TTCT - Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường là những vấn đề phức tạp, không ai có thể làm một mình. Giấy bìa được thu gom tại một trung tâm tái chế ở Jakarta, Indonesia, ngày 5-6-2024. Ảnh: REUTERSThế giới ta đang sống phải đối mặt với những thách thức to lớn về bền vững: từ biến đổi khí hậu đến suy thoái môi trường. Mà đây lại là những vấn đề phức tạp, không ai có thể làm một mình.Rất cần hiểu biết lẫn nhauTrong Hội nghị thượng đỉnh về tái chế vào tháng 11-2023 ở Atlanta, Mỹ, cả các chính phủ, đại diện các thương hiệu lẫn các cơ sở tái chế, các tổ chức phi chính phủ… đã phải dành trọn ba ngày để thảo luận về nhu cầu, khả năng và cơ hội hợp tác nhằm xây dựng thị trường cho các vật liệu khó tái chế và tăng tỉ lệ tái chế nói chung.Dù lợi ích của các bên là rất khác nhau, tất cả đều đi tới một thống nhất chung: nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác vì chỉ hợp tác mới có thể sửa chữa được mắt xích bị gãy hiện nay của quá trình thu gom rác, đặc biệt là rác nhựa sau tiêu dùng để tái chế. Ai cũng biết về lý thuyết "tất cả bao bì đều có thể tái chế" nhưng tỉ lệ tái chế nhựa rất "lẹt đẹt" trên toàn cầu, đâu đó khoảng 9% (số liệu năm 2017) cho thấy có rất nhiều vướng mắc trong thực hiện.Tổ chức Packaging World - ban tổ chức của hội nghị - xác nhận lĩnh vực tái chế vẫn đang thiếu sự hiểu biết và hợp tác giữa các bên liên quan chính, gồm nhà sản xuất bao bì, thương hiệu sử dụng bao bì, người tiêu dùng, đơn vị thu gom và phân loại rác thải, cùng đơn vị tái chế, biến rác thành vật liệu mới.Jeff Snyder, giám đốc tái chế của Rumpke Waste & Recycling, nhấn mạnh rào cản lớn nhất với sự thành công của tái chế chính là đồ nhựa không được làm sạch. Trong số 30.000 tấn vật liệu được xử lý mỗi tháng của công ty, có 15 - 20% là nhựa dính chất bẩn. Trong số đó, 2% có các phần vật liệu có thể tái chế nhưng phải bỏ đi trong quá trình phân loại, còn lại là đồ nhựa bẩn hoặc những bao bì có thể tái chế theo lý thuyết nhưng không thể tái chế trên thực tế. Snyder cho biết khi có quá nhiều tạp chất lẫn, chẳng hạn, trong một kiện nhôm tái chế, khách hàng, trong trường hợp này là nhà máy luyện nhôm, sẽ từ chối mua lại. Snyder và Jane Fridely De Bigit, giám đốc phụ trách thu mua của Công ty tái chế màng bọc nhựa Myplas USA, Inc., kêu gọi các thương hiệu đơn giản hóa bao bì để hệ thống phân loại chính xác và tăng tỉ lệ tái chế chung. Theo De Bigit, tốt nhất là các công ty nên sử dụng cùng một chất liệu cho các loại bao bì. Khi muốn đưa ra một loại bao bì mới, nên làm việc với các nhà tái chế ở địa phương để kiểm tra xem hệ thống phân loại có nhận diện được mẫu bao bì này và tái chế được nó hay không. Ít nhất, nên biết khả năng và phương thức phân loại rác tại các cơ sở tái chế địa phương.Có thể nói tới thành quả tái chế hơn 10 năm của Hội đồng Giấy bồi (Carton Council) thành lập năm 2009 với bốn thành viên là các nhà sản xuất hộp carton hàng đầu - Tetra Pak, Elopak, SIG và Pactiv Evergreen. Họ cùng đặt mục tiêu giảm bớt lượng hộp sữa giấy ở các bãi chôn lấp rác ở Mỹ. Họ quyết định xây dựng một chuỗi giá trị tái chế có nhiều bên tham gia, gồm chính quyền, trường học, cơ sở phân loại, cơ sở tái chế, các thương hiệu và người tiêu dùng, để phát triển cơ sở hạ tầng tái chế carton và truyền thông về tái chế carton.Một trong những thành công nổi bật của Carton Council là chương trình sữa học đường, vừa thu gom được vỏ hộp sữa vừa giúp thế hệ trẻ hiểu về tái chế. Hội đồng cũng tài trợ cho các cơ sở tái chế thiết bị để phân loại hộp carton hiệu quả hơn. Hiện tỉ lệ tái chế hộp carton ở Mỹ đã tăng lên 20%. Gần 11.200 trường học triển khai chương trình thu gom vỏ hộp sữa, hơn 78 triệu hộ gia đình được tiếp cận truyền thông và tạo ra sáu cơ sở tái chế bao bì carton.Một sáng kiến hữu