TTCT - Doctors and Friends Running Club (CLB Bác sĩ và những người bạn chạy bộ, D&F) là CLB chạy bộ ra đời tại Hà Nội chưa đầy 2 năm. Đúng như tên gọi của nó, D&F được sáng lập và gồm các thành viên là những giáo sư, bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam. Không quá lời khi nói D&F là CLB chạy có nhiều giáo sư, bác sĩ nhất tại VN. Đam mê tận cùng với y học, khoa học, trên đường chạy các thành viên D&F cũng là những runner rất máu mê chinh phục thử thách.Bác sĩ ghép tạng mê chạy bộ Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Quang Nghĩa - giám đốc Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - là người sáng lập CLB D&F. Các thành viên CLB chạy Doctors & Friends chạy dài dịp cuối tuần trong thời điểm Hà Nội yên bình trước COVID-19. -Ảnh: Phúc PhạmNói về niềm đam mê thể thao, bác sĩ Nghĩa cho biết anh chơi thể thao từ khi còn trẻ. Lúc là sinh viên y khoa, anh thường xuyên chơi cầu lông, bơi lội, bóng đá. Thế nhưng khi đi làm, công việc quá bận khiến anh không chơi thể thao trong một thời gian dài, sức khỏe bị ảnh hưởng.Là bác sĩ hàng đầu VN về ghép tạng, PGS Nguyễn Quang Nghĩa thường xuyên phải thực hiện những ca phẫu thuật phức tạp, kéo dài nhiều giờ. Ba năm gần đây, nhận thấy rõ việc không tập thể thao ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc nên bác sĩ Nghĩa đã quay lại tập luyện. Ban đầu anh tập xe đạp, sau đó chuyển sang chạy bộ và mê mẩn luôn, bởi chạy bộ dễ chơi, phù hợp với người có tính tự lập, giúp anh cải thiện cân nặng và thể lực.Không chạy một mình, bác sĩ Nghĩa lôi kéo cả vợ cùng tham gia. Từ khi có vợ làm bạn đồng hành, việc chạy của anh dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Ngày 9-5-2020, bác sĩ Nghĩa thành lập CLB D&F với khoảng 10 thành viên. Đến nay, số thành viên lên đến hơn 30 người, chủ yếu là các bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội như Hữu nghị Việt Đức, Bạch Mai, K, Đại học Y…“Tôi thường chạy vào khung giờ sáng sớm (5-6h) hằng ngày, riêng buổi chạy cuối tuần sẽ dài hơn, đến 7-8h sáng và kết thúc bằng bữa sáng đầy hứng khởi. Niềm đam mê chạy bộ đã làm thay đổi sinh hoạt của tôi và bạn bè" - PGS Nguyễn Quang Nghĩa chia sẻ - "Dù đi công tác hay du lịch thì trong hành lý luôn có một đôi giày và quần áo để chạy bộ. Các thành viên trong D&F đều có tình yêu với chạy bộ, sẵn sàng chia sẻ đam mê, giúp đỡ hay lôi kéo người nhà tham gia”.“Tôi từng nghe nói, nếu đã không muốn thì có đủ lý do để không làm, còn đã thích thì tìm mọi cách để thực hiện. Có rất nhiều tấm gương truyền cảm hứng trong phong trào chạy bộ, điểm chung là họ đều tìm ra kế hoạch sinh hoạt phù hợp, giảm các nhu cầu khác để dành thời gian cho chạy bộ. Ví dụ thay vì thói quen thích ngủ muộn vào dịp cuối tuần, bạn sẽ bắt đầu ngày thứ bảy lúc 4h sáng, gặp bạn bè, chạy bộ và đón bình minh… Sau 3 năm chạy bộ, có rất nhiều điều tuyệt vời đã đến với cuộc sống của tôi như đầu óc sảng khoái, suy nghĩ tích cực, có thể tập trung làm việc thay vì phải uống cà phê, cột sống khỏe và dẻo dai hơn” - ông nói.Những giáo sư tiến sĩ trên đường chạyĐược thành lập gần 2 năm qua giữa thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh, nhưng việc tập luyện của các thành viên D&F chưa bao giờ trì hoãn. Bác sĩ Lưu Quang Thùy trên