TT - “Tôi viết cuốn sách này bởi vì biết rằng sẽ có một ngày mình bị sát hại và tôi không muốn ra đi trong âm thầm lặng lẽ”. Và như thế, tác giả cuốn sách Con đường đánh mất sự trinh trắng - Somaly Mam - đã viết lại cuộc đời đầy thăng trầm của mình. Nếu một người nào đó còn có thể kể lại những bi kịch của đời mình thì với họ, niềm hi vọng vẫn còn. Phóng toTT - “Tôi viết cuốn sách này bởi vì biết rằng sẽ có một ngày mình bị sát hại và tôi không muốn ra đi trong âm thầm lặng lẽ”. Và như thế, tác giả cuốn sách Con đường đánh mất sự trinh trắng - Somaly Mam - đã viết lại cuộc đời đầy thăng trầm của mình. Nếu một người nào đó còn có thể kể lại những bi kịch của đời mình thì với họ, niềm hi vọng vẫn còn. Ngày nay, đối với hàng ngàn phụ nữ và trẻ em Campuchia, niềm hi vọng đó mang tên “Somaly Mam”. Chính cái tên này đã giải thoát họ khỏi những nỗi kinh hoàng mà họ phải trải qua trong các nhà thổ ở Campuchia. Được xuất bản lần đầu tiên vào mùa thu năm 2006 bằng tiếng Pháp và hiện đã được dịch sang 15 thứ tiếng (Đức, Nga, Tây Ban Nha, Anh...), cuốn sách là lời tự sự về số phận của các bé gái và phụ nữ ở những nước nghèo. Cũng giống như Somaly, vào năm 1986, phần lớn những bé gái và phụ nữ này bị đem bán cho các nhà thổ ở những thủ đô hay trung tâm du lịch. Nạn mua bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục chỉ xếp thứ hai trên thế giới sau buôn bán vũ khí. Trên thế giới ước tính có khoảng 2 triệu nạn nhân của “công nghiệp tình dục” là trẻ vị thành niên và hằng năm ngành kinh doanh này thu về 40.000 triệu đôla. Somaly kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình với những sự kiện mà cô có thể nhớ và có đủ can đảm để thuật lại. Những gì xảy ra với bản thân làm cô cảm thấy xấu hổ và không hề dễ dàng để có thể nói trước công chúng. Nhưng cô đã thay đổi suy nghĩ và hành động nhằm thu hút sự quan tâm của các chính trị gia cùng các quan chức trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em tại đất nước mình. Bối cảnh đất nước mà Somaly trải qua là một Campuchia nghèo khổ với cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm, một xã hội suy đồi đạo đức nghiêm trọng ở những năm tháng của thập niên 1970-1980. Somaly viết về những năm tháng ấy cứ như thể đó là một quá khứ xa xăm. Nhưng thật ra cô còn khá trẻ, 36 tuổi, và đã chịu những tổn thương to lớn về tinh thần lẫn thể xác. Sinh ra tại tỉnh Mondulkiri, Campuchia, Somaly Mam bị bán làm nô lệ ngay từ nhỏ. Chính người đàn ông mà cô gọi bằng “ông” đã bán cô nhiều lần. 16 tuổi, cô bị đẩy vào một nhà thổ cùng những cô gái trẻ khác, bị tra tấn, hành hạ dã man. Một đêm nọ nhìn thấy cảnh người bạn thân của mình bị một chủ chứa sát hại, ngay lúc ấy Somaly nhận ra bản thân mình cũng đang gặp nguy hiểm. Sau bốn năm như sống trong địa ngục, đầu thập niên 1990, cô bắt đầu một cuộc sống mới, có cơ hội cùng người chồng lúc ấy là Pierre Legros rời bỏ Campuchia để đến với nước Pháp hoa lệ, nhưng cô đã quyết định ở lại Phnom Penh, ở lại đất nước của mình để chiến đấu với nạn mại dâm và nô lệ tình dục: “Tôi luôn có một khao khát sống mãnh liệt để có thể giải cứu những người phụ nữ khác”. Phóng to Somaly Mam trước con đường vào Kampong Cham Quá khứ của chính mình đã giúp cô đồng cảm với số phận những bé gái và phụ nữ trong đường dây buôn người. Từng bị đánh đập, cưỡng đoạt và hành hạ, nhưng bằng nghị lực và sự kiên cường, cô đã trở thành người phát ngôn cho phụ nữ và trẻ em bị hành hạ tại các nhà thổ ở Campuchia. Năm 1997, cô cùng chồng thành lập tổ chức phi chính phủ mang tên AFESIP* (Hành động vì phụ nữ có hoàn cảnh cơ nhỡ) tại Campuchia. Sau đó, tổ chức này được triển khai ở Thái Lan, Việt Nam và Lào. Mục tiêu chính của tổ chức là chống lại nạn mua bán trẻ em và phụ nữ làm nô lệ tình dục, đặc biệt là đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên, nhằm cứu giúp các nạn nhân đó. Từ năm 1997, hơn 800 trẻ em và thiếu nữ đã được AFESIP giải cứu từ các nhà thổ. Mặc dù bản thân và gia đình nhiều lần bị đe dọa nhưng Somaly Mam vẫn muốn giúp đỡ hàng ngàn bé gái và thiếu nữ bị cưỡng ép bán dâm. Năm 1998, cô nhận được giải thưởng danh giá Prince of Asturias vì những cống hiến của mình và được diện kiến nữ hoàng Sofia của Tây Ban Nha. Năm 2006, cô vinh dự là một trong tám người rước lá cờ Olympic tại Thế vận hội mùa đông 2006 tổ chức ở thành phố Torino, Ý. Tháng 10-2006, khi phát biểu tại quảng trường Carnegie, New York, cô được bình chọn là “Người phụ nữ của năm” trên tạp chí Glamour. Tháng 6-2007, cô gây Quĩ tài trợ Somaly đặt trụ sở tại Mỹ và chính thức hoạt động từ tháng 9-2007. Hiện nay, Somaly vẫn tiếp tục công việc của mình với mong muốn giúp đỡ được càng nhiều nạn nhân càng tốt. Được sự hỗ trợ của nhiều người và các tổ chức nhân đạo trên thế giới, cô hi vọng có thể thực hiện những điều tương tự cô đã làm ở những nước khác.
Hàng ngàn người đổ về trung tâm TP.HCM chụp ảnh, tham quan trước lễ 30-4 MINH HÒA 29/04/2025 Sáng 29-4, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên náo nhiệt hẳn khi rất đông người dân tập trung về chụp ảnh, tham quan.
TP.HCM sẽ làm đường tốc độ nhanh 8 làn nối khu Nam với sân bay Long Thành ĐỨC PHÚ 29/04/2025 TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng.
Ngoại trưởng Trung Quốc: Nếu nhượng bộ, 'kẻ bắt nạt sẽ được đằng chân lân đằng đầu' THANH BÌNH 29/04/2025 Ngoại trưởng Trung Quốc nói nếu chấp nhận thỏa hiệp và nhượng bộ vụ thuế quan của Mỹ thì 'kẻ bắt nạt sẽ được đằng chân lân đằng đầu'.
Chủ nhân tờ vé số trúng giải đặc biệt bị rách nhận tiền trúng thưởng, nhiều người lạ đến xin tiền NHẬT LINH 29/04/2025 Sau thời gian dài chờ đợi, bà Nguyễn Thị Nguyệt (chủ nhân tờ vé số trúng giải đặc biệt bị rách) đã được Công ty Xổ số Huế trả đủ 2 tỉ đồng tiền trúng thưởng.