TTCT - Ngày rời khỏi sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đi du học, chẳng ai hiểu được sự lo lắng và nỗi cô đơn của tôi. Với một học sinh vừa tốt nghiệp THPT, tôi hoài nghi về tương lai của mình như chính con đường mà bố mẹ đã dọn sẵn... Phóng to Lúc vết thương sưng tấy là lúc tôi thấy lòng nhẹ nhàng, thoải mái nhất - Ảnh do nhân vật cung cấp Cô đơn ngay chính nơi đông người Nước mắt tôi rơi liên tục trên suốt quãng đường từ nhà ra sân bay. Bố mẹ tôi rất hãnh diện và vui mừng khi con trai được sang một đất nước hiện đại du học. Còn tôi thì ngổn ngang trong lòng, thậm chí phải nói là lo lắng. Chuyến bay cất cánh và đến nơi thời tiết là -200C. Cú sốc thời tiết là cảm giác đầu tiên tôi đón nhận tại nơi không phải là quê hương của mình. Mà có ở trên chính quê hương của mình, những năm học cấp III của tôi cũng không có nhiều bạn. Tôi bị chúng bạn chê là dân nhà quê, khù khờ đeo cặp kính dày cộm như đít chai và chẳng bao giờ biết đi bar hay nhậu nhẹt gì cả... Bố mẹ tôi suốt ngày gắn chặt trên bàn làm việc và ở những buổi tiệc sau giờ làm, đâu có thời gian nào cho tôi. "Trường học cách xa nhà trọ của tôi gần hai giờ đi xe buýt. Mỗi ngày tôi đều phải chịu đựng cái lạnh -20oC để chờ xe buýt hơn 30 phút. Cảm giác đứng dưới những lớp tuyết dày đặc và mũi nghẹt cứng không thể thở được kéo dài và ám ảnh trong tâm trí tôi. Tôi kể chuyện này cho mẹ tôi nghe nhưng bà gạt phắt đi bảo: “Con là con trai, người ta sống được, người ta làm được thì con cũng phải làm được! Đừng than thở!” và cúp máy." Những năm tháng học cấp III của tôi là chuỗi ngày chẳng có gì thú vị. Tôi học nội trú, ở trên trường từ sáng đến chiều. Trong giờ học thì tôi gà gật, còn tối khuya tôi lại nghiện nhạc rock metal. Tôi đeo tai nghe, mở to hai mắt và chìm đắm trong không gian âm nhạc riêng của mình. Tôi không thích ngủ vào ban đêm vì đó là thời gian tôi được vùng vẫy mà không phải chịu bất kỳ sự ràng buộc nào từ phía mẹ hay thầy cô. Bạn bè tôi có đứa nào thích nghe rock metal đâu chứ, mà bạn không mở miệng nói chuyện với tôi trước thì sao tôi có thể nói gì với chúng (!). Dần dần, bạn bè với tôi là khái niệm xa lạ và có khoảng cách. Tôi buộc phải đi học để “giữ gìn thể diện cho gia đình”. Cả bố mẹ tôi đều là công chức nhà nước và không muốn con của mình có bất kỳ khiếm khuyết hay sai sót nào làm ảnh hưởng đến mình. Bỏ quá khứ đó lại trong nước, tôi đến một đất nước mới với không ít lo âu. Tôi ở trọ cùng một người Trung Quốc. Yeng Yi ít nói, sống khá độc lập. Chúng tôi sống cùng nhau suốt hai năm nhưng số lần tôi và Yeng Yi nói chuyện với nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chủ đề của những cuộc trò chuyện đó là về... tiền điện, nước đã ký séc thanh toán hay chưa. Khoảng thời gian du học của tôi là chuỗi ngày nhàm chán giam mình trong phòng nhìn thẳng lên trần nhà đóng bằng gỗ thông giữ nhiệt. Trường học cách xa nhà trọ của tôi gần hai giờ đi xe buýt. Mỗi ngày tôi đều phải chịu đựng cái lạnh -200C để chờ xe buýt hơn 30 phút. Cảm giác đứng dưới những lớp tuyết dày đặc và mũi nghẹt cứng không thể thở được kéo dài và ám ảnh trong tâm trí tôi. Tôi kể chuyện này cho mẹ tôi nghe nhưng bà gạt phắt đi bảo: “Con là con trai, người ta sống được, người ta làm được thì con cũng phải làm được! Đừng than thở!” và cúp máy. Mẹ tôi vốn nghiêm khắc. Ngay từ nhỏ, chẳng bao giờ mẹ cho phép tôi than thở điều gì. Cuộc sống của tôi được mẹ lập trình sẵn và cứ thế thực hiện. Nguyên tắc của mẹ tôi là không thay đổi, không ý kiến và không phàn nàn. Tôi im lặng. Trường đại học của tôi là một ngôi trường đa văn hóa có nhiều sinh viên quốc tế. Tôi lại càng sốc hơn với cách đối xử của các nhóm sinh viên này. Tôi đi vệ sinh, những nam sinh người Chile rình rập đứng phía trên chụp ảnh và đăng lên website trường nhằm bêu riếu chọc ghẹo, thậm chí họ in ra và phát tán trong khắp lớp học. Tôi cảm thấy nhục nhã, xấu hổ và bị xúc phạm nhưng không biết lên tiếng như thế nào. Tôi bị tổn thương nhưng không biết tìm ai để giãi bày. Tôi không dám chống cự vì sợ trở thành nạn nhân của bạo lực giống như những trường hợp khác mà báo chí từng đưa tin. Sự kỳ thị còn lộ cả trong căngtin, mỗi khi bưng mâm cơm đến bàn