đường chạy. Ảnh: Phúc PhạmKhi giãn cách, các thành viên D&F theo dõi, động viên nhau tập luyện trên Strava. Cuối tuần hoặc những ngày lễ, CLB thường tổ chức chạy đường dài để các thành viên cùng chạy và chia sẻ nhiều câu chuyện về thể thao, cuộc sống.Nhiều thành viên D&F là những cái tên truyền cảm hứng thật sự: PGS Vũ Đức Lợi (phó viện trưởng Viện Hóa học, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ VN), PGS Nguyễn Lê Bảo Tiến (viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), TS Lưu Quang Thùy (phó giám đốc Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), TS Đoàn Trọng Tú (trưởng khoa ngoại bụng II, Bệnh viện K trung ương), TS Nguyễn Thế Trí (trưởng khoa gây mê hồi sức Bệnh viện K cơ sở Phan Chu Trinh), bác sĩ Nguyễn Minh Thúy (Bệnh viện Việt Pháp)… Sau gần 2 năm hoạt động, hiện hầu hết các thành viên D&F đã chinh phục thành công nội dung bán marathon (21km) hoặc marathon (42km).Là nhà khoa học đầu ngành về hóa học ở VN, công việc của PGS Lợi rất áp lực, anh cũng từng có thói quen không tốt hút thuốc lá đã duy trì nhiều năm. Khi quyết tâm bỏ thuốc, cân nặng của anh tăng phi mã. Nhờ bạn bè, trong đó có PGS Nguyễn Quang Nghĩa, anh bắt đầu tham gia phong trào chạy bộ và CLB D&F. Không chỉ giảm cân, tăng cường sức khỏe, chạy bộ còn giúp PGS Vũ Đức Lợi trẻ ra trông thấy. Anh chạy cũng chăm chỉ như làm khoa học vậy, gần như hằng ngày, cả hai buổi 4-5h sáng và 6-7h chiều. Tại giải Long Biên marathon tháng 11-2020, PGS Lợi mới chạy 10km, nhưng đến cuối năm 2021, mỗi ngày anh đều có thể chạy bán marathon.Ngoài chạy cùng nhau, các bác sĩ trong CLB cũng rất chú ý tới các vấn đề y khoa chuyên môn của chạy bộ. Là chuyên gia hàng đầu về chấn thương chỉnh hình, PGS Nguyễn Lê Bảo Tiến thường xuyên hướng dẫn các thành viên CLB chạy sao cho đúng, đi giày phù hợp và có chiến thuật chạy hạn chế chấn thương. Những trường hợp trong CLB không may chấn thương sẽ được bác sĩ Nguyễn Lê Bảo Tiến thăm khám tận tình và… miễn phí. PGS, bác sĩ Nguyễn Quang Nghĩa tiến hành phẫu thuật, thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: Phúc PhạmRunner ở tuyến đầu chống dịchThời gian qua, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, hai thành viên của D&F đã xung phong lên đường chi viện: bác sĩ Lưu Quang Thùy và bác sĩ Đoàn Trọng Tú. Bác sĩ Thùy hiện lại tiếp tục có mặt ở Vũng Tàu để đồng hành với người dân nơi đây chiến đấu với COVID-19.Theo bác sĩ Thùy, suốt nhiều tháng chống dịch ở TP.HCM, chiếc đồng hồ chạy bộ là thứ anh không rời tay. Lúc đó, bác sĩ Thùy đảm đương vị trí phó giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 (trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại TP.HCM), ở tại Bệnh viện dã chiến số 13, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.Anh nói rèn luyện thể thao là rất cần thiết với một bác sĩ. Không chỉ đem lại sức khỏe, thể thao giúp giải tỏa stress do công việc đặc thù của ngành y. “Làm bác sĩ chữa bệnh cho người khác thì bản thân cũng phải khỏe mạnh. Nhiều năm qua tôi luôn duy trì tập luyện một môn thể thao ưa thích để rèn luyện thể chất, tinh thần và xả stress. Khi có sức khỏe mình có hàng trăm ngàn giấc mơ, khi không có sức khỏe thì chỉ có giấc mơ duy nhất là sức khỏe”, bác sĩ Thùy nói.Sự bền bỉ đó đã giúp anh