá: mua bán và vận chuyển; khai thác thêm tại các mỏ hiện có; và các dự án mới.Trước hết là việc cấp vốn cho mua bán. Hãng tư vấn Oliver Wyman cho rằng do giá cả tăng cao, cộng thêm quãng đường vận chuyển dài hơn do phải điều chỉnh lại lộ trình, nhu cầu vốn lưu động của các hãng buôn bán than đá trong năm 2022 đã tăng lên 20 tỉ USD, cao gấp 4 lần so với mức trung bình trong lịch sử. Do giá than trung bình vẫn duy trì ở mức hơn 100 USD/tấn, nhiều chuyên gia nhận định nhu cầu vốn này sẽ vẫn ở mức trên 7 tỉ USD cho tới ít nhất năm 2030.Những dạng thức cho vay với thương nhân ngành than như khoản vay doanh nghiệp hay các cơ sở tín dụng quay vòng (revolving credit facilities - RCF) đã được mở rộng kể từ đầu năm 2022 với hạn mức lên tới nhiều tỉ USD. Các giám đốc tài chính tại nhiều hãng buôn than tiết lộ các ngân hàng như DBS của Singapore hay UBS của Thụy Sĩ vẫn đang cấp vốn cho mua than. Trong khi đó các ngân hàng ở những nước tiêu thụ than (như Trung Quốc hay Nhật Bản) cũng đang hỗ trợ quá trình này. Hiện chỉ có các bên cho vay của châu Âu, nhất là của Pháp, đã đứng ngoài cuộc. Nhưng họ đang bị thay thế bằng các ngân hàng của những nước sản xuất than như Úc, Indonesia và Nam Phi.Về vận chuyển, hạ tầng đường bộ cho vận chuyển than có nhiều và thậm chí sẽ sớm có thêm nữa. Tổ chức phi chính phủ Global Energy Monitor (Mỹ) cho biết Ấn Độ dự kiến tăng gấp đôi số cảng than của họ, lên 1.400 cảng.Tình hình tại các mỏ thanỞ mối liên kết thứ hai trong chuỗi cung ứng, việc tìm nguồn vốn cho khai thác thêm tại những mỏ than hiện có cũng không gặp khó khăn gì. Năm ngoái, lượng than sản xuất đạt kỷ lục 8 tỉ tấn và điều này có chút bất thường. Kể từ năm 2018, nhiều ông lớn khai khoáng đã bán đi một số hoặc toàn bộ tài sản liên quan mảng than đá. Nhưng thay vì ngừng hoạt động, những tài sản này được chuyển qua các nhà khai thác mỏ tư nhân, các đối thủ ở những thị trường mới nổi và các quỹ đầu tư tư nhân. Những người chủ mới này đã khai thác tối đa nguồn lợi từ những tài sản đó.Tương tự, doanh nghiệp khai thác mỏ cũng đang "hái ra tiền". Ba công ty sản xuất than đá lớn nhất của Úc đã từ chỗ nợ ròng 1 tỉ USD năm 2021 vọt lên mức sở hữu dòng tiền thuần 6 tỉ USD trong năm ngoái. Giờ đây vấn đề của họ không phải là "làm sao để tái cấu trúc nợ" nữa, mà là "nên làm gì với khoản tiền dư", như chia sẻ của giám đốc tài chính một công ty.Thực tế, các nhà khai thác than hiện nay vẫn có thể vay tiền khi cần. Dữ liệu của Tổ chức Urgewald cho thấy trong giai đoạn 2019-2021, họ đã vay ngân hàng tổng cộng 62 tỉ USD. Trong đó, các công ty của Nhật là SMBC, Sumitomo, Mitsubishi cho vay nhiều nhất, kế đó là Ngân hàng Bank of China (Trung Quốc) và JPMorgan Chase, Citigroup của Mỹ.Các ngân hàng châu Âu cũng góp mặt trong top 15 đơn vị cho vay nhiều nhất. Cũng trong giai đoạn đã nêu, các công ty khai thác than, chủ yếu của Trung Quốc, đã bán được lượng trái phiếu và cổ phiếu tổng trị giá 150 tỉ USD, thường với sự bảo lãnh của các ngân hàng Trung Quốc. Urgewald tính toán trong năm 2022, khoảng 60 ngân hàng lớn đã giúp điều chuyển dòng tiền tổng cộng 13 tỉ USD tới 30 nhà sản xuất than lớn nhất thế giới.Sở dĩ có tình trạng này là vì các chính sách loại bỏ than đá của nhiều tổ chức tài chính vẫn chưa liên tục. Nhiều công ty phải tới năm 2025 mới vào cuộc, một số nơi chỉ áp dụng chính sách đó với khách hàng mới. Chưa kể, việc căn cứ vào tỉ lệ thu nhập từ than của doanh nghiệp, thường từ 25-50%, để hạn chế cho vay cũng chưa chính xác. Nhiều công ty lớn, trong đó có Hãng Glencore của Thụy Sĩ, dù sản xuất tới 110 triệu tấn than mỗi năm nhưng tỉ lệ doanh thu vẫn nằm dưới tiêu chuẩn bị hạn chế đã nêu. Hay như Ngân hàng Goldman Sachs, dù cam kết dừng cấp vốn cho các công ty khai thác than nhiệt không có một chiến lược đa dạng hóa kinh doanh "trong một khung thời gian hợp lý", nhưng lại vẫn tiếp tục cho Peabody - một hãng khai khoáng lớn của Úc có tới 78% doanh thu đến từ than trong năm 2022 - vay vốn.Theo đánh giá của Tổ chức Reclaim Finance, trong số 426 ngân hàng, nhà đầu tư và công ty bảo hiểm lớn, chỉ có 26 tổ chức dường như đã có một chính sách tách ly than đá phù hợp với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Hầu hết các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc và Ấn Độ chưa có ý kiến gì và tại châu Á, nhiều nhà đầu tư vẫn đang đổ tiền cho các dự án khai thác than mới. ■ Không dễ chia tay "vàng đen" Theo đó, một lãnh đạo công ty khai thác mỏ lớn cho rằng thị trường than đá vào những năm 2030 sẽ rất khác. "Xét từ việc sở hữu và vận hành cho tới cấp vốn và tiêu thụ, than đá sẽ là mặt hàng của thị trường đang phát triển", người này nói. Nguồn cung bị kiềm chế sẽ giữ giá than ở mức cao, nhưng số nhà xuất khẩu đổ tiền vào mặt hàng này sẽ giảm. Colombia và Nam Phi, những nước phục vụ châu Âu trước đây sẽ không còn thị trường nữa, Nga cũng sẽ khó chuyển hàng tới Trung Quốc hơn. Theo đó, cả ba nước này sẽ xuất khẩu ít than hơn. Trong khi đó Úc sẽ tập trung vào sản phẩm than "sạch" hơn để hạ nhiệt chỉ trích. Trong tương lai gần, Indonesia có thể trở thành nhà xuất khẩu than quyền lực, giống như vị thế của Saudi Arabia với dầu mỏ hiện nay. Mặc dù than đá đang trên lộ trình suy thoái nhưng thời điểm để nói lời vĩnh biệt với nhiên liệu không sạch này có lẽ sẽ còn khá lâu nữa. Tags: Khai thác thanNăng lượng tái tạoKhí tự nhiênNguồn năng lượngSản xuất thanKhai thác mỏNhà sản xuấtChuỗi cung ứngNhiệt độ trung bìnhNhà máy nhiệt điệnĐa dạng hóaNgân hàng Trung Quốc
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Ông Trump lần 2 được Time bình chọn là 'Nhân vật của năm' NGHI VŨ 12/12/2024 Trong vòng chưa đến 10 năm, ông Trump hai lần được bình chọn là 'Nhân vật của năm' đầy danh giá của tạp chí Time.
Bộ trưởng Phan Văn Giang: Bảo đảm an toàn tuyệt đối lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội NAM TRẦN 12/12/2024 Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, yêu cầu phải làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối.
Bộ Nội vụ bác thông tin lan truyền về chế độ, chính sách với cán bộ trong tinh gọn bộ máy THÀNH CHUNG 12/12/2024 Bộ Nội vụ khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng liên quan nội dung đề xuất chế độ, chính sách với cán bộ trong tinh gọn bộ máy là không chính xác.
UBND TP.HCM chốt cho học sinh nghỉ Tết thêm 2 ngày HOÀNG HƯƠNG 12/12/2024 UBND TP.HCM vừa có văn bản tăng ngày nghỉ Tết Ất Tỵ cho học sinh các cấp thêm 2 ngày thành 11 ngày.