TTCT - Những quy định bảo vệ hệ sinh thái nghiêm ngặt ở Đức đã bị chỉ trích suốt một thời gian dài. Ngày nay, ngành công nghiệp bảo vệ môi trường tạo ra hàng trăm ngàn việc làm mới. Phóng to Năng lượng mặt trời chiếu sáng cho một chiếc cầu ở làng Graal-Muritz của Đứccạnh biển Baltic Doanh nghiệp Đức hiện đứng đầu về những kỹ thuật mới của ngành năng lượng và bảo vệ khí hậu. Và người Đức đã trở thành nhà vô địch thế giới trong phân loại rác. Thập niên 1980, Chính phủ Đức bắt đầu đưa ra những quy định bắt buộc doanh nghiệp phải bảo vệ môi trường. Thời đó, những nhà hoạt động bảo vệ môi trường bị coi là những kẻ điên khùng, những người chỉ muốn sống giống như loài người thời đồ đá. Việc những hợp chất lưu huỳnh trong khí thải của các nhà máy phát điện cần phải được lọc lại và ôtô cần được trang bị bộ xúc tác đã khiến nhiều giám đốc phẫn nộ. Lợi thế Một phần tư thế kỷ sau đó, thực tế cho thấy những người có tầm nhìn bi quan đã sai lầm. Bảo vệ khí hậu, hiệu quả trong tiêu dùng năng lượng và sử dụng một cách kinh tế những nguồn tài nguyên đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu cho các nhà lãnh đạo quốc gia. Và các doanh nghiệp Đức hiện đứng đầu trong công nghệ bảo vệ môi trường, bất kể là bộ lọc dùng công nghệ nano cho nước uống, phân loại rác hoàn toàn tự động hay tạo nhiên liệu từ xử lý nước thải. Những năm của thập niên 1970, nhiều phong trào quần chúng đã gây áp lực, nhiều quy định nghiêm ngặt về bảo vệ nguồn nước và không khí bắt đầu có hiệu lực. Một chính sách theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” được áp dụng: luật pháp cứng rắn đi kèm hỗ trợ rộng rãi của chính phủ trong đầu tư và nghiên cứu. Thành quả rất ấn tượng: ngày nay, gần 2 triệu người đang làm việc trong những ngành bảo vệ môi trường tại Đức. Với tỉ lệ chiếm 16% trong thương mại quốc tế, Đức trở thành nước xuất khẩu hàng hóa bảo vệ môi trường lớn nhất. Nhiều trung tâm công nghệ chuyên về sinh thái và bảo vệ môi trường đã hình thành ở các thành phố lớn như Munich, Stuttgart, Berlin và Hamburg. Khu vực năng lượng có tầm quan trọng nhất, nhà nước hỗ trợ sức cầu qua việc bảo đảm giá thành cho điện tái sinh. Nhà sản xuất (kể cả người dân bình thường) được phép bán điện tái sinh cho các tập đoàn năng lượng với giá theo quy định, cao hơn giá thông thường. Đạo luật về năng lượng tái sinh này là một mô hình thành công, vì nó đã chắp cánh cho xuất khẩu. Năm 2007, doanh nghiệp Đức đã thu 6,1 tỉ euro lợi nhuận chỉ riêng việc sản xuất tuôcbin gió phát điện, thêm vào đó là 1,5 tỉ cho vận hành, bảo trì và lắp đặt. Kinh doanh năng lượng tái sinh Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Công ty tư vấn doanh nghiệp Roland Berger, chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức đã thúc đẩy sự bùng nổ kinh tế bảo vệ môi trường. Ông Hans Huber, người phát ngôn của “Chiến dịch công nghệ bảo vệ môi trường Bavaria” đồng thời là giám đốc doanh nghiệp xử lý nước cùng tên Hans Huber AG, mô tả những lợi thế của doanh nghiệp như doanh nghiệp của ông: “Giới doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức có kiến thức chuyên môn rất sâu rộng, sử dụng quỹ nghiên cứu hiệu quả và sẵn sàng chịu rủi ro”. Thêm vào đó, trong những doanh nghiệp nhỏ vẫn còn chỗ cho một ít lý tưởng và lối suy nghĩ đầu tư chiến lược vượt quá tầm nhìn từng quý một của các tập đoàn lớn. Hồi tháng 5-2008, ông Huber đã ký kết một hợp đồng lớn nhất thế giới với thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc để biến đổi 400 tấn cặn bã từ xử lý nước thải thành nguyên liệu đốt có chất lượng tương đương than nâu. “Chúng tôi dùng nước thải như một nguồn năng lượng tái sinh mới” - ông Huber tuyên bố. Nhiều tập đoàn lớn của Đức cũng bắt đầu kinh doanh năng lượng tái sinh. Tổng giám đốc mới của Tập đoàn Siemens, ông Peter Lôscher, tuyên bố mục tiêu của tập đoàn sẽ là 25 tỉ doanh thu từ những sản phẩm bảo vệ môi trường vào năm 2011. Trước đây, chính sách bảo vệ môi trường của Đức bị người Mỹ gạt bỏ, gọi đó là “nỗi lo sợ Đức”. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp Đức - những doanh nghiệp chuyên về các sản phẩm hay dịch vụ bảo vệ môi trường - đang hưởng lợi từ bước đi trước này. Bộ trưởng Bộ Môi trường Đức Sigmar Gabriel đã ca ngợi “công nghệ xanh made in Germany” và tuyên bố nước Đức là một “cường quốc công nghiệp xanh”. Tuy là đất nước có khí hậu lạnh với mùa đông thường u ám, nhưng ngày nay hình ảnh những tấm hấp thụ quang năng trên mái nhà của người dân hay trên đồng ruộng đã trở nên quen thuộc ở Đức. Đó cũng là thành quả của ý thức bảo vệ môi trường kết hợp với nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính của chính phủ.
Nhiếp ảnh gia chiến trường Thomas Billhardt: Cô ấy chỉ mơ một cốc nước chanh đá… CODET HANOI 30/04/2025 2202 từ
Bộ trưởng Đào Hồng Lan báo cáo Quốc hội về lời hứa quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng THÀNH CHUNG 03/05/2025 Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu việc thực hiện lời hứa tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trong sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Vụ tai nạn ở Vĩnh Long: Viện kiểm sát tối cao hủy bỏ các quyết định giải quyết khiếu nại CHÍ HẠNH 03/05/2025 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 73/QĐ-ĐTTH ngày 23-1-2025 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Không phải người nghỉ hưu trước tuổi nào cũng được hưởng tối đa 75% lương hưu HÀ QUÂN 03/05/2025 Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết người nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỉ lệ lương hưu, chứ không phải hưởng 75% tối đa.
Chia Hội An ra 3 phường 1 xã, còn đâu không gian di sản THÁI BÁ DŨNG 03/05/2025 Sau khi có chủ trương sắp xếp Hội An thành ba phường và một xã, nguyên bí thư Thành ủy Hội An cho rằng cần xem xét lại tính hợp lý của quyết định này.