nào ngồi, tôi cũng chỉ một mình và chẳng ai lại gần. Căngtin ồn ào náo nhiệt nhưng sao trong lòng tôi vẫn mãi u hoài về sự cô đơn không thể nói cho bất kỳ ai. Tôi lang thang trên mạng kiếm người trò chuyện nhưng cũng thất bại. Những người bạn qua mạng thì cách xa tận Việt Nam, họ không mấy mặn mà với người ở xa và không chắc rằng mối quan hệ này có được duy trì và phát triển hay không. Họ tán gẫu với tôi một hai dòng rồi im lặng, có người chỉ muốn làm quen để... quan hệ hoặc thậm chí là chat sex. Cứ như vậy, tôi dần chìm trong cảm giác bế tắc và lụi tàn... Vết thương Một ngày nọ, tôi từ trường trở về nhà trọ thì thấy tất cả đồ đạc đã biến mất. Yeng Yi không còn ở cùng tôi nữa. Cậu ta dọn hết đồ đạc đi không một tiếng báo trước. Trong phòng sạch trống chỉ còn lại vài bộ quần áo của tôi, những đồ sinh hoạt linh tinh... Cậu ta “bay đi” không một dấu tích để lại. Tiền nhà, tiền sinh hoạt phí cũng không thấy. Không thể hiểu nổi chỉ trong sáu giờ làm sao Yeng Yi có thể chuyển hết đồ đạc nhanh chóng như vậy? Tôi ngồi gục xuống sàn nhà, lăn ra nệm và nhảy cẫng lên như điên loạn. Tôi giam mình trong phòng, khóc thét, từ trên ghế thả mình rơi xuống nệm rồi lại nhảy vọt lên, rồi lại khóc. Đến khi mệt rã rời, tôi lăn ra nệm cầm dao lam rạch tay mình một cách vô tội vạ. Tôi ra cửa hàng mua sắm gần nhất mua về hơn một thùng bia. Hết uống bia rồi lại rạch tay. Tôi khắc lên tay mình những chữ như “Death” (cái chết), “Rescue” (giải thoát)... Tôi cảm thấy cuộc sống này không còn ý nghĩa gì với mình nữa. Tôi muốn tự hành hạ mình mới thỏa mãn được những tổn thương chất chứa trong lòng bấy lâu nay. Tôi phải làm cho mình càng đau càng tốt. Hết cắt vào tay, tôi xỏ khuyên, bấm tai bấm lưỡi, thậm chí là bấm rốn và cả chỗ kín. Vết thương hở ngày càng nhiều, cái này chưa lành thì cái khác xuất hiện. Tất cả giống như hậu quả của những tháng ngày chịu đựng. Chẳng hiểu sao tôi lại cảm thấy thỏa mãn và thích thú với việc làm này. Vết thương càng sưng tấy lên, chảy máu và cương mủ, tôi càng thấy thích. Có thể tôi đã bị nghiện chăng? Tôi trơ lì với cảm xúc của mình. Tôi chẳng cần đến trường nữa, chỉ ngồi trong phòng tự hành hạ mình là thích thú lắm rồi. Tôi không thể nghĩ là bố mẹ cho tôi sang đây du học. Có vẻ như họ tránh gặp gỡ tôi. Có lúc gần bốn tháng trời tôi không hề nhận được một cuộc điện thoại nào của cha mẹ gọi hỏi thăm. Cho đến một ngày... Tôi mua vé xe điện đi thật xa. Chẳng biết đi đến đâu, tôi bảo người bán vé cứ bán cho tôi vé đến nơi lạ nhất và rồi leo lên tàu. Tôi tự nhủ còn gì ý nghĩa nữa khi người thân đánh mất, bạn bè không thể đồng cảm và xã hội tránh xa? Tàu điện cứ đi, cứ đi, đến một vùng đất hoàn toàn mới. Chính miền đất xa lạ đó đã giải thoát tôi. Như một tia chớp bùng lên, tôi tự hỏi thế giới còn biết bao điều mới mẻ chờ tôi khám phá, tại sao tôi lại chọn cho mình những giải pháp tiêu cực như vừa qua? Tôi đã tự giải thoát mình từ sau chuyến đi vô định đó... Tôi bỏ học, trở về nhà. Gia đình tôi quá bất ngờ, nhưng không thể làm gì trước chuyện đã rồi. Tôi cũng mở lòng ra, tìm đến các nhóm bạn có cùng sở thích. Giờ tôi đang dần hồi phục. Bạn bè khuyên răn và chia sẻ với tôi nhiều hơn. Họ rủ tôi cùng đi du lịch, cùng thử leo núi và thư giãn đầu óc. Tôi đã khá hơn trước rất nhiều...
Đại biểu nói thông tư dạy thêm - học thêm chưa hiệu quả, Bộ trưởng nói việc đánh giá hơi sớm THÀNH CHUNG 19/06/2025 Chiều 19-6, Quốc hội chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, với người trả lời là Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Bloomberg: Mỹ có thể tấn công Iran trong tuần này NGỌC ĐỨC 19/06/2025 Một số quan chức Nhà Trắng cùng khẳng định ông Trump có thể sẽ ra lệnh tấn công Iran trong một vài ngày tới.
Ông Trump có toàn quyền ra lệnh tấn công quân sự tại Iran không? LIÊN AN 19/06/2025 Căng thẳng Iran - Israel dấy lên tranh cãi: ai quyết định tấn công: ông Trump hay Quốc hội, và dư luận có xoay chuyển tình thế?
Bà Paetongtarn nói gì với ông Hun Sen khiến chính trường Thái Lan phẫn nộ? NGỌC ĐỨC 19/06/2025 "Thực ra chú chỉ cần nói cho cháu biết chú muốn gì, cháu sẽ làm điều đó cho chú. Cháu đồng ý với chú rằng biên giới chung nên trở lại bình thường".