TTCT - Các dự án di dời giải tỏa ở các đô thị lớn Việt Nam có thể nhìn vào một bài học ở Bangkok. Khởi động từ năm 2003, tới nay sau 20 năm, dự án cải tạo đô thị Baan Mankong ("có nhà" theo tiếng Thái) do Viện Phát triển tổ chức cộng đồng (CODI) trực thuộc Chính phủ Thái Lan đã được giới nghiên cứu chính sách đánh giá là mô hình thành công khi chọn cách tiếp cận để chính những người trong cuộc tự quyết vấn đề của họ theo hướng phù hợp nhất.Các ngôi nhà tái định cư xây dựng trong khuôn khổ dự án Baan Mankong cho cư dân các khu ổ chuột ven kênh rạch tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters10 năm trước, bà Phatsanee Phutkaew đã mất gần như mọi tài sản tích lũy khi căn nhà sơ sài của bà bị phá hủy trong trận lụt kinh hoàng ở Thái Lan. Thiên tai buộc người phụ nữ này cùng nhiều bà con chòm xóm trong khu ổ chuột ven kênh ở Bangkok phải sơ tán tới các khu tránh trú khẩn cấp.Nêu giải pháp, để dân tự quyếtSau khi chờ đợi gần ba tháng mới được về nhà, vợ chồng bà và nhiều người trong xóm đã được cán bộ địa phương tới tìm gặp, trao đổi về kế hoạch tái định cư ở nơi an toàn hơn. Tám năm sau, gần 300 gia đình đã được dời tới nơi ở mới cách chỗ cũ khoảng 3km và sống trong nhà được xây bằng khoản vay ưu đãi của CODI theo dự án nhà ở tập thể Baan Mankong.Với một ngôi nhà liền kề hai tầng hiện ở Sai Mai, bà Phatsanee trả gần 300.000 baht (9.200 USD) sau khi đã được chính phủ trợ giá khoảng 150.000 baht (4.450 USD), trả góp hằng tháng 1.500 baht (44,50 USD)."Trong 30 năm sống cạnh con kênh, thành phố đã nhiều lần cố trục xuất chúng tôi, lần nào chúng tôi cũng phản đối và cứ ở nguyên đó - bà Phatsanee, người đứng đầu cộng đồng Leab Klong Song Samakkhee tại quận Sai Mai, Bangkok, nói với Hãng tin Reuters. Nhưng sau trận lụt lớn, khi chính quyền giải thích về nguy cơ sống cạnh dòng kênh và đề xuất một kế hoạch tốt, chúng tôi quyết định di dời vì không muốn bị mất nhà lần nữa". Bà giờ là chủ một tiệm làm đẹp tươm tất tại nơi ở mới.Bangkok được dự báo là một trong những vùng đô thị bị ảnh hưởng nặng nhất thế giới vì tình trạng Trái đất nóng lên. Theo Ngân hàng Thế giới, ngay từ năm 2030, gần 40% thành phố sẽ bị ngập nước mỗi năm. Tình trạng này sẽ đẩy hàng chục ngàn người dân đang sống cạnh các con kênh chằng chịt của sông Chap Phraya và trong các khu ổ chuột rơi vào tình cảnh nguy khốn. Để giải quyết nguy cơ nhãn tiền, nhiều năm qua, chính quyền Thái Lan đã tăng cường các nỗ lực và sáng kiến nhằm xóa bỏ các khu định cư tự phát và di dời dân ven kênh rạch tới chỗ an toàn hơn."Một số người không muốn đi, nhưng chúng tôi cần tạo áp lực với họ cho tới lúc họ nhận ra là không thể tiếp tục sống ở đó nữa", Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang cho biết.An cư lạc nghiệpDân số Bangkok đã tăng chóng mặt trong vài thập niên qua. Giống như nhiều đại đô thị khác, thủ đô Thái Lan phải chật vật tìm giải pháp cho những thách thức đặt ra từ các khu định cư tự phát. Theo số liệu của trang utexas.edu, tính tới năm 2017, có khoảng 300.000 hộ gia đình sống tại 1.500 cộng đồng tự phát trên toàn vùng đô thị Bangkok.Được mệnh danh là "Venice của phương Đông" vì mạng lưới kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, Bangkok cũng là nơi tập trung di dân từ các vùng nông thôn đông nhất Thái Lan. Họ thường sống và mưu sinh ven hệ thống kênh rạch này. Hiện nhiều con kênh ở Bangkok nghẽn tắc vì rác và cống xả thải nên mỗi mùa mưa, nước lại dềnh lên nhấn chìm nhiều ngôi nhà ven sông.Sau một thập niên nỗ lực bất thành với các dự án di dời, xây nhà tái định cư và nâng cấp các khu ổ chuột, sáng kiến Baan Mankong ra đời năm 2003 để giải quyết vấn đề nhà ở thông qua quá trình phát triển cộng đồng mang tính tổng thể và toàn diện. Dự án đặt mục tiêu giúp cư dân các khu ổ chuột có nhà ở chắc chắn thông qua chính sách tài trợ và vay ưu đãi để mua hoặc thuê đất, xây dựng hoặc nâng cấp nhà cửa.CODI thành lập một ủy ban chung để tạo nền tảng cho sự hợp tác giữa người dân đang cư trú tại các khu dân cư tự phát, chính quyền địa phương, giới chuyên gia, trường đại học và các tổ chức phi chính phủ.Trên nền tảng đó, cư dân và các mạng lưới của họ chịu trách nhiệm đàm phán thời hạn sở hữu đất, cùng triển khai phát triển dự án dài hạn và toàn diện cho cộng đồng dân cư của mình, và cùng tìm kiếm nguồn ngân sách để chi trả cho dự án đó. Vai trò của CODI là tiếp sức cho sự hợp tác bằng nguồn vay từ ngân sách chính phủ sau khi một cộng đồng đã thống nhất được kế hoạch phát triển nhà ở cho chính họ. Dễ hiểu là nhà nước không thể đủ nguồn lực để bao trọn gói các kế hoạch di dời giải tỏa lớn. Vì thế, sự tham gia của các chuyên gia và chính người dân bị giải tỏa, đảm bảo một tiến trình vừa phù hợp với nguyện vọng của dân, vừa tiết kiệm nguồn lực.