TTCT - Song song với các lớp rèn luyện thể chất, hình dáng, các lớp học tâm lý, rèn luyện tinh thần ngày càng nở rộ ở TP.HCM. Theo học các lớp này là trẻ em, sinh viên, doanh nhân, thậm chí cả người... mổ heo.

Phóng to
Nguyễn Văn Sơn, sinh viên năm 2 Đại học Công nghiệp TP.HCM, thực hiện chuyến xe đạp về quê sau khi “thấm” bài: Sao không mơ ước?
TTCT - Song song với các lớp rèn luyện thể chất, hình dáng, các lớp học tâm lý, rèn luyện tinh thần ngày càng nở rộ ở TP.HCM. Theo học các lớp này là trẻ em, sinh viên, doanh nhân, thậm chí cả người... mổ heo.

Trường John Robert Power VN (JRP) nằm ở quận 7 do chị Võ Thị Xuân Trang làm giám đốc. Đến trường, chúng tôi bắt gặp nét suy tư trên khuôn mặt người nữ giám đốc này khi nói về một cậu học sinh thông minh lanh lợi, gia đình có điều kiện nhưng bị “hội chứng tăng động”. Cậu bé lớn lên mà không có mẹ bên cạnh. ]

Người mẹ trẻ sau khi sinh con đã giao lại cho chồng (lớn hơn mình vài chục tuổi) và người vợ cả nuôi. Cậu bé này đang học lớp 7. Trong lớp, cậu không bao giờ chịu ngồi yên, có lúc lại ngỗ nghịch, nói leo... Ngoài hành lang lớp học, cậu bé tâm sự: “Con quậy lắm đó, là để cho bớt chán”. Sao lại chán? “Vì ba mẹ con không sống chung. Con sinh ra không được sống với mẹ ngày nào, hằng tháng mẹ gọi điện thoại nói chuyện chơi thôi”.

Chị Võ Thị Xuân Trang cho biết: “Các bậc phụ huynh ngày càng đầu tư để hoàn thiện con cái mình ngay từ nhỏ”.

“Lột xác”

Phóng to
Chị Võ Thị Xuân Trang và một học viên
Cách đây năm năm, Võ Thị Xuân Trang dự một chương trình đào tạo dành cho nhà quản lý ở ĐH Quốc gia Singapore. Ngày đó chị là giám đốc kinh doanh toàn quốc của Fuji, cùng học với những tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc marketing toàn cầu - những người có vị trí cao ở các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore...

Run và mất tự tin ngay từ đầu nên trong suốt khóa học đó, chị nín khe luôn không nói tiếng nào. Cho đến buổi cuối cùng khi giảng viên hỏi một câu về tình huống giải quyết vấn đề về đầu tư mà không ai trả lời thì chị... giơ tay. Đó là câu phát biểu đầu tiên mà cũng là cuối cùng trong khóa học của Xuân Trang.

“Nhưng sau chuyến đi đó mình thấy rất xấu hổ vì đã ít nhiều làm mất hình ảnh người VN trong mắt người nước ngoài”, chị nói. Và chị ngầm ước muốn người VN có nhiều cơ hội học về ăn mặc, giao tiếp, học phương pháp để tự tin, học cách phát triển bản thân mình từ bên ngoài đến bên trong để người VN có hình ảnh tốt trong mắt người nước ngoài...

Chị bắt đầu tìm hiểu xem người nước ngoài làm ăn như thế nào ở Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản..., và chị chú ý đến Trường đào tạo John Robert Power (JRP). Chị thấy mỗi trường phát huy thế mạnh khác nhau, như Nhật Bản phát triển việc xây dựng hình ảnh cá nhân, Bangkok chuyên đào tạo cho các công ty... Trụ sở châu Á của JRP đặt tại Malaysia. Chị đã mua nhượng quyền mở trường với giá 30.000 USD. Được sự giúp sức của hai người bạn (cũng là hai sếp cũ người nước ngoài), tháng 1-2006 ngôi trường đã ra đời.

Tên trường và các môn học khá lạ: giao tiếp qua ánh mắt, kỹ năng đứng trước công chúng, cách ăn mặc như thế nào cho phù hợp; cách đi đứng, cách bắt tay, cách ăn tiệc... Đối với công ty hoặc cá nhân, trường có năm cấp độ dành cho người học: phát triển nhân cách căn bản; nâng cao hình ảnh bản thân; hoàn thiện nghề nghiệp; phát triển nhân cách nâng cao; tôn vinh hình tượng.