vượt qua giai đoạn chống dịch đầy thử thách vừa rồi ở TP.HCM. “Khi TP.HCM trong giai đoạn đỉnh dịch COVID-19, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân rất cao - bác sĩ Thùy chia sẻ - Số lượng bệnh nhân rất nhiều, chủ yếu là những ca nặng tầng 3, nhu cầu nhập viện điều trị rất lớn". "Bệnh viện dã chiến thành lập thần tốc 11 ngày, các quy trình hoạt động chưa được thiết lập, nên thời gian đầu tôi tập trung cho công việc, không có thời gian nghĩ đến thể thao. Để tránh lây chéo, tất cả các y bác sĩ đều làm việc và sinh hoạt theo vòng điều trị, ca/kíp làm việc. Mọi người cũng thực hiện đúng quy trình di chuyển “hai điểm đến-một cung đường” nên không gian cho tập luyện cũng không đủ"."Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn tôi thấy rất căng thẳng, đau đầu và mất ngủ. Tôi nghĩ mình phải dành thời gian để rèn luyện, sau khi đi làm về tôi dành 1 tiếng để chạy quanh hành lang nơi ở (20m/lượt nên tôi chạy khoảng 150 lượt được 3km, tiêu thụ hết khoảng 231 calo). Sau đó nhảy dây vài trăm vòng, chống đẩy mấy chục cái, rồi chạy cầu thang…, tất nhiên phải đảm bảo 5K vì trong vùng dịch"."Sau một tuần rèn luyện liên tục, tôi thấy cơ thể khỏe hơn, tinh thần phấn chấn, giảm đau đầu, cải thiện được giấc ngủ, do đó hiệu quả công việc cũng tăng lên. Tôi cũng khuyến khích nhân viên của mình tích cực rèn luyện thể thao tại chỗ sau những giờ điều trị chăm sóc bệnh nhân, và mọi người rất tích cực tham gia". "Nhóm chạy D&F gửi từ Hà Nội vào TP.HCM cho chúng tôi rất nhiều gel năng lượng, viên muối để các y bác sĩ uống trước khi vào ca trực. Sự bổ sung này giúp chúng tôi có đủ năng lượng, không bị mất nước, mất muối khi phải mặc những bộ đồ bảo hộ cấp 4 rất nóng nực trong ca làm việc của mình"."Trong gần 3 tháng chống dịch tại TP.HCM, toàn bộ gần 1.000 nhân viên y tế của trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Việt Đức tại TP.HCM trở về Hà Nội an toàn, không một ai nhiễm bệnh. Có được thành công đó ngoài việc thực hiện tốt quy trình làm việc, còn nhờ các y bác sĩ rất có ý thức rèn luyện thể thao. Tinh thần đó sẽ luôn được chúng tôi duy trì, lan tỏa để mang lại hạnh phúc cho mình, cho người bệnh. Đúng như câu nói “bất kể bạn có đi chậm thế nào thì bạn cũng đang vượt trên tất cả những ai đang ngồi yên trên ghế””.■Vượt qua chứng gai đôi cột sống bẩm sinhChị Đỗ Thị Hương Giang (43 tuổi), trước đây là nhân viên Đại sứ quán Pháp tại VN, là một trong những thành viên nữ chăm chỉ của D&F. Chị Hương Giang chạy dài cùng CLB D&F. Ảnh: Phúc PhạmChị Giang cho biết bản thân bị gai đôi cột sống S1 bẩm sinh, bác sĩ khuyên không nên chơi các môn tạo áp lực lên cột sống. Cách đây 5 năm, chị Giang có dịch ở đầu gối, không đi được giày cao gót, cứ chạy là đau đầu gối.Tập yoga từ năm 2018 khiến chị Giang khỏe lên nhiều. Khi tham gia vào D&F cách đây gần 2 năm, chị bắt đầu tập chạy từ chậm đến nhanh dần, chứng đau đầu gối gần như không còn xuất hiện. Sau một thời gian chạy, xương khớp và sức khỏe của chị Giang cải thiện rất nhiều. Mỗi buổi chị chạy 7-10km, tốc độ dưới 7 phút/km và từng chạy dài đến 27km. “Chạy bộ giúp tôi có tinh thần lạc quan, vui vẻ, cơ thể đẹp hơn”, chị Hương Giang nói. Tags: Bác sĩChạy bộCOVID-19Giáo sư
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.