TTCT - Người Việt mình ăn cơm thế nào nhỉ? Một bữa cơm gia đình được bày lên mâm. Mâm thường bằng đồng hoặc nhôm, hình tròn; có thành mâm, bát và đũa của từng người được đặt đều đặn xung quanh. Các món ăn được bày trong lòng của mâm. Đó là một mâm cơm truyền thống của chúng ta. Phóng to Minh họa: Lê Thiết Cương Mọi người ăn cơm thế nào? Cơm được xới riêng vào từng bát của mỗi người. Còn thức ăn, nước chấm, canh... thì chung hết. Người nào ăn cái gì, chan canh gì thì tự gắp hay tự múc vào bát mình. Nước chấm thì chấm chung vào một chỗ. Xương và những gì nhè ra thì bỏ luôn lên thành mâm. Đại thể bữa ăn của chúng ta về truyền thống là như vậy. Từ năm này qua năm khác, cái việc ăn uống kiểu này nó làm hư chúng ta. Chúng ta có thể mạnh ai người ấy gắp, ăn nhanh thì còn thức ăn, chậm thì cuối bữa chỉ còn cơm trắng. Nước chấm thì chung, khỏi phải nghĩ đến vấn đề vệ sinh. Nhiều món lại chấm chung vào một chỗ. Xương với đồ bỏ đi thì bày đầy lên quanh mâm, không thẩm mỹ, không vệ sinh. Lại còn kiểu người nọ gắp giúp món này bỏ vào bát người kia. Trông ồn ào, rất vui, rất đầm ấm. Nhưng nó dẫn đến tình trạng ăn chung mà không “minh bạch”. Rủ nhau làm ăn chung. Góp công, góp vốn, góp tài để cùng kiếm ăn. Công sức, chất xám, đồng vốn bỏ chung - một dạng bữa cơm chung, đánh giá giá trị đóng góp của mỗi cá nhân đều chưa được rõ ràng. Cào bằng cũng thiệt mà rạch ròi thì khó. Cơ chế rõ ràng nhất cho việc bỏ công và góp vốn là bằng cách trả lương đúng (loại bỏ yếu tố góp vốn ra) cho đến nay rất khó thực hiện. Một phần là mặt bằng lương của xã hội khá lộn xộn. Cùng một việc (bỏ công hay bỏ chất xám) ở những chỗ khác nhau thì lương cũng khác nhau. Một phần quan trọng hơn là tư duy cứ góp công góp sức cho ra được bữa ăn rồi khi nào ăn thì cùng ăn. Đến lúc ăn lại là bày mâm chung, ăn và gắp tùy theo sức và khẩu vị của từng người, có món thì phải chấm chung, xương xẩu nhằn đủ kiểu. Thế là những cái khó khăn, lủng củng, phức tạp bắt đầu xuất hiện. Ăn chung mâm kiểu VN còn sinh ra cái tâm lý nhìn vào bát của nhau. Có anh vào mâm là gắp miếng đùi, cổ cánh để lại. Có anh lịch sự nhường người cùng mâm gắp trước, hết nước chấm còn chạy đi lấy, quay lại nhìn bát của mình kém bát người khác. Một lần không sao, nhiều lần là nảy sinh xích mích. Ăn xong, ít nhiều đều no nê, cái mâm cơm sau bữa ăn nó toét tòe loe, bát đũa ngổn ngang, nhem nhuốc, đi dọn là ngại, không dọn thì bẩn. Ai mà dọn thì có thể trượt phần tráng miệng. Cái kiểu nhìn vào bát nhau rồi so bì ít nhiều, công ai góp gạo, ai góp thịt, ai thổi cơm... nó cứ tăng lên mãi. Thế rồi nảy sinh cái tính ăn gian, thổi cơm thì bớt gạo, lúc ăn thì gắp nhanh, thậm chí còn toa rập với nhau để gắp cho nhau công khai, rồi cùng trốn rửa bát. Cái minh bạch nó thiếu là từ đây mà ra, vì mọi việc từ đi kiếm củi đến rửa bát đều lộ ra hết, ai cũng rõ, mà cái sự ăn lại không công bằng. Không công bằng từ cơ chế góp công đến chia phần. Không công bằng từ tâm lý được ăn ít mà lại nhìn bát kẻ được ăn nhiều. Cái tâm lý và hành xử quanh mâm cơm truyền thống đi vào đời sống. Nếu thời bao cấp ai cũng nghèo như ai thì cái việc so bì góp công hay nhìn vào bát nhau không có chỗ để thể hiện. Ngày nay khác rồi. Làm ăn kinh doanh, các công ty cứ tách ra, hợp vào, anh bỏ đi, anh khác đến, rồi lại tách ra, bỏ đi... mãi mãi là cái vòng luẩn quẩn. Chưa kể việc dọn dẹp sau khi chia tiền nhiều lúc còn đau đầu và gây xích mích hơn lúc kiếm tiền. Không phải không ai biết là nên có cơ chế rõ ràng, nhưng tâm lý kiểu ăn chung mâm truyền thống nó lưu cữu trong nhiều thế hệ quá rồi, bây giờ không phải một sớm một chiều mà giải quyết xong được. Bây giờ xã hội khá là văn minh hơn. Đi ăn cơm văn phòng là biết gọi cơm đĩa, ai ăn gì gọi món đấy, ai ăn trong đĩa của người đấy. Đi ăn chung là để cho vui, còn tiền thì tự trả. Mà kể cả có người bao thì người trả tiền cũng ăn đĩa của mình, không gắp được từ đĩa của người được mời. Bắt đầu có tính minh bạch hơn. Nhưng tâm lý mâm cơm của chúng ta bao giờ mới hết? Tags: Phiếm đàm
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tin tức thế giới 5-7: Ông Trump ký ban hành siêu luật, Hamas sẵn sàng đàm phán ngừng bắn HÀ ĐÀO 05/07/2025 Ông Trump ký ban hành dự luật "Lớn và Đẹp" vào Quốc khánh Mỹ; Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine mất điện hoàn toàn, cảnh báo nguy cơ hạt nhân; Hamas sẵn sàng đàm phán ngay để ngừng bắn ở Gaza... là một số tin tức thế giới sáng 5-7.
Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn VĨNH HÀ 05/07/2025 Theo quy định của Hà Nội, mỗi thí sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm nay có 3 nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2 CHÍ TUỆ 05/07/2025 Đêm qua, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2025 (tên quốc tế Danas).
Cựu phó chủ tịch Phú Thọ chi 7 triệu USD đánh bạc ngụy trang dưới tên 'Mr Michael' THÂN HOÀNG 05/07/2025 Sử dụng tài khoản với tên người nước ngoài là "Mr Michael", ông Hồ Đại Dũng khi đương chức phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ đã 95 lần đánh bạc tại King Club, tổng số tiền 7 triệu USD. Nhiều cán bộ, nguyên cán bộ tỉnh này cũng tham gia đánh bạc.