Sau một năm đã có 2.000 học viên từ các bệnh viện, công ty, cá nhân đến với các khóa học. Nhưng giám đốc Xuân Trang lại muốn tạo nét riêng biệt cho thị trường VN so với các nước trong khu vực và đó chính là lứa tuổi “teen” (8-18 tuổi).

Những nhu cầu

Phóng to
Các hoạt động luyện tinh thần đồng đội của khóa học ABC do Trần Việt Hưng tổ chức
Tại sân vận động Phan Đình Phùng một chiều cuối tuần. Hàng trăm bạn trẻ đã có mặt sẵn sàng cho buổi diễn thuyết mang chủ đề “Sao không ước mơ” do Trung tâm Huấn luyện thành công và hạnh phúc (gọi tắt là SHTC) tổ chức. Diễn giả Quách Tuấn Khanh xuất hiện bằng câu hỏi: “Bạn có ước mơ không?”. Một kế hoạch vĩ đại trong 10 năm hay một dự tính “làm được bài toán khó” mới là ước mơ thật sự? Và làm thế nào để xác định được đó là ước mơ khả thi...

Phần lớn các đề tài diễn thuyết thường xoay quanh chủ thể con người như phát triển nhân cách - con người, học làm giàu, nuôi dưỡng ý tưởng và phát huy óc sáng tạo... Khách mời thường là các doanh nghiệp thành đạt, các CEO (giám đốc điều hành), những nhà quản lý dạn dày kinh nghiệm của các tập đoàn lớn... nên thường lời khuyên là những kinh nghiệm bản thân rất dễ tạo “ép phê” và bổ ích cho người tham dự.

“Xu hướng tất yếu của một xã hội hiện đại”

Việc ngày càng có nhiều người chủ động tham gia các khóa học huấn luyện tinh thần là một xu hướng rất tích cực của một xã hội hiện đại. Người ta đã quan tâm làm đẹp không chỉ hình thức bên ngoài mà cả những giá trị bên trong (nội lực của một người). Khi điều kiện vật chất “tương đối đầy đủ”, người ta sẽ tìm kiếm để thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần như là một cách để hoàn thiện mình hơn. Có người đi học các khóa huấn luyện tinh thần để tìm cảm giác thoải mái, sáng tạo, tự tin hơn trong cuộc sống, người khác lại muốn giải tỏa những khó khăn về mặt tâm lý vốn dễ dẫn tới hành vi tiêu cực. Và cũng chỉ con người mới có những nhu cầu như thế.

Huỳnh Văn Sơn (tiến sĩ tâm lý)

Mở màn cho công nghệ diễn thuyết tại VN là buổi diễn thuyết của “ông trùm xúp gà” Jack Canfield (tác giả bộ sách Chicken soup for the soul - “Nuôi dưỡng tâm hồn” rất được bạn đọc Việt Nam yêu thích). Mặc dù phải bỏ ra cả trăm USD cho một suất tham dự nhưng hàng trăm doanh nhân, bạn trẻ, có cả sinh viên, đã xếp hàng đăng ký. Sau đó, rất nhiều buổi diễn thuyết như thế đã được tổ chức (lệ phí tham gia khá cao, 100-300 USD/khóa, 1-5 buổi). Các diễn giả, khách mời được mở rộng và chuyên nghiệp hơn, đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Anh, Úc, Singapore...

Ngoài đến với diễn thuyết, các vị giám đốc còn sẵn sàng bỏ tiền và đặc biệt là thời giờ “vàng ngọc” của mình đều đặn mỗi tuần đến với các khóa huấn luyện. Ở Trường JRP có năm cấp độ học để thành người hoàn thiện. Chúng tôi cùng tham gia lớp học thuộc cấp độ 2 với 20 người thuộc Công ty Đại Nam, là tổng giám đốc, giám đốc, các trưởng phòng. Giờ học của thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng khá sinh động.

