TTCT - Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng với nghề làm chiếu cói, sản phẩm vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý(*). Anh Hảo và vợ dệt chiếu. Dệt chiếu cần phải có hai người, một người ngồi trên khung để dập sợi, một người đưa sợi chiếu vào khung dệt - Ảnh: Toại Nguyễn Khoảng 1/3 các gia đình ở Nga Sơn còn duy trì nghề làm chiếu cói. Chiếu bán ở chợ giá khoảng 300.000-400.000 đồng/đôi. Nhiều khách hàng ở thành phố hay các vùng lân cận thường đặt hàng cho những chiếc giường mới hay lễ làng, lễ cưới... tấm chiếu 1,5m có giá 550.000-650.000 đồng/đôi, chiếu 1,6m có giá 1,8-2 triệu đồng/đôi. Trước đây ở Nga Sơn cói mọc hoang dại trên những bãi bồi. Đến nay, chúng được trồng ở vùng nước mặn, sau mỗi vụ thu hoạch người ta bón phân xuống ruộng cói để cây phát triển mạnh vào vụ sau. Mỗi năm có hai mùa thu hoạch cói, từ tháng 3 đến tháng 8 và tháng 8 đến tháng 3 năm sau... Với sợi cói dài, nhỏ, đều và bóng đẹp, sau khi phơi khô sợi cói có màu trắng nên cói Nga Sơn dùng dệt chiếu có chất lượng và màu sắc rất tốt. Sợi cói đẹp dùng để dệt chiếu, những sợi “phế phẩm” được dùng để xe sợi xuất khẩu. Sau khi thu hoạch, cói được chẻ và mang phơi khô khoảng bốn nắng là có thể dệt chiếu được. Vợ chồng anh Vũ Trọng Hảo ở xóm 8, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn mỗi tháng dệt tay được 25 tấm chiếu đặt hàng, mà anh gọi là chiếu đúng “thương hiệu”. Ngày trước gia đình anh Hảo cũng thuê nhân công đến dệt với quy mô lớn, nhưng người làm không đạt chất lượng nên vợ chồng anh không sản xuất đại trà mà tự dệt để duy trì chiếu “thương hiệu Nga Sơn”. Mỗi năm nhà anh Hảo trữ 3-5 tấn cói để làm chiếu. Cây cói tươi được máy chẻ thành sợi - Ảnh: Toại Nguyễn Sợi chiếu được phơi nắng, đến khi khô chuyển sang màu trắng là có thể dùng để dệt chiếu - Ảnh: Toại Nguyễn Những sợi cói được lựa chọn khá kỹ. Nếu trong quá trình dệt sợi nào bị nổ sẽ được lấy ra ngay - Ảnh: Toại Nguyễn Cơ sở in chiếu Hồng Cẩm (xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn) in hoa văn lên chiếu - Ảnh: Hà Đồng Những sợi lõi sẽ được mọc vào thân sau của tấm chiếu - Ảnh: Toại Nguyễn Người dân xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn phơi khô chiếu trước khi bán cho khách - Ảnh: Hà Đồng __________ (*): Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Như nước nắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tags: Thanh HóaNga SơnChiếu cóiChỉ dẫn địa lý
Sáng nay 19-7: Ngày hội tư vấn nguyện vọng xét tuyển 2025 tại TP.HCM và Hà Nội VĨNH HÀ 19/07/2025 Từ 7h sáng nay 19-7, Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển 2025 diễn ra đồng thời tại TP.HCM và Hà Nội, sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc của thí sinh, phụ huynh.
Quá khứ bất hảo và kế hoạch bất thành của Bình 'kiểm' TUYẾT MAI 19/07/2025 Trong vụ án, Phạm Đức Bình (55 tuổi, còn gọi Bình "kiểm") bị Viện KSND tối cao truy tố về hai tội: mua bán trái phép vũ khí quân dụng và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Sáng nay, bão Wipha sẽ vào Biển Đông và trở thành bão số 3, các tỉnh thành Bắc Bộ chịu ảnh hưởng CHÍ TUỆ 19/07/2025 Rạng sáng 19-7 bão Wipha đã đi vào khu vực đông bắc của bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025. Dự báo trong những ngày tới bão sẽ liên tục tăng cấp và cường độ cực đại có thể đạt cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15.
Tin tức thế giới 19-7: Ông Trump kiện báo Mỹ; Mỹ bác bỏ cải cách chống đại dịch của WHO HÀ ĐÀO 19/07/2025 Cựu tổng thống Brazil bị khám xét nhà và buộc đeo vòng giám sát điện tử; Chính quyền Mỹ hoàn tất trao đổi tù nhân quy mô lớn với Venezuela.