TTCT - Sự cố vỡ bong bóng tài chính đầu tiên của nhân loại được cho là xảy ra cách đây tròn 300 năm, và trong số những nhà đầu tư ngậm trái đắng có cả Isaac Newton. Vì sao một bộ óc vĩ đại vẫn mắc sai lầm, và liệu có thể lấy đó làm lời bào chữa, rằng đến thiên tài còn không cưỡng nỗi sức hấp dẫn của một cơn sốt giá, huống hồ người thường như ta? Newton và bong bóng. Nguồn: Daily MailThomas Levenson, giáo sư Viện Công nghệ Massachusetts, kể lại câu chuyện về sai lầm đầu tư cổ phiếu của Newton trong bài viết trên The Atlantic số tháng 8. Cũng vào tháng 8, nhưng ở năm 1720, Newton, người đã khám phá ra các định luật về vạn vật hấp dẫn và định luật về chuyển động, đứng trước một lựa chọn khó khăn: có nên bán nốt các khoản đầu tư đang an toàn của mình để mua thêm cổ phần của South Sea, một trong những công ty tư nhân lớn nhất lịch sử, hay không.Giá cổ phiếu công ty quản lý nợ giúp nhà nước Anh và vận chuyển nô lệ từ châu Phi sang các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ này đã tăng đến 8 lần kể từ tháng 1-1720.Newton khi đó đã là một người giàu có. Ngay từ đầu năm 1720, triết gia, nhà vật lý và toán học vĩ đại người Anh đã dùng phần lớn số tiền mình có để mua nhiều loại trái phiếu chính phủ khác nhau; đây là các khoản đầu tư tin cậy, ít biến động và tạo ra dòng thu nhập ổn định. Newton cũng mua cổ phần của nhiều công ty, bao gồm cả South Sea, nhưng chưa bao giờ là một nhà đầu tư nhanh nhảu và háo hức.Newton rốt cuộc đã tham gia làn sóng gom mua cổ phiếu South Sea vì giá liên tục tăng. Câu chuyện dĩ nhiên giống hệt các vụ vỡ bong bóng khác: ai cũng đổ xô mua với hi vọng sẽ bán ra kịp lúc, để rồi ôm hận.Giá cổ phiếu South Sea đại nhảy vọt từ 100 bảng/cổ phiếu năm 1719 lên hơn 1.000 bảng vào tháng 8-1720, cho đến khi rớt trở lại mốc ban đầu vào cuối năm đó, khiến những ai mơ làm giàu sau một đêm vỡ mộng.Riêng Newton, từng có lúc mua vào với giá hơn 1.000 bảng/cổ phiếu, thì mất khoảng 20.000 bảng, tương đương 4 triệu đô ngày nay. Sự kiện South Sea sau đó được gọi là bong bóng South Sea, và được xem là bong bóng tài chính đầu tiên trên thế giới.Một nghiên cứu do nhà toán học Andrew Odlyzko công bố hồi năm ngoái cho rằng những hành động của Newton trong bong bóng South Sea phản ảnh không chỉ sai lầm của bộ óc vĩ đại này mà còn là mẫu chung của những sai lầm mà con người sẽ phạm phải hết lần này đến lần khác. Khi thị trường mời gọi về một giá trị cứ tăng mãi, ngay cả người thông minh nhất cũng không cưỡng lại được.Lịch sử đã chứng minh điều đó. Từ sốt giá cổ phiếu đường sắt ở Anh vào những năm 1840, đến bong bóng dot-com giai đoạn 2000-2002, rồi bong bóng bất động sản 2007-2008, tất cả đều theo một kịch bản: thị trường bùng nổ rồi vỡ.Vì sao một bộ óc thiên tài như Newton lại phạm sai lầm, trong khi vẫn có nhiều người nhìn thấy được rủi ro ngày càng lớn và kịp rút lui? Từ tháng 3-1720, một thành viên nghị viện tên Archibald Hutcheson đã tính toán gần chính xác giá cổ phiếu South Sea sẽ bị định giá quá lố.Newton không xa lạ với chuyện tính toán, nhưng tại sao ông không nhìn ra hiểm họa trước mắt mà làm gì đó để cứu tài sản của mình? Câu trả lời của Newton rất đơn giản: thời điểm đó, chính ông, hoặc có thể là những người xung quanh ông, đã mất trí. Một người cháu kể lại lúc đó Newton đã ai oán rằng: “Tôi có thể tính toán chuyển động của các thiên thể nhưng không thể đo sự điên loạn của con người”.Nhà kinh tế sử học Anne McCants cho rằng các khủng hoảng trên thị trường tài chính thật ra cũng là một hiện tượng xã hội: cảm xúc mà con người cảm nhận được và có được khi giao tiếp với nhau sẽ định hình những thứ mà ta có thể tự thuyết phục mình tin rằng là quyết định hợp lý khách quan.Điều đó đúng cách đây 300 năm, và đến nay vẫn thế. Vấn đề là có thể làm gì để ngăn chặn điều đó, vì đến như Newton mà còn bất cẩn thì ai cũng có thể mắc sai lầm, vì không ai trong chúng ta có thể suy nghĩ vượt tầm Isaac Newton?Năm 1721, giới lãnh đạo Anh áp đặt một số biện pháp để ngăn thảm họa năm trước tái diễn. Đó cũng là cách phản ứng phổ biến sẽ còn thấy sau mỗi thảm họa tài chính tiếp theo. Nhưng khi ký ức về những lần sụp đổ trước phai nhạt, những quy định phòng ngừa đó cũng tan biến.Lúc này, Lavenson khuyên cần nhớ thông điệp cuối cùng có thể rút ra được từ chuyện của Newton: khó trách ông và những nhà đầu tư khác lúc đó vì họ không thể biết được hiểm họa mà mình đang dấn sâu vào là gì. Chúng ta, vốn biết rõ nó gọi là bong bong tài chính, không thể lấy “tôi không biết” làm lời bào chữa như thiên tài khoa học cách đây 300 năm được nữa đâu.■ Tags: Isaac NewtonCổ phiếu
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Ông Trump lần 2 được Time bình chọn là 'Nhân vật của năm' NGHI VŨ 12/12/2024 Trong vòng chưa đến 10 năm, ông Trump hai lần được bình chọn là 'Nhân vật của năm' đầy danh giá của tạp chí Time.
Bộ trưởng Phan Văn Giang: Bảo đảm an toàn tuyệt đối lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội NAM TRẦN 12/12/2024 Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, yêu cầu phải làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối.
Bộ Nội vụ bác thông tin lan truyền về chế độ, chính sách với cán bộ trong tinh gọn bộ máy THÀNH CHUNG 12/12/2024 Bộ Nội vụ khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng liên quan nội dung đề xuất chế độ, chính sách với cán bộ trong tinh gọn bộ máy là không chính xác.
UBND TP.HCM chốt cho học sinh nghỉ Tết thêm 2 ngày HOÀNG HƯƠNG 12/12/2024 UBND TP.HCM vừa có văn bản tăng ngày nghỉ Tết Ất Tỵ cho học sinh các cấp thêm 2 ngày thành 11 ngày.