TTCT - Sáng kiến của ban tổ chức các sự kiện như Super Bowl, Euro, World Cup và cả Olympic cho thấy thể thao có thể sử dụng sức ảnh hưởng của mình để trở nên xanh hơn. Các sự kiện thể thao lớn tạo ra lượng phát thải carbon khổng lồ, chủ yếu do nhu cầu đi xem các trận đấu trực tiếp của người hâm mộ, bên cạnh xây dựng và vận hành cơ sở vật chất. Nhà tổ chức các giải đấu lớn thuộc nhiều bộ môn khác nhau đang nỗ lực thay đổi điều này.Một trận bóng đá trong khuôn khổ Champions League ở châu Âu ước tính tạo ra gần 5.600 tấn carbon. Ở World Cup 2018, lượng điện dùng trong cả giải (1 tháng) bằng mức tiêu thụ của nửa triệu ngôi nhà dùng trong một năm.Chính vì tác động khổng lồ đến môi trường này, hơn 200 đội tuyển, liên đoàn và tổ chức trên toàn cầu đã tham gia cuộc vận động Thể thao vì khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2018 nhằm giảm một nửa lượng khí thải nhà kính (phát thải khí CO2) năm 2030 liên quan đến các giải đấu thể thao. Ngay năm đó, trận Super Bowl (vô địch bóng bầu dục nhà nghề Mỹ) đã hành động "mở màn".Tỉ lệ tái chế, tái sử dụng hoặc thu hồi rác của Super Bowl 2018 lên đến 90%; trong đó, 62% được tái chế hoặc quyên tặng, phần còn lại được ủ làm phân hữu cơ. Thực phẩm được đựng trong hộp có thể phân hủy sinh học 100%. Toàn bộ rác thực phẩm không thể phân hủy được đốt để cung cấp năng lượng sưởi ấm các tòa nhà ở trung tâm thành phố Minneapolis.Tại Euro 2024 ở Đức, ban tổ chức hợp tác với các công ty đường sắt để khuyến khích công chúng đi lại bằng phương tiện công cộng: ai có vé xem Euro đều có thể sử dụng miễn phí hạ tầng giao thông công cộng trong 36 tiếng (từ 6h ngày có trận đấu đến 18h hôm sau). Các sân vận động ở Berlin, Hamburg và Leipzig đều không có bãi đậu xe công cộng gần đó, nên rất ít cổ động viên lái xe đi xem các trận đấu. UEFA cũng yêu cầu các sân vận động sử dụng năng lượng tái tạo và giảm dùng đèn pha tốn nhiều năng lượng và tiết kiệm nước.Với vấn đề thực phẩm và giải khát, nhiều sân vận động đã cấm cổ động viên mang chai nhựa dùng một lần vào sân. Họ lắp nhiều điểm lấy nước miễn phí có thể hứng bằng bình tự mang theo. Các vận động viên thi đấu ở giải Wimbledon ở Anh cũng phải dùng bình nước tái sử dụng. Đồ uống được phục vụ trong ly tái sử dụng, chịu được từ 10 lần rửa trở lên. Người mua phải đặt cọc 1,25 USD cho một chiếc ly và sẽ nhận lại số tiền khi trả lại ly. Nếu không, khoản tiền được tặng cho quỹ từ thiện Wimbledon. Đến nay, hơn 130.000 bảng Anh đã được gửi cho quỹ. Wimbledon chấm dứt việc sử dụng khoảng 500.000 ly và nắp nhựa trong mỗi mùa giải.Ảnh: WimbledonĐể tổ chức các sự kiện thể thao lớn, nước chủ nhà phải đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất như sân vận động, không gian tổ chức sự kiện, cơ sở tập luyện và chỗ ở. Mặc dù các dự án này thường góp phần cải tạo bộ mặt đô thị của địa phương, chúng cần bền vững nhất có thể. Qatar đã đầu tư 100 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng phục vụ World Cup 2022 và là khoản đầu tư cho World Cup lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nước này đã áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe trong thiết kế