TTCT - Nếu nói cần phát triển giao thông công cộng (GTCC) không nên mở thêm đường nữa vì xe cá nhân vẫn phát triển nhiều, mở đường tốn kém vẫn không đáp ứng được thì cũng chưa hợp lý. Nói đúng ra, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Hệ thống giao thông công cộng phát triển quá chậm so với nhu cầu xã hội-HỮU KHOA Đường trong đô thị bao nhiêu dành cho GTCC, bao nhiêu cho giao thông cá nhân thì hợp lý? Bài toán tối ưu là gì? Nghiên cứu phải tìm ra ngưỡng đó. Giao thông cá nhân quá nhiều thì ùn tắc vì mỗi phương tiện cá nhân chiếm đường gấp 5 đến 20-30 lần so với người đi xe công cộng. Nhưng đầu tư GTCC quá nhiều cũng không được vì tiền đâu để làm? Đường chưa đủ Đường như Hà Nội và TP.HCM chưa gọi là đủ được nên cũng cần phát triển ở mức độ hợp lý. Bởi vì diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị hiện giờ chỉ đạt 7-8%, trong khi yêu cầu phải 20-25%, nếu cố gắng được 15% là giỏi lắm rồi. Các tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM hiện nay có 40-50% là đường có mặt cắt 6-7m hoặc 8m, chỉ một số ít đường mới mở có mặt cắt 20-30m. Như thế chưa gọi là đủ đường được. Chúng ta nhiều năm qua chỉ làm đường cho xe máy chứ chưa làm đường cho ôtô nên cần phải phát triển đường ở mức hợp lý. Cho nên phải căn cứ vào thực tế mạng đường đô thị hiện có để có đánh giá hợp lý. Nếu tỉ lệ đường so với đất xây dựng đô thị của TP.HCM, Hà Nội đã đạt được 20-25% thì không nên mở thêm đường nữa, mà tập trung đầu tư GTCC. Để giải bài toán ùn tắc, ngoài diện tích đường, phương tiện công cộng phải đáp ứng được 30-40% nhu cầu đi lại của người dân trong một đô thị, nếu kém cũng phải 25-30%. Như TP.HCM mỗi ngày ít nhất cũng phải có 14-15 triệu lượt người đi lại. GTCC phải đáp ứng được 25-30% lượng đi lại đó mới gọi là tạm được. Như vậy phương tiện cá nhân vẫn là chính trong thời gian tới. Tôi khẳng định điều đó và chịu trách nhiệm trước xã hội. Bởi vì xe cá nhân là loại phương tiện cực kỳ tiện lợi, chủ động cho người sử dụng. Nếu đi xe buýt rồi sang tàu điện ngầm rồi đi tiếp tàu điện trên cao để mua - bán một món hàng thì khó quá. Cho nên ở các nước có GTCC phát triển, cũng phải 50-60% số người dùng xe cá nhân và 40-50% người đi xe công cộng. Giải bài toán ùn tắc Theo tôi, đến năm 2030 - 2035 GTCC ở Hà Nội và TP.HCM cần phấn đấu đạt 25% nhu cầu đi lại của người dân. Để đạt được mục tiêu này, TP.HCM ít nhất phải có 150km tàu điện ngầm và tàu trên cao, ít nhất 3.000 - 4.000 xe buýt. Lúc GTCC đáp ứng được 25% nhu cầu đi lại, đường sẽ giảm ùn tắc nhiều. Cộng với đường mới mở rộng thêm kết hợp đường trên cao, đường đi ngầm thì giải quyết được bài toán ùn tắc. Về xe cá nhân, phải hạn chế là đúng. Hiện nay xe cá nhân đang chiếm đến 90-95%, cần hạn chế còn 50-60%, lúc đó đường sẽ tương đối tốt, thông thoáng. Nhưng cũng đừng nghĩ trong tương lai người ta sẽ đi xe công cộng hết. Tiền đâu để đầu tư GTCC nhanh trong khi hiện nay đường nào cũng phải đầu tư BOT. Đầu tư giao thông đô thị, GTCC cực kỳ đắt, mỗi kilômet tàu điện ngầm của chúng ta đầu tư phải 100-120 triệu USD nên GTCC càng nhiều, Nhà nước phải trợ giá, bù lỗ vô cùng nhiều. Trong khi tiềm năng của nền kinh tế không phải lúc nào cũng đáp ứng được. Chúng ta phải nhìn vào tiềm năng của nền kinh tế và tính thực tế giao thông. Với giao thông, xe cá nhân rất quan trọng. Các nước phát triển có GTCC tốt vẫn đầy ngập ôtô cá nhân vì phương tiện cá nhân rất tiện lợi. Chúng ta chỉ phấn đấu là trong giờ cao điểm mọi người không nên đi xe cá nhân mà đi tàu điện, tàu kết nối từ ngoại thành đi vào đô thị. Khổ nỗi người xách cặp đi làm thì ít, người đưa hàng, buôn bán lặt vặt kiểu “doanh nghiệp be bé” và nhỏ lại nhiều và họ vẫn cần dùng xe con hoặc xe bán tải để đi lại giao dịch, chở hàng. Mục tiêu của chúng ta là giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông chứ không phải mục tiêu đi xe công cộng. Đi xe công cộng nhằm giảm ùn tắc nhưng nếu nói không nên làm thêm đường để người dân đi xe công cộng, thành ra mục tiêu chính là để dân đi xe công cộng. Giảm ùn tắc có thể có nhiều cách làm như mở rộng đường, tận dụng không gian đô thị, đi đường trên cao, đường ngầm dưới đất, trong đó có cả GTCC và phát triển hợp lý xe cá nhân đến chính sách, giáo dục nhân dân chứ không chỉ đưa mỗi GTCC rồi ép người dân đi. Có GTCC nhưng người dân có đi GTCC hay không mới là điều quan trọng, mình không thể ép được. Có tàu điện ngầm rồi, cũng chỉ một bộ phận người dân đi, không phải mọi người đều thấy GTCC phù hợp với mình.■ Tags: Ùn tắc giao thông
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Đàm Vĩnh Hưng kiện Gerard Williams đòi bồi thường có vô lý? HOÀI PHƯƠNG 23/11/2024 Những ngày qua, vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện ông Gerard Williams, chủ nhà nơi xảy ra tai nạn ở Mỹ, đòi bồi thường thiệt hại khiến nhiều người quan tâm.
Nhiều ngân hàng thu đậm trở lại từ bán chéo bảo hiểm BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tốt trở lại ở mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Đây là tín hiệu tích cực trở lại đối với kênh bancassurance (bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng) sau thời gian gặp nhiều khó khăn.
Phó tổng thống Philippines: Đã bố trí người ám sát Tổng thống Marcos THANH BÌNH 23/11/2024 Phó tổng thống Philippines đã chỉ thị sát thủ giết chết vợ chồng Tổng thống Marcos và chủ tịch Hạ viện Philippines trong trường hợp bà bị sát hại.