ích khác là sự ra đời của liên minh tái chế bao bì nhỏ do The Sustainability Consortium thành lập năm 2022 với sự tham gia của nhiều thương hiệu (Colgate-Palmolive, P&G, Esteé Lauder Companies, L'Oréal và Haleon…), các cơ sơ tái chế, tổ chức phi lợi nhuận và trường đại học.Hiện tại, bao bì khổ nhỏ (dưới 5cm với ít nhất hai chiều) không được tái chế do kích thước và trọng lượng của nó, trong khi khoảng 25 - 40% các mặt hàng chúng ta dùng là bao bì kích thước nhỏ. Liên minh này ước tính có khoảng 0,8 - 1,6 triệu tấn bao bì khổ nhỏ được sản xuất mỗi năm như nắp, ống son môi, gói dầu gội đầu, mỹ phẩm dùng thử, bàn chải răng, dao cạo dùng một lần… Mục đích họ ngồi lại với nhau là để là xác định tính khả thi của việc tái chế dạng bao bì này.Trong giai đoạn đầu của dự án, liên minh tiến hành nghiên cứu để có dữ liệu làm cơ sở thiết kế mô hình kinh doanh phù hợp cho hoạt động tái chế bao bì nhỏ. Họ hợp tác với một nhóm nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Massachusetts để phát triển giải pháp phân loại bao bì nhựa nhỏ trong chuỗi phân loại. Kết quả, thực nghiệm trên hệ thống quy mô nhỏ cho thấy hiệu suất phân loại đạt hơn 94% và có thể tăng cao hơn. Thiết bị phân loại bao bì nhựa khổ nhỏ có thể giúp các cơ sở tái chế giảm từ 132.000 - 1,25 triệu kg phát thải khí CO2/năm và có hiệu quả kinh tế. Để tăng tỉ lệ tái chế đồ điện tử không còn được sử dụng, Ủy ban châu Âu đã ban hành quy định buộc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm xử lý hàng điện tử cũ. Các nhà sản xuất hàng điện tử phải phát triển hệ thống thu gom hoặc làm việc với các đơn vị tái chế chuyên nghiệp. Một giải pháp nữa là tất cả các nhà sản xuất hàng điện tử tham gia vào liên minh và làm việc với một hệ thống thu hồi duy nhất. Chi phí các công ty trả cho hệ thống thu hồi tỉ lệ dựa trên ước tính doanh thu hằng năm. Với cách làm này, các công ty không phải đầu tư và quản lý chuỗi thu gom và tái chế sản phẩm cũ riêng lẻ. Hơn nữa, khi hợp tác theo liên minh, các bên có khả năng tuân thủ quy định cao hơn nhiều so với khi hành động một mình. Mô hình này có lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hệ thống tái chế được đảm bảo đầu ra về lâu dài, từ đó mang lại lợi ích môi trường đáng kể. Muốn đi xa, phải đi cùng nhauHiệp hội Tái chế Anh (UKRA) đã hợp tác với Marks & Spencer, chuỗi bán lẻ lớn ở Vương quốc Anh, để tăng hiệu quả thu hồi quần áo cũ tại các cửa hàng. Người tiêu dùng có thể gửi lại quần áo cũ để mang đến các nhà máy tái chế, giúp giảm lượng quần áo cũ được đưa đến các bãi chôn lấp. Hiệp hội Nước uống Mỹ (American Beverage Association) và hai tổ chức tái chế là Closed Loop Partners và The Recycling Partnership đã bắt tay với nhiều quận, hạt với mục tiêu đưa tỉ lệ tái chế đồ uống đóng chai và đóng lon lên 100%. Họ chia sẻ các phương pháp tái chế tốt nhất với cộng đồng và nhận được sự ủng hộ của 349.000 hộ gia đình trên toàn nước Mỹ, tái chế hơn 17.000 tấn nhựa PET trong hơn 10 năm qua. Các khoản đầu tư của liên minh tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng tái chế - như mua thùng và xe đẩy, phương tiện thu gom, công nghệ phân loại và truyền thông.Tại Dallas-Fort Worth, bang Texas, liên minh đã truyền thông tại các khu dân cư và hỗ trợ các thiết bị giúp tăng khả năng tái chế cho địa phương. Ở thành phố Kenosha, bang Wisconsin, liên minh giúp tăng năng lực tái chế của cơ quan vệ sinh môi trường và truyền thông thay đổi thói quen vứt vỏ chai, vỏ lon của người dân. Nhiều thùng đựng rác tái chế cỡ lớn mới được lắp đặt. Những thùng này đựng được nhiều vỏ lon, vỏ chai hơn, do đó tăng tỉ lệ rác nhựa được thu gom. Điều kiện làm việc của các nhân viên tái chế cũng được cải thiện nhờ nhận được xe tự động, không tiếp xúc trực tiếp với rác. Thông qua các tài liệu