và xây dựng để công trình đạt các tiêu chuẩn về bền vững và đạt trung hòa carbon.Tại Hà Lan, sân vận động Johan Cruyff ở Amsterdam, nơi tổ chức trận chung kết Champions League 2019, đã chuyển sang dùng điện từ hơn 4.000 tấm pin mặt trời từ tháng 8 năm nay. Đức cũng được đánh giá cao về bền vững khi tổ chức các trận đấu thuộc Euro 2024 trên 10 sân vận động đã xây từ trước và vẫn còn sử dụng trong nhiều năm tới.Rác thải do hàng chục, thậm chí trăm ngàn cổ động viên để lại là thách thức cho các giải đấu xanh. Trung tâm Barclay, một sân vận động hàng đầu ở Brooklyn của Hiệp hội Bóng rổ quốc gia Mỹ, cùng công ty quản lý rác Recycle Track Systems thu gom và phân loại rác. Recycle Track Systems đã tổ chức đào tạo về tái chế toàn diện cho tất cả nhân viên của sân vận động và gắn biển báo hướng dẫn phân loại rác bổ sung ở nhiều điểm trên sân. Theo thời gian, lượng rác bị bỏ đi giảm xuống, lượng rác tái chế tăng. Trong 12 tháng đôi bên hợp tác, nỗ lực này giúp tái chế hơn 1.000 tấn bìa cứng, kim loại và nhựa, 650 tấn rác hữu cơ được ủ phân, sân Barclay tiết kiệm được gần 20.000 USD chi phí.Sân vận động 75.000 chỗ Mercedes-Benz ở Georgia, Mỹ thì có khu phân loại rác rộng 500m2 để phân loại rác hữu cơ, giấy bồi, lon, chai… tại chỗ. Nhờ đó, 14 loại rác lẽ ra sẽ bị vứt đi được sân vận động này tái chế và xử lý. Ban quản lý sân và đối tác về tái chế của họ cũng làm việc với các nhà sản xuất để đề nghị loại các thành phần không tái chế được khỏi bao bì. Thùng rác hữu cơ và thùng đựng rác tái chế được bố trí ở khắp nơi để thu rác.Sáng kiến của ban tổ chức các sự kiện như Super Bowl, Euro, World Cup và cả Olympic cho thấy thể thao có thể sử dụng sức ảnh hưởng của mình để trở nên xanh hơn. Khuyến khích hàng tỉ khán giả toàn cầu và hàng chục triệu người hâm mộ tại các giải thể thao lớn thay đổi hành vi có tác động tức thời và lâu dài đến môi trường. Ngày các giải thể thao tự giành cho mình "chiếc huy chương xanh" không còn xa. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Việt Nam xanhPhát thải carbonGiải thể thaoBảo vệ môi trườngCơ sở vật chất
Nhà yêu nước Phạm Hồng Thái (1894-1924): Tài liệu mới về sự kiện Tiếng bom Sa Diện VIỆT ANH 04/09/2024 2185 từ
Hà Nội: Sập nhà trên phố Khâm Thiên, cây đa cổ thụ gần hồ Hoàn Kiếm gãy đổ PHẠM TUẤN 07/09/2024 Chiều 7-9, trước khi bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo, kêu gọi người dân TP không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.
4 người chết, 78 người bị thương do bão số 3 DANH TRỌNG 07/09/2024 Đến 16h chiều 7-9, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 3 người chết, 4 người bị thương, 13 người mất tích.
Bão số 3 đổ bộ Quảng Ninh gây cảnh tượng chưa từng thấy: Cột điện, cây xanh gãy đổ la liệt CHÍ TUỆ 07/09/2024 Dọc tuyến đường nối giữa thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), hàng loạt cột điện, cây xanh gãy đổ ngổn ngang.
Trực tiếp: Bão Yagi càn quét, gió rít liên hồi, xe lật, cây ngã, tàu chìm, cột điện gãy gục 07/09/2024 Bão Yagi càn quét, quật ngã cây cối, nhấn chìm tàu thuyền. Tâm bão đổ vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió 149 km/h, cấp 13.