TTCT - Cách Picasso vặn vẹo không gian, đặt một dấu chấm hỏi thật lớn cho sự hình dung về mảng, khối và đường nét hóa ra có liên quan tới Thuyết tương đối của Einstein. Bức tranh cái thìa dài ngút tầm mắt chéo cả một bức tranh của Dali lại có thể coi là một đề xuất của nghệ thuật để minh họa cho bản chất vật chất của ánh sáng. Rồi nhân vật diễn viên xiếc của Seurat, tòa lâu đài bay trên không của Chagall đều có lời giải thích của cả hội họa lẫn vật lý... Ít nhất đó là lời giải thích của Leonard Shlain - tác giả cuốn sách Nghệ thuật & vật lí (*). Phóng to 1. Tác giả, không phải họa sĩ cũng không phải nhà vật lý, mà là bác sĩ phẫu thuật ổ bụng Leonard Shlain. Ông đã viết về mối liên quan giữa nghệ thuật và vật lý, nơi ông tự cho phép trí óc của mình mở rộng phạm vi hoạt động sang những vùng rộng lớn khác như nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật hội họa, triết học, âm nhạc, thơ ca, thần thoại học và vật lý khi ông đang trên giường bệnh điều trị khối u ác tính ở tuổi 37 (đó cũng là nguyên nhân khiến ông qua đời 34 năm sau đó). Cái nhìn của một người như vậy có tác dụng khích lệ rất lớn cho những thị dân, vốn rất rụt rè khi bị hỏi về ý kiến đánh giá tác phẩm nghệ thuật và không bao giờ có ý kiến gì về các hiện tượng, phát minh của vật lý. Tất cả những gì họ được trang bị khi bắt đầu đọc cuốn sách này là lòng tin vào tính chất khả dĩ của sự kết hợp những cái mới nhìn qua thì không có gì liên quan đến nhau. Người đọc ở đây có thể được tiếp cận với nghệ thuật - một hệ thống những hình tượng, ẩn dụ thông qua vật lý - môn khoa học của các khoa học với những con số và phương trình hoặc hoàn toàn ngược lại, thông qua định đề, định lý, định luật của các nhà vật lý để nhận ra rằng “một tác phẩm nghệ thuật thật sự có ý nghĩa là một tác phẩm chuẩn bị cho tương lai” mà nghệ sĩ là những người có năng lực thấu thị. 2. Với quan điểm “nghệ sĩ là những người trình bày cho xã hội một cách thức mới để nhìn thế giới trước khi các nhà khoa học phát hiện một cách thức mới để tư duy về thế giới”, tác giả đưa ra hết dẫn chứng này đến dẫn chứng khác về mối liên hệ giữa những sáng tạo về nghệ thuật và các phát minh khoa học, cách cả nghệ sĩ và nhà khoa học hiểu về thế giới thông qua không gian, thời gian và ánh sáng. Từ cách thức áp dụng cách phân chia không gian tuyến tính của Euclid đến khái niệm thời gian của Aristoteles, các tỉ lệ vàng có ảnh hưởng đến điêu khắc và kiến trúc Hi Lạp cổ đại ra sao; đêm dài Trung cổ được Giotto đánh thức như thế nào, rồi tiếp đó là cả một nền nghệ thuật điêu khắc, hội họa Phục hưng lừng lẫy với các phát hiện về không gian (luật phối cảnh), thời gian (không đồng thời thể hiện các sự việc khác nhau trong một tác phẩm), ánh sáng (vòng hào quang trên đầu các vị thánh theo đúng quy luật phản xạ ánh sáng và sáng tạo ra kỹ thuật vẽ bóng)... cả một lịch sử nghệ thuật được xây dựng lại dưới một cái nhìn khác. Không đi quá sâu vào việc phân tích các tác phẩm nghệ thuật, cũng không làm người đọc mệt mỏi ngụp lặn trong các khái niệm vật lý, tác giả đã dùng rất nhiều dẫn dắt và so sánh cụ thể, thú vị. Ông đặt Leonard de Vinci cạnh Newton để làm rõ mối tương đồng trong cách tư duy về thế giới của một nghệ sĩ và một nhà vật lý sống cách nhau hai thế kỷ. Những phát kiến vĩ đại của các nhà thiên văn đã bóp vỡ Trái đất thành bản đồ để đến đầu thế kỷ 17, Shakespeare đã đủ tự tin cho vua Lear trang trọng tuyên bố: “Nào hãy đập phẳng sự tròn trĩnh của Trái đất này”. 3. Cả cuốn sách là một hệ thống kiến thức thú vị và dày đặc, càng đọc càng thấy thú vị, khai sáng và mở rộng thêm mong muốn được tìm hiểu hơn nữa. Người đọc sẽ có cách nhìn khác về nghệ thuật từ một vị trí khác, trong một chiều không gian khác, từ đó biết đặt mình vào đâu trong hệ quy chiếu mới được tạo dựng giữa các thông tin và kiến thức mới về nghệ thuật và khoa học này. Hay ít ra, thay vì có một cách nhìn phiến diện và hoài nghi về khao khát đưa tháp nghiêng Pisa về tọa giữa Văn Miếu của các nghệ sĩ Việt Nam đương đại, tại sao không trở thành một Galileo trong chính tâm trí mình, bởi như lời Heisenberg được Shlain trích lại trong cuốn sách, cả khoa học và nghệ thuật đều giúp chúng ta vươn tới “những phần xa xôi hơn của thực tại”. __________ (*) Nghệ thuật & vật lí của Leonard Shlain, dịch giả: Trần Mạnh Hà, Phạm Văn Thiều, Nhà xuất bản Tri Thức phát hành.
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.