Mỗi người được trao những mảnh giấy nhỏ để viết những điều hài lòng và chưa hài lòng về bản thân mình. Câu hỏi được đặt ra là tự vấn bản thân: vì sao tôi cư xử như vậy. Bảy mẫu người (cầu toàn, đáp ứng, hành động, lãng mạn...) trong xã hội được đưa ra tham khảo để học viên tự hỏi: “Có phải tôi là...”. Không kết luận đúng sai, giảng viên chỉ ra rằng cái khó giải quyết nhất trong cuộc đời con người là: nhận biết bản thân mình để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu và sức ép của xã hội.

Tại chương trình đào tạo 1.000 chuyên viên tâm lý trong doanh nghiệp - PEB1000 (do Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, www.honviet.com.vn, tổ chức), thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh đưa nguyên tắc: “Mỗi người càng chia sẻ nhiều thì càng học hỏi được nhiều, tâm lý không có chuyện đúng hay sai mà là ưng hay không ưng mà thôi”. Cô khởi đầu bằng câu chuyện nhiều người biết: một người Việt hơn hẳn một người Nhật, nhưng ba người Nhật hơn hẳn ba người Việt rồi chia lớp thành ba nhóm thảo luận: thế nào là buổi thảo luận nhóm thành công, vai trò trưởng nhóm, vai trò nhóm viên...

Các nhóm tranh luận rôm rả, vẽ ra giấy rồi lên trình bày trước lớp. Chính quá trình làm việc nhóm này đã giúp học viên nhận ra nguyên tắc hoạt động nhóm: biết lắng nghe, hạ “cái tôi”, sẵn sàng hợp tác...

“Phong trào” đi rèn luyện tinh thần này thu hút cả những học trò đặc biệt. Chị Nguyễn Thị Nhàn, chủ cơ sở gia công thịt heo ở ấp Bình Phong, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh là một học viên kỳ cựu ở JRP. Giờ làm việc trong tuần của chị bắt đầu từ 2 giờ sáng tới tận chiều, bảy ngày đều như vậy. Chị bảo hiệu quả nhất đối với chị là được... chồng khen. Việc buôn bán cũng được mau mắn hơn trước nhiều.

Nhiều trung tâm còn “phân khúc thị trường” vào những đối tượng đặc biệt khác như các vợ chồng trẻ bằng hình thức “trại tập trung”, được tổ chức chu đáo, tỉ mỉ. Trung tâm SHTC có “trại hạnh phúc - khơi mạch tình yêu trong đời sống gia đình”. Trong 2-3 ngày, tùy chủ đề buổi trại mà các trại sinh tham gia các trò chơi, hội thảo, thực hành các bài tập, rèn luyện sức khỏe, tinh thần...

“Những con người dễ bị tổn thương”

Phóng to
Một góc thư giãn...

Trong xã hội hiện đại hóa, con người bị cuốn hút bởi tốc độ, nhất là cơn lốc tiêu dùng chọn vật chất làm thượng đế. Họ làm quần quật để có tiền, có quyền lực mà rốt cuộc không tìm ra hạnh phúc. Họ có thể hoàn toàn mất phương hướng và không còn biết mình sống để làm gì nữa! Con người tiếp xúc được với toàn cầu nhưng cũng cô đơn vì không còn sự hỗ trợ tâm lý của gia đình, của một cộng đồng gần gũi cảm thông. Xã hội hiện đại lại đầy rẫy những vấn đề như chiến tranh, bạo lực, tội phạm đủ loại nên con người dễ bị tổn thương.

Họ vướng vào những bệnh mãn tính như tim mạch, stress trầm cảm. Xu hướng tìm đến những khóa huấn luyện tinh thần là một phản ứng bình thường, tích cực đối với tình hình xã hội hiện nay. Con người chủ động tìm lại một thế quân bình mới giữa tinh thần và vật chất, tìm lại ý nghĩa của cuộc sống.

Xã hội phương Tây đầy những lớp học về thiền, yoga, tư duy tích cực, giá trị sống... để giúp cá nhân làm chủ cuộc sống của mình trong một xã hội ngày càng phức tạp.

Nhận diện bản thân mình

Phóng to
Các học viên tuổi teen bàn luận về vở kịch mình sắp diễn trong lớp học tại Trường John Robert Power
“Nhiệm vụ của các diễn giả, các khóa huấn luyện là nhằm khám phá “bản chất vàng” - con người thật trong mỗi con người - mà đôi khi vì cuộc sống đã bị che lấp mất” - diễn giả Quách Tuấn Khanh tâm sự.

