TTCT - Sau những thảo luận “nóng” về “thảm họa” dịch thuật, một cuốn sách đã bị ngừng phát hành, một nhà xuất bản phải hứa sẽ “xem xét, thẩm định lại chất lượng bản dịch”... Nhưng chuyện dịch ẩu không còn là vấn đề của chỉ một cuốn sách, cũng không dừng lại chỉ ở một dịch giả, mà đã là một vấn nạn của văn hóa nước nhà. Bởi rất nhiều bản dịch trong thời gian gần đây đã làm khổ độc giả Việt Nam với sự cẩu thả và chất lượng thảm hại của chúng. Dường như không ai để ý đến nạn nhân của dịch loạn chính là hàng triệu người đọc sách tại VN. Phóng to Nạn nhân của dịch loạn Các cuốn sách dịch tuy là sản phẩm văn hóa nhưng cũng được bán như những món hàng. Và như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm hơn đến quyền lợi của khách hàng. Chưa biết ăn phải thực phẩm có chất gây ung thư và đọc một cuốn sách tệ hại thì cái gì có hại hơn với người tiêu dùng. Văn học dịch nói riêng, các bản dịch nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa VN. Chúng ta đã có một quá khứ rất đáng tự hào trong ngành dịch thuật. Những bản dịch qua tiếng Việt của các tác phẩm như Thép đã tôi thế đấy, Bố già, Chiến tranh và hòa bình, Tội ác và trừng phạt, Chuyện cổ Grim, Trăm năm cô đơn, và hàng ngàn tác phẩm khác của các tác giả lớn đã trở thành một phần văn hóa Việt Nam, là ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt. Những dịch giả bỏ tâm huyết vào việc chuyển ngữ các tác phẩm đó đã mở cánh cửa cho chúng ta bước vào những nền văn hóa khác. Nhưng rất nhiều tác phẩm hiện nay đã không có số phận may mắn như thế nữa. Nhiều tác phẩm văn học gây chú ý và được các giải thưởng danh giá ở nước ngoài, khi chuyển ngữ qua tiếng Việt thì hết sức tầm thường, có đoạn ngây ngô khó hiểu đến độ làm nhiều người đọc phải tự hỏi có phải mình ngu dốt hay không mà không thể cảm nhận được sự hấp dẫn và tư tưởng của tác phẩm? Những chiến dịch lăngxê của truyền thông cũng thổi phồng quá mức các nhóm dịch trẻ tuổi, làm công chúng bối rối, mất tự tin với khả năng thẩm định văn học của chính mình. Có quan điểm cho rằng những bản dịch ẩu cũng có tác dụng nhất định, góp phần đưa nhanh các tác phẩm hiện đại đến với người đọc VN. Để dịch tốt được một tác phẩm văn học cần có thời gian và hãy đọc “tạm” những bản dịch sơ sài trong khi chờ đợi những bản dịch công phu hơn, do các dịch giả có trình độ tốt hơn chuyển ngữ. Nhưng trong thực tế, dịch ẩu sẽ làm tác phẩm khó tìm lại được độc giả ngay cả khi chúng được dịch lại nghiêm túc hơn. Một ví dụ có nhiều điểm tương đồng là các bản phim lậu quay trộm bằng camera với chất lượng tệ hại đã làm mất rất nhiều khán giả khi phim chính thức ra rạp. Hàng trăm ngàn người Việt mê phim đã xem Harry Potter phần cuối qua các bản phim quay trộm, phim DVD không bản quyền... Đến khi bộ phim này được chiếu chính thức ở VN vào năm 2012 trong các rạp chiếu đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh theo tiêu chuẩn quốc tế thì không còn thu hút được khán giả nữa. Không chỉ nhà phân phối phim thiệt hại, mà khán giả VN cũng đánh mất những cảm xúc mà bộ phim này có thể mang lại. Lạ lùng thứ tiếng Việt của các bản dịch Thu nhập quá thấp cho công việc