truyền thông, người dân biết rõ những gì có thể tái chế và nhờ đó, tỉ lệ bỏ vỏ chai, lon giảm đáng kể.Những mô hình hợp tác thành công trong thu gom, tái chế và tuyên truyền đã giúp nâng cao tỉ lệ tái chế, hỗ trợ việc làm tại địa phương và giảm chi phí chôn lấp và thu gom rác thải. Sự hợp tác này tốt cho cả con người và môi trường. Các mô hình hợp tác trên thế giới cho thấy, việc xây dựng một hệ thống thu gom và tái chế hiệu quả, an toàn và bền vững là hoàn toàn khả thi, nếu chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận hợp tác cùng nhau. Việc hợp tác cùng nhau giúp phát huy những giá trị chung từ đó cùng nhau đạt được những kết quả sâu rộng hơn, tối ưu hoá được các nguồn lực. Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Packaging Recycling Organization Vietnam - PRO Việt Nam), thành lập cách đây tròn 5 năm, cũng đang phát huy hiệu quả theo đúng tinh thần đó.Hoạt động dưới mô hình liên minh, PRO Việt Nam đã thu hút cộng đồng doanh nghiệp chung tay vào sứ mệnh thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Tính đến nay, số lượng thành viên của liên minh đã tăng lên 26 thành viên. Trong số đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, từ hàng tiêu dùng đến sản xuất bao bì, bán lẻ và nhập khẩu. "Trên thương trường, các thành viên của PRO Việt Nam có thể là các đối thủ cạnh tranh, nhưng trên hành trình hướng tới những giá trị bền vững, tất cả đều mong muốn góp phần mang lại môi trường sống tốt hơn cho tất cả mọi người và sự phát triển bền vững cho Việt Nam" - đại diện liên minh cho biết.Năm ngoái, liên minh thu gom và tái chế hơn 13.000 tấn bao bì - tăng đáng kể so với 3.000 tấn năm 2022. PRO Việt Nam cho biết đang tiến gần tới việc đạt được mục tiêu hoàn thành hơn 70.000 tấn bao bì trong năm 2024.Trong 5 năm qua, PRO Việt Nam là một trong những tổ chức đồng hành xuyên suốt cùng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, chia sẻ tầm nhìn và trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thông qua những đóng góp quan trọng trong quá trình sửa đổi Luật Môi trường và lộ trình triển khai EPR hiệu quả tại Việt Nam.Bên cạnh nhiệm vụ làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có, PRO Việt Nam cũng tích cực triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người tiêu dùng thông qua các chương trình hành động cụ thể như: Phối hợp cùng cơ quan nhà nước (đồng hành cùng Tuần lễ du lịch TP.HCM 2023 do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức) tới các tổ chức quốc tế (chương trình thúc đẩy vai trò của lực lượng thu gom phi chính thức phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế – IUCN) và các chương trình giáo dục như tài trợ biên dịch và phát hành bộ sách Cùng học về 3R do Bộ Môi trường Nhật Bản biên soạn, tổ chức workshop Tái Chế Nhựa cho sinh viên đại học RMIT… Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Môi trường xanhBiến đổi khí hậuThu gom rácPhân loại rácTái chế
Quốc hội Hàn Quốc yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật DUY LINH 03/12/2024 Rạng sáng 4-12 (giờ địa phương), Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật.
Chính thức: Nghỉ 9 ngày liền dịp Tết Nguyên đán 2025 HÀ QUÂN 03/12/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo chính thức về việc nghỉ Tết Nguyên đán 2025.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp BÌNH AN 03/12/2024 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tối 3-12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập âm mưu nổi loạn.
Lê Tuấn Khang chỉ đang diễn và khán giả trẻ quá dễ dãi? THƯỢNG KHẢI 03/12/2024 'Mình xin lỗi nhưng mình coi mà thấy nhạt quá. Có lẽ vì không phải là người miền Tây nên không hiểu được'; 'Cộng đồng mạng có làm quá không?'... là những bình luận độc giả gửi về Tuổi Trẻ Online.