Tết Đinh Hợi vừa qua, hai anh chàng Trần Xuân Bình và Nguyễn Văn Sơn - SV năm 2 ĐH Công nghiệp TP.HCM - đã quyết định làm một chuyến đạp xe về quê (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Lý do khiến Bình - Sơn “nổi điên” như thế là vì quá... “thấm” bài diễn thuyết “Sao không ước mơ” do diễn giả Quách Tuấn Khanh “chủ xị”. “Tôi bị sốc thật sự. Ngay khi buổi diễn thuyết vừa kết thúc, tôi biết là mình phải thực hiện ngay ước mơ ấp ủ từ thời niên thiếu. Đó là đi dọc đất nước, khám phá con người, địa danh của quê hương VN. Thế là hai thằng lên kế hoạch” - Sơn nói.

“Nơi tìm lại sức mạnh bản thân”

“Đôi khi người ta cần một không gian để... lặng, để chiêm nghiệm hoặc tiếp thêm sức mạnh ý chí để tiếp tục thực hiện những ước mơ, kế hoạch đã định, mặc dù đôi khi chính những dự tính, ước mơ đó làm họ mệt mỏi, chán chường” - anh Quách Tuấn Khanh, giám đốc SHTC, tâm sự. Đến đây, họ có thể chọn cho mình những quyển sách, những đĩa nhạc, phim... đã được tuyển chọn kỹ càng hàm chứa nhiều triết lý, nghệ thuật sống sâu sắc, ý nghĩa, mang tính nhân bản, tình yêu cuộc sống, tạo cảm xúc hay lên tinh thần cho người nghe - xem. Đó còn là những câu chuyện thật mà người kể là người trong cuộc với những câu chuyện mà chính bản thân họ đã trải nghiệm. Đó có thể chỉ là ngồi uống trà làm các bài trắc nghiệm tâm lý để hiểu rõ bản thân, hay chơi các trò chơi luyện trí, giải các câu đố trí tuệ, hay tư vấn về tinh thần khi bạn không tự giải quyết các vấn đề của mình...

Hội quán đặt tại tầng một ngay trụ sở Trung tâm Huấn luyện thành công và hạnh phúc (SHTC, 37 Mai Thị Lựu, Q.1, TP.HCM).

Tiền: chỉ có 300.000 đồng để dành từ những buổi làm thêm (bạn bè biết chuyện ủng hộ thêm vài trăm nữa). Phương tiện: xe đạp cà tàng vẫn thường cọc cạch đến trường. Quần áo: không đáng kể. Lộ trình: đã có bản đồ (Sơn - Bình chọn đi theo quốc lộ 1A). Vì nhiều lý do, hai người lại không đi cùng nhau. Sơn xuất phát trước 10 ngày. Tuy nhiên, Bình không dừng lại ở quê nhà như Sơn mà đạp tiếp lên đến thủ đô Hà Nội rồi mới vòng về. Bạn bè biết chuyện đều lo lắng cho hành trình dài ngày này. Nhưng những tin nhắn của Bình - Sơn đều là tin vui: “Tuyệt vời lắm bạn ạ”, “Tôi yêu đất nước tôi làm sao”...

“Nghe chuyện ai cũng nói tôi không thể làm được. Nhưng tôi muốn chứng minh một điều là nếu tôi nói có thể là sẽ có thể. Chuyến đi này chỉ là chuyến đi nhỏ trong chuyến - đi - cuộc - đời vòng quanh thế giới của tôi sẽ thực hiện vào năm 46 tuổi” - Sơn “bật mí” ước mơ lớn của mình. Còn với Bình, “đây chỉ là chuyến đi để tôi rèn luyện ý chí, tinh thần, lòng quyết tâm để thực hiện tiếp những ước mơ khác, lớn hơn”.

Giang Huỳnh Như, nữ bác sĩ trẻ của Bệnh viện Từ Dũ, cho biết sở dĩ đi học lớp PEB1000 là vì trước đây cô từng có những ca tham vấn không thành công cho bệnh nhân. Học hơn nửa khóa, Như chia sẻ: “Không chỉ trong công việc, bây giờ dù cả ngày quần quật nhưng lúc về nhà tôi vẫn cố trò chuyện cho mẹ vui. Hơn thế, gần đây tôi bớt chủ quan, biết lắng nghe ý kiến người khác nên vừa được bạn trai nhận xét... dễ thương”. Bạn trẻ này cho biết thu lượm được rất nhiều kiến thức bổ ích khác như: vòng xoáy của các qui luật tình cảm, kiểm soát nhu cầu, điều khiển hành vi, cách tạo động lực làm việc, giải quyết vấn đề sáng tạo bằng “sáu chiếc mũ tư duy”, xây dựng thương hiệu cá nhân...