Đây cũng là một chương trình quy mô quốc gia và xuyên suốt. Chính phủ Thái Lan đã nâng các mức tài trợ cho dự án Baan Mankong và cho biết sẽ xây dựng thêm 1,2 triệu căn nhà trong 10 năm tới để hỗ trợ chỗ ở cho các cư dân di dời khỏi những khu nhà ven sông, kênh.Nguồn ngân sách chính phủ sẽ được hỗ trợ dưới dạng chương trình trợ giá về nhà ở, hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các cộng đồng khó khăn. Theo chương trình này, cộng đồng dân cư thành lập ra những hợp tác xã của họ để đàm phán việc mua hay thuê đất, quyết định về thiết kế nhà và các điều khoản vay. Sở hữu nhà sẽ là sở hữu chung. Theo phó giáo sư Supreeya Wungpatcharapon ở Đại học Kasetsart chuyên nghiên cứu về nhà ở xã hội, nhờ vận hành như một tổ chức, cộng đồng dân cư sẽ thương lượng, ra quyết định và tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn so với khi đi vay cá nhân.Theo số liệu của CODI, tới nay hơn 130.000 hộ gia đình ở vùng đô thị và nông thôn khắp Thái Lan đã được hưởng lợi từ dự án Baan Mankong, trong đó có hơn 15.000 hộ gia đình thuộc các cộng đồng sinh sống ven kênh rạch."Nhà ở mang lại sự an toàn cho các gia đình thu nhập thấp để họ có thể có việc làm thường xuyên trong thành phố và cả cơ hội thoát nghèo - bà Angkhana Trantarathong, chuyên viên quan hệ quốc tế tại CODI, nói - Theo cách làm này, các thành viên trong cộng đồng dân cư có thể chịu trách nhiệm cho sự phát triển của chính họ".Cải tạo đô thị trước biến đổi khí hậuTrên toàn thế giới, ước tính khoảng 1 tỉ người đang sống trong các khu ổ chuột hay khu định cư tự phát. Đây là những nơi vốn thiếu thốn tiện ích sinh hoạt và thường xuyên đối mặt nguy cơ bị chính quyền trục xuất di dời. Chưa hết, các khu vực này cũng liên tục bị ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai và nhân họa do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường…Nhiều thành phố ở châu Á và Thái Bình Dương hiện đã phải chật vật ứng phó với các thách thức như thiếu các dịch vụ cơ bản, hạ tầng, môi trường xuống cấp và tình trạng người nghèo tập trung ở các đô thị lớn. Đối mặt thực tế này, nhiều năm qua chính phủ các nước trong khu vực đều đã quan tâm hơn tới những sáng kiến cải tạo đô thị. Các giải pháp này về cơ bản đều được địa phương hóa, phối hợp liên ngành và tập trung trước hết vào cải thiện điều kiện sống của cư dân.■ Người dân hài lòngCải tạo đô thị hay còn gọi là tái phát triển đô thị, hồi sinh đô thị, liên quan tới một loạt quá trình nhằm giải quyết những vấn đề đô thị phức tạp như sử dụng đất không hiệu quả, thiếu vệ sinh, nhà ở "quá đát", hệ thống giao thông vận tải không đủ và các dịch vụ công/hạ tầng lỗi thời. Mục tiêu cốt lõi là cải tổ môi trường đô thị thông qua chỉnh sửa hiện trạng theo quy hoạch để đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai trong đảm bảo chất lượng sống và môi trường tốt hơn.Trong nghiên cứu "Baan Mankong participatory slum upgrading in Bangkok, Thailand: Community perceptions of outcomes and security of tenure" (Dự án nâng cấp nhà ổ chuột cho phép cư dân tham gia trực tiếp Baan Mankong ở Bangkok, Thái Lan: Cảm nhận của cộng đồng về kết quả và đảm bảo về quyền sở hữu) công bố năm 2012 trên tạp chí Science Alert, tác giả Diane Archer đã chọn khảo sát 4 cộng đồng triển khai dự án Baan Mankong ở Bangkok là Bang Bua, Bonkai, Klong Tory và Ruam Samakee. Người dân tỏ ra hài lòng với các kết quả thực tế, dù họ phải chấp nhận thêm một gánh nặng tài chính và chỉ được sở hữu một mảnh đất nhỏ hơn. Tags: Dân ở BangkokThái lanDi dời giải tỏaCải tạo đô thịBangkokKênh rạchCải tạo rạch
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.