TTCN - Cả rạp chiếu phim gần một nghìn chỗ ngồi im phăng phắc. Tiếng máy chạy xè xè. Bên ánh đèn điện duy nhất giữa rạp, chị ngồi chìm đắm vào từng lời thoại với phút khóc phút cười cho đến khi phim kết thúc, đó là lúc người thuyết minh phim bừng tỉnh! Phóng to Chị Thúy Hường đang thuyết minh phim Người hùng (đạo diễn Trương Nghệ Mưu) tại KTX Mễ Trì. Một tháng trung bình chị Hường thuyết minh khoảng 40 buổiTTCN - Cả rạp chiếu phim gần một nghìn chỗ ngồi im phăng phắc. Tiếng máy chạy xè xè. Bên ánh đèn điện duy nhất giữa rạp, chị ngồi chìm đắm vào từng lời thoại với phút khóc phút cười cho đến khi phim kết thúc, đó là lúc người thuyết minh phim bừng tỉnh! Chị ngồi trước chiếc bàn tròn phía sau máy chiếu và làm công việc hằng ngày của mình đã hơn 20 năm qua. Chất giọng của chị vẫn trầm ấm không có vẻ gì của sự “hụt hơi” theo tuổi tác. Chất giọng và cách truyền đạt câu chuyện phim của chị đủ sức thuyết phục những khán giả khó tính nhất. Nhiều người bị điện ảnh “bỏ bùa mê” đánh giá chị là người thuyết minh “đầu bảng” ở Hà Nội. Nửa đời theo nghiệp theo nghiệp thuyết minh Năm 1978, 1979, lần đầu tiên Nguyễn Thúy Hường làm công việc còn vô cùng lạ lẫm đối với chị - thuyết minh phim – sau khi tốt nghiệp Trung cấp Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, khoa phát hành phim. Giống như hầu hết những người thuyết minh phim ở VN vốn không được học hành, đào tạo bài bản, chuyên sâu công việc này, chị Hường cho đến khi ra trường vẫn chưa cầm micrô bao giờ. Vậy mà cái nghề suốt ngày cầm micrô này lại vận vào chị, sống với chị đã nửa đời người. Có ngày cao điểm chị phải đọc thuyết minh tới 4 - 5 lần, có khi sáng, trưa, chiều, tối chỉ “tua” lại một bộ phim đang ăn khách, nhưng vẫn không lần nào giống lần nào. Hàng nghìn lần đọc thuyết minh, “sống” với hàng trăm bộ phim, hàng trăm câu chuyện đời khác nhau cũng đồng nghĩa với việc chị đã trải qua đủ kiểu “tai nạn nghề nghiệp” khác nhau. Có một lần chị được chọn đọc thuyết minh cho hội đồng duyệt phim khi mà “lưng vốn” thuyết minh của chị hầu như chưa có gì. Chị cứ hồn nhiên đọc, đến khi phim đã hết từ lâu, cả hội đồng duyệt lặng người khi vẫn còn nghe thấy chị... thao thao bất tuyệt! Lúc đèn phòng chiếu sáng, chị mới sững sờ khi trước mắt mình còn nguyên... nửa cuốn kịch bản chưa đọc! Lần khác, có một bộ phim Ân Độ đang gây “sốt”. Phim phải “chạy” qua các rạp chiếu khác nhau vì chỉ có một bản phim. Chiếu vừa hết ở rạp này lại bê phim chạy sang rạp kia; khổ nỗi khi phim được bê sang rạp khác chiếu, người chạy phim lại quên... chạy bản thuyết minh. Đến giờ chiếu phim mới tá hỏa: làm sao bây giờ? Thế là mọi người động viên chị Hường cứ... đọc không cần bản thuyết minh, chứ không thể không chiếu phim khi khán giả đã chật rạp. Thế là chị Hường cố gắng nhớ lại tất cả các chi tiết, cứ hình chạy đến đâu chị đọc đến đó, “bắt cảnh, đớp lời” cứ y như thật. Có thể nói đó là buổi “diễn cương” bất đắc dĩ nhưng xuất thần mà đến giờ chị vẫn không thể nào quên. Chỉ đên khi nghe tiếng vỗ tay không ngớt của khán giả, chị mới dám tin rằng mình đã làm được một điều tưởng chừng như không thể! Bước qua cảm xúc Vẫn với “chất giọng xinê” hết sức đặc biệt, chị Hường kể về lần đang đọc phim thì cứ thế ngồi... khóc! Chị bảo, chị cũng là người bình thường như những khán giả bình thường, trước những bộ phim như Mối hận tình Lương - Chúc, Mẹ ơi, hãy yêu con lần nữa... chị đã không thể cầm được cảm xúc dù đó là lần đọc đầu hay lần xem cuối. Những lần ấy chị tự an ủi mình là dù