Còn Trần Việt Quân - giám đốc Bách Khoa Computer - sau khi học xong lớp căn bản của PEB1000 không chỉ đăng ký học tiếp cấp độ 2 (Ứng dụng tâm lý trong giao tiếp) mà còn tài trợ cho năm nhân viên của công ty ở các khâu bán hàng, tiếp thị, quản trị nhân sự đi học lớp này.

Quân tâm sự: “Những khóa học thế này giúp người ta nhận thức đầy đủ hơn về bản thân, mục tiêu cuộc sống, cách đối nhân xử thế, biết mình hiểu người... Suy cho cùng cũng giúp công ty hoạt động tốt hơn”. Đỗ Linh, một trong năm nhân viên này, khẳng định: “Thực tế cho thấy tâm lý không là cái gì đó xa vời, vì khi học xong tôi áp dụng được ngay vào công việc, cuộc sống hằng ngày. Nếu công ty không tiếp tục tài trợ tôi cũng sẽ bỏ tiền túi học cấp độ cao hơn”.

Với học viên Thúy An, khóa học tâm lý là cơ hội để bạn suy nghĩ lại những chuyện tưởng chừng đã lãng quên giữa cuộc mưu sinh như lý tưởng, ước mơ, mục tiêu cuộc đời. Còn Minh Tâm, SV Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, rút ra điều bổ ích nhất cho bản thân sau khóa học “Tư duy tích cực” (chương trình giáo dục các giá trị sống LVEP):

“Trước đây tôi hay có những suy nghĩ lãng phí như nuối tiếc về quá khứ hoặc trăn trở với những chuyện tôi không kiểm soát được, giờ tôi chỉ tập trung vào hiện tại và những mục tiêu phía trước”. Còn theo ông Hoàng Văn Thiên, phó giám đốc Trung tâm Nhị Xuân, chương trình LVEP đã giúp học viên cai nghiện khám phá lại những giá trị sống tốt đẹp mà họ từng đánh mất trong chuỗi ngày buồn của quá khứ.

Địa chỉ cần biết

* Công ty tư vấn đào tạo SALT: G1, tòa nhà Fosco, số 6 Phùng Khắc Khoan, quận 1, TP.HCM; ĐT: (84 8) 8274923; www.salt.edu.vn. Các khóa học:

- Người dẫn đường (Path finder): hỗ trợ phương pháp để xác định đường đi tốt nhất cho cuộc đời thay vì lãng phí thời gian dò dẫm tìm đường mà không thấy lối.

- Lựa chọn thành công (Choice maker): hỗ trợ phương pháp để bạn nhìn rõ và mở rộng các cơ hội cho mình, đồng thời đưa ra những quyết định lựa chọn thông minh để đạt thành công lớn trong đời.

- Nhận thức để thay đổi (Awareness before changes - ABC): hỗ trợ phương pháp để bạn giải phóng sức mạnh tiềm ẩn và chủ động thay đổi bản thân để thành công và hạnh phúc trong đời.

- Kỹ năng lãnh đạo (Leadership)

- Tinh thần đồng đội (Teambuilding)

- Vượt lửa tới thành công (Firewalk to success): học cách tận dụng nỗi sợ để thúc đẩy mình thay vì để sợ hãi điều khiển.

* Trung tâm huấn luyện LVEP: 85 Phó Đức Chính, quận Bình Thạnh, TP.HCM; các khóa học:

- Giáo dục các giá trị sống (Living

values: an educational program-LVEP): cung cấp phương pháp để thực hành 12 giá trị “nhân chi sơ” là: hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, tình yêu, giản dị, khoan dung, đoàn kết.

- Tư duy tích cực (Positive thinking): suy nghĩ là gốc rễ của mọi cảm xúc, lời nói và hành động. Suy nghĩ tốt đồng thời loại bỏ những suy nghĩ không ích lợi sẽ dẫn tới hành động tốt để có cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và mọi người.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận