TTCT - Bệnh án điện tử là điểm khởi đầu cho mọi nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, là nguồn dữ liệu đầu vào quyết định cho sự mở rộng sau này của hệ thống. Vấn đề là tốc độ chuyển đổi từ bệnh án - hồ sơ giấy sang dữ liệu điện tử hiện quá chậm. Tuổi Trẻ Cuối Tuần trao đổi với ông Trần Quý Tường, cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế). Giảm thời gian với thủ tục giấy tờ là thêm thời gian thăm khám cho bệnh nhân ở Bệnh viện Châu Đốc. Ảnh: Bửu Đấu Đâu là điểm mấu chốt của chuyển đổi số trong y tế, thưa ông?Bệnh án điện tử là cốt lõi của chuyển đổi số, bệnh viện nào làm được bệnh án điện tử, tôi coi là chuyển đổi xong.Có ba trụ cột chính trong chuyển đổi số y tế: chuyển đổi số trong quản trị bệnh viện và cơ quan quản lý; trong phòng bệnh và y tế từ xa; trong đăng ký và khám chữa bệnh, tư vấn qua mạng… Nhưng cốt lõi vẫn là bệnh án điện tử. Các nước cũng đang chuyển dần sang bệnh án điện tử, mạnh nhất vẫn là Mỹ, với 30-40% bệnh viện đang sử dụng bệnh án điện tử.Với những bước đi vừa qua, theo ông, cơ sở y tế đã chuyển đổi số được với tỉ lệ bao nhiêu?Nói tỉ lệ chung thì khó, nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện là 100%, 12/1.400 bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy, 23 bệnh viện dùng phần mềm để lưu trữ và chuyển tải hình ảnh không cần in phim. Kết quả của những chuyển đổi này là rất ấn tượng. Vừa rồi chúng tôi khảo sát hai doanh nghiệp chiếm 70% thị phần phim chụp X-quang, cộng hưởng từ, CT, thì chi phí để mua phim đã là 3.000 tỉ đồng, tức mức tổng ở Việt Nam sẽ khoảng 4.000 tỉ đồng/năm. Nếu chuyển tất cả sang sử dụng PACS (hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y khoa không in phim) sẽ tiết kiệm được khoản tiền này để chi cho chuyển đổi số trong bệnh viện, liên thông kết quả xét nghiệm, nâng cao chất lượng chẩn đoán, hội chẩn từ xa, quản lý lưu trữ tốt hơn, đồng thời chống lạm dụng và kiểm soát chất lượng xét nghiệm… Nếu đã liên thông giữa các bệnh viện, bệnh nhân vừa chụp chiếu tại Bệnh viện Bạch Mai, nếu sang bệnh viện khác lại xét nghiệm thì phát hiện ra ngay. Bộ Y tế đang cố gắng quyết tâm để đến năm 2023, toàn bộ bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên thực hiện bệnh án điện tử.Như ông nói, lợi ích của chuyển đổi số là rất rõ, nhưng việc chuyển đổi số tại cơ sở y tế vẫn đang chậm. Vì sao?Có hai cản trở. Cản trở thứ nhất là về tài chính, bệnh viện còn chưa dám/chưa có vốn đầu tư ban đầu. Họ thấy bộ/sở không cấp, bệnh viện phải đầu tư thì họ xót. Tôi đã nói nhiều rồi, bỏ ra hàng chục triệu mua điện thoại thông minh, dùng thấy thông minh, thấy tốt thì phải bỏ tiền, muốn ứng dụng công nghệ thông tin cũng vậy, muốn có thì phải bỏ tiền. Chi phí lớn nhất nếu đầu tư từ đầu khoảng 160 tỉ, thấp thì 20-30 tỉ, chiếm 0,6-3% tổng doanh thu của bệnh viện. Nhưng đấy là tính đầu tư từ đầu, còn hiện nay bệnh viện nào cũng đã có ứng dụng rồi, đầu tư thêm sẽ ít hơn nhiều. Hai là một số lãnh đạo đơn vị chưa muốn... minh bạch, do ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sẽ giúp quản lý minh bạch từ cấp độ khoa phòng đến bệnh viện, đơn vị.Đánh giá của ông về chuyển đổi số trong bệnh viện như vậy đã đạt được mong muốn hay chưa? Tôi nghĩ là có tiến bộ hơn nhưng không đạt được như mong muốn. Hiện rất nhiều người quan tâm đến công nghệ thông tin, 100% bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối với bảo hiểm y tế, phần lớn bệnh viện đã triển khai phần mềm xét nghiệm, 12 bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử…Đó phải là kết quả của những cố gắng thật, đầu tư thật mới được như vậy.Nhưng buồn ở một chỗ là chưa như kỳ vọng, tức 135 bệnh viện từ hạng 1 trở lên phải triển khai bệnh án điện tử vào năm 2023, mỗi năm phải 30-40 bệnh viện triển khai, nhưng năm vừa rồi mới được 12 bệnh viện. Có thể năm đầu tiên còn chậm nhưng những năm sau phải tăng tốc lên.■Bộ Y tế đã đưa ra lộ trình 2019-2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng 1 trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và giai đoạn 2024-2028, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Lúc đó, hệ thống y tế của Việt Nam sẽ không còn bệnh án giấy và tiến tới việc không cần phải sử dụng tiền mặt trong thanh toán viện phí.12 bệnh viện đã được Bộ Y tế công nhận triển khai thành công bệnh án điện tử1. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng2. Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc, An Giang3. Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh4. Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai5. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ6. Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn7. Phòng khám đa khoa Anh Quất, Bắc Giang8. Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Nghệ An9. Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi, Nghệ An10. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh11. Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh12. Phòng khám đa khoa Mediplus Tân Mai, Hà Nội(Nguồn: Trang chủ của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế: ehealth.gov.vn) Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chuyển đổi số: không có lựa chọn khác Tiếp theo Tags: Chuyển đổi sốSố hóa bệnh việnBệnh án điện tửTrần Quý Tường
Chàng trai chăn vịt Lê Tuấn Khang thành hiện tượng mạng: Kiếm bộn tiền sau 3 năm bền bỉ đăng video BÔNG MAI 02/12/2024 Từ một chàng trai chăn vịt, Lê Tuấn Khang dần trở thành hiện tượng mạng được nhiều người yêu mến. Hợp đồng quảng cáo tới tấp sau chuỗi ngày bền bỉ cố gắng.
TP.HCM đề xuất đặt tên đường Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải THẢO LÊ 02/12/2024 UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ý kiến về đặt tên đường, công trình công cộng và điều chỉnh lý trình một số đường trên địa bàn TP.HCM.
Vụ dẹp đường cho xe đám cưới: 1 nhân viên công ty vệ sĩ đầu thú HÀ ĐỒNG 02/12/2024 Liên quan vụ nhóm vệ sĩ dẹp đường cho đoàn xe đám cưới đi qua tại TP Thanh Hóa, ông Lê Hà Đông, 32 tuổi - nhân viên Công ty vệ sĩ Security, vừa đến cơ quan công an đầu thú.
Hơn 60.000 binh sĩ Ukraine đào ngũ trong 10 tháng đầu năm 2024 NGỌC ĐỨC 02/12/2024 Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2024, số vụ án đào ngũ được cơ quan công tố Ukraine truy tố đã gần gấp đôi hai năm 2022 và 2023 cộng lại.