sao khán giả đã không trách cứ người thuyết minh, vì trước những cảnh huống bi thương trên màn ảnh chính họ cũng đang khóc như chị. Và có lẽ những xúc cảm của chị qua giọng đọc đầy nước mắt ấy còn tạo hiệu quả mạnh mẽ hơn trong lòng khán giả. Nhưng chị bảo đã là người làm nghề thuyết minh phim thì dù bất cứ lý do gì vẫn phải “bước qua cảm xúc” để tiếng nói của mình truyền đạt được trọn vẹn nội dung bộ phim. Mỗi lần như thế trên đường trở về nhà với đời sống thực, những cảm xúc trên phim thường quay trở lại, đầy ám ảnh trong chị. Trước khi đọc thuyết minh một bộ phim, người thuyết minh “sống” (khác với thuyết minh “chết” là ghi âm sẵn, khi chiếu bật máy cho chạy thuyết minh) phải được đọc nháp, có khi phải nghiên cứu trước bản dịch lời thoại. Bản dịch nào khúc chiết, không tham từ, lời thoại “đắt” thì người thuyết minh còn “chịu đựng” được, còn không họ phải “đánh vật” với nó nếu không có thời gian sửa lại cho trôi chảy hơn, khớp với tình huống phim hơn. Bởi khi thuyết minh “sống” nếu có sai sót gì thì sẽ không có cơ sửa lại. Chị Hường tâm sự: “Người thuyết minh không được phép bỏ đoạn, nhảy cóc, như thế là lừa dối khán giả”. Trước đây, khi đọc thuyết minh chị Hường phải có phân cảnh, dẫn cảnh nhưng nay chỉ cần gạch đầu dòng là chị đã có thể “bắt cảnh” chính xác được. Cùng một lúc chị vừa phải huy động mọi giác quan để thuyết minh có hồn, theo đúng nhịp phim. Như người diễn viên, chị liên tục phải đóng nhiều vai khác nhau, nói nhiều giọng khác nhau, lúc cười, khi khóc... Bây giờ cứ vào ngày cuối tuần lại thấy chị Thúy Hường vào ký túc xá Mễ Trì (Đại học Quốc gia Hà Nội) để thuyết minh phim cho sinh viên. Giá vé xem phim dành cho sinh viên ở đây chỉ 6.000 đồng nên rạp lúc nào cũng đông, chị không bao giờ phải ngồi thuyết minh trong tình cảnh rạp hàng trăm chỗ mà chỉ có lác đác một vài người, hoặc thuyết minh cho những người vào rạp mà không nhằm mục đích để xem phim. Với những người thuyết minh “sống” như chị Hường, mọi niềm vui nỗi buồn đều bắt đầu từ phim ảnh. Vui khi kết thúc một bộ phim, có khán giả chạy đến tìm bằng được người thuyết minh bảo “chị đọc hay lắm, chị đã làm bộ phim hay hơn rất nhiều!”. Ngày nay các rạp chiếu phim đang có xu hướng bớt dần việc sử dụng người thuyết minh, thay vào đó là hệ thống băng thu. Phim chiếu đến đâu phát băng đến đấy, thu một lần có thể phát đi phát lại hằng tháng liên tục. Đôi khi người trực kỹ thuật thuyết minh bỏ quên công đoạn, băng đọc không khớp với hình, khán giả cho rằng lỗi của thuyết minh chứ có ai bảo lỗi là do “máy đọc”!
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/cá nhân để mua xe điện, hạn chế xe xăng từ tháng 1-2026 PHẠM TUẤN 16/07/2025 Sở Xây dựng Hà Nội vừa báo cáo UBND TP Hà Nội về công tác chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và hạ tầng trạm sạc xe điện.
Xác minh thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc TRƯỜNG TRUNG 16/07/2025 Một du khách phản ánh trên mạng xã hội thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc, ngay lập tức chính quyền đã kiểm tra, xác minh.
Nhiều đại học công bố điểm sàn 15 cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT MINH GIẢNG 16/07/2025 Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn cho phương thức xét điểm kỳ thi này.
Bụi mù mịt trên công trường cao tốc, sao lại dùng 'kỹ thuật' thổi bụi từ chỗ này sang chỗ khác? ĐOÀN CƯỜNG 16/07/2025 Nhiều bạn đọc bày tỏ sự lo ngại cho sức khỏe người dân khi gặp cảnh làm đường bụi mù mịt do dùng máy thổi bụi.