dịch thuật có thể đã làm nhiều người có tài năng thật sự không còn mặn mà với công việc này nữa. Nhưng hãy nói thẳng một trong những nguyên nhân làm cho các bản dịch có chất lượng thấp lại chính là khả năng viết tiếng Việt của nhiều dịch giả. Nhiều bản dịch tràn ngập một thứ ngôn ngữ mập mờ, khô cứng, lai căng, đánh đố và gây phản cảm cho người đọc, nhất là khi họ không đủ khả năng ngoại ngữ để tra cứu bản gốc. Chưa kể những lỗi dịch sai về ngữ pháp, về từ vựng, lối dịch vụng về do thiếu hiểu biết thực tế về xã hội hiện đại... của cả những tên tuổi dịch thuật có tiếng. Một dịch giả tốt cần rất nhiều phẩm chất, trong đó khả năng viết tiếng mẹ đẻ tốt phải là phẩm chất quan trọng hàng đầu. Đáng tiếc khả năng này lại đang là điểm yếu của nhiều dịch giả hiện nay. Các phần mềm dịch tự động, từ điển trực tuyến, tìm kiếm thông tin trực tuyến - những công cụ hiện đại giúp chuyển ngữ nhanh chóng - đã gây ảo tưởng cho rất nhiều người về khả năng đọc hiểu ngoại ngữ của mình. Cuộc sống trên các trang mạng xã hội đã là trung gian ngăn cản giữa con người và cuộc sống thực, làm méo mó ngôn ngữ và cách nhìn nhận cuộc sống của họ. Có thể nhiều dịch giả cho rằng các bản dịch chỉ là những hòn đá cho bước thang danh vọng của mình, là công cụ kiếm cơm tạm thời khi chưa có cơ hội gì tốt hơn. Có thể nhiều nhà xuất bản chỉ nghĩ đến lợi nhuận khi vội vàng phát hành các bản dịch tệ hại. Nhưng những gì họ thu lượm được không đáng là bao so với những mất mát mà một thế hệ độc giả phải chịu. Biết đến khi nào mới có những người có đủ tâm và tài để bắt tay vào dịch lại tất cả tác phẩm đã bị dịch loạn tại VN? Và ngay cả khi những bản dịch đó được phát hành, thì liệu độc giả có còn đủ đam mê và dũng cảm gạt bỏ tất cả những ấn tượng xấu, để đọc lại một lần nữa? Hay họ đang tự bắt đầu việc cứu mình khỏi các bản dịch tồi, các dịch giả ẩu bằng cách thôi đọc sách? Tags: Tiếng ViệtPhản hồiDịch thuậtDịch loạn
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Quyết định truy thu Thảo cầm viên Sài Gòn gần 800 tỉ được thanh tra kiến nghị từ năm 2022 ÁNH HỒNG 10/12/2024 Quyết định truy thu tiền thuê đất của Thảo cầm viên Sài Gòn là một câu chuyện dài, được Thanh tra TP.HCM kiến nghị từ năm 2022.
Trao thỏa thuận cấp chính phủ hợp tác với Trung Quốc xây 3 tuyến đường sắt DUY LINH 10/12/2024 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã thỏa thuận hợp tác xây dựng ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn trong cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 10-12.
Người đàn ông đánh cô gái ở quận 4: 'Các bạn trẻ đừng nóng nảy rồi phải trả giá như tôi' MINH HÒA 10/12/2024 Tại cơ quan công an, Bùi Thanh Khoa có lời hối tiếc 'các bạn trẻ đừng nên nóng nảy mà mất đi kiểm soát, để khi sự việc đi quá xa như tôi làm ra như ngày hôm nay, để rồi phải trả giá, đó là bài học tôi cần phải ghi nhớ'.
Gần 3.000 người bị Mr Pips, Mr. Hunter lừa đảo phải làm gì để lấy lại tiền? DANH TRỌNG 10/12/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra xác định có gần 3.000 người là bị hại bị TikToker Mr Pips - Phó Đức Nam và Mr. Hunter - Lê Khắc Ngọ cùng đồng phạm lừa đầu tư chứng khoán.