TTCT - Cuối cùng Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE) đã quyết định tung tiền mua trái phiếu của Ý để tránh khả năng vỡ nợ của Nhà nước Ý. So với Hi Lạp trước đó, nguy cơ Ý có những hệ lụy cực kỳ trầm trọng, thậm chí người ta nói đến khả năng “phá sản của hệ thống đồng tiền euro”. Phóng to Ông Berlusconi nói: “Trái tim tôi rớm máu khi nghĩ tới chuyện một trong những điều tốt đẹp mà chính phủ này từng làm được là chưa bao giờ thò tay vào túi người dân” - Ảnh: Telegraph 1. Ý là nước có nền kinh tế lớn đứng hàng thứ ba ở châu Âu, sau Đức và Pháp, giá trị tổng sản lượng GDP của Ý là 12% trên tổng sản lượng toàn bộ Liên minh châu Âu (EU), nhưng tăng trưởng kinh tế Ý hiện nay lại thấp nhất EU (chưa đến 0,1%). Nợ nhà nước của Ý hiện là 1.600 tỉ euro, lên đến khoảng 119% tổng sản lượng quốc gia. Tình hình khó khăn về kinh tế tài chính của Ý thời gian gần đây đã khiến sự cách biệt về giá trị công trái của Ý so với giá trị Bund của Đức lên đến 268 điểm - tính đến ngày 12-8-2011 (Bund là công trái nhà nước của Đức và vì kinh tế Đức là nền kinh tế vững và mạnh nhất hiện nay ở châu Âu, giá trị Bund được coi như nấc thang chuẩn để đánh giá giá trị thanh toán của công trái các nhà nước châu Âu khác). Nếu khoảng cách này càng tăng, có nghĩa là thị trường tài chính thế giới càng mất tin tưởng vào khả năng thanh toán của Ý. Trong khi đó, tình hình chính trị nội bộ của nước Ý hầu như... tê liệt vì cả chính phủ suốt mấy năm nay chỉ miệt mài lo giải quyết những vướng mắc về tư pháp liên quan đến các điều tra về hối lộ, tham nhũng của đương kim Thủ tướng Silvio Berlusconi. Trước tình hình này, EU không còn cách nào khác ngoài việc “áp chế” giải pháp tránh vỡ nợ cho nước Ý. Ngoài việc mua trái phiếu cho Nhà nước Ý giống như trường hợp của Hi Lạp, BCE cũng đưa ra những điều kiện buộc Ý phải giảm lập tức chi tiêu bằng cách gia tăng cắt giảm phúc lợi xã hội, điều mà trước nay Chính phủ Ý không có những quyết định cứng rắn. 2. Trước áp lực của BCE, hôm 12-8 Thủ tướng Berlusconi đã phải tuyên bố chính sách “thắt lưng buộc bụng” với “mệnh giá” là 45,5 tỉ euro cho hai năm 2012 và 2013. Nội dung của chính sách này là vừa tăng thuế, chủ yếu thuế thu nhập của người lao động, vừa cắt giảm phúc lợi xã hội, chủ yếu tăng các điều kiện lao động để có thể hưởng hưu bổng. Để giảm chi tiêu chính phủ, Ý sẽ cắt giảm 38 đơn vị tỉnh có dưới 300.000 dân cư và sáp nhập những đơn vị thành phố có dưới 100.000 dân cư. Nhờ đó sẽ giảm được 50.000 biên chế nhà nước. Chính phủ cũng dự trù cắt giảm chi tiêu của các bộ khoảng 18,5 tỉ euro trong hai năm tới. Chính phủ đề nghị “phụ thu” (tức là ngoài thuế lao động đã có ấn định trước xưa nay) thêm 5% (trong ba năm tới) trên thu nhập của lao động tự do (như bác sĩ, kỹ sư, tư vấn, buôn bán cửa hàng...) trên 90.000 euro/năm và 10% cho thu nhập trên 150.000 euro/năm Theo luật Ý, những dự luật khẩn cấp của chính phủ (như luật ban hành chính sách khắc khổ này) có hiệu lực ngay lập tức, nhưng trong 30 ngày thì quốc hội phải thông qua. Nếu sau 30 ngày mà quốc hội không thông qua thì luật sẽ trở nên mất giá trị. Dựa trên điểm này, cá nhân ông Berlusconi và một số bộ trưởng cũng đang đưa “sáng kiến” đổi nội dung của luật để khỏi mất lòng tin của cử tri (đại gia). Chính sách tăng thuế này bị các lực lượng đối lập và công đoàn đánh giá là tệ hại không những về “lượng” mà còn về “chất”, vì thành phần lao động bị tác động nặng nề nhất. Cắt giảm chi tiêu vẫn tập trung vào giới lao động, trong khi không đá động gì đến những đặc quyền đặc lợi của “giai cấp dân biểu” và của giới lãnh đạo chính trị. Thí dụ như dân biểu chỉ cần có tối thiểu năm năm hoạt động ở quốc hội - tức là một nhiệm kỳ - sẽ được hưởng hưu trí, trong khi đó người lao động bình thường phải có đến 35 năm “nghĩa vụ” mới được hưởng hưu trí lao động, tức là gấp bảy lần so với “nghề dân biểu”. 3. Một trong những đề nghị mà các lực lượng đối lập, chủ yếu là Đảng Dân chủ, đề ra là phải tăng áp lực thuế lên vốn tư bản, nhất là tăng cường các biện pháp trừng phạt nạn trốn thuế. Theo họ ước tính, nạn trốn thuế khiến nhà nước thất thu đến 240 tỉ euro, nên chỉ cần truy được 1/5 số thuế thất thu này thì cả nước sẽ không phải thắt lưng buộc bụng. Phe đối lập cho rằng Chính phủ Ý không đặt trọng tâm vào thanh trừng trốn thuế vì những người giàu có vốn tư bản, hoạt động trong các ngành nghề tự do này là những “cử tri đáng tin cậy” của chính phủ. Ngay sau khi chính quyền Berlusconi tuyên bố chính sách thắt lưng buộc bụng, tờ nhật báo lớn ở Ý La Repubblica đã thăm dò phản ứng của người dân. Đến 18g ngày 14-8 đã có hơn 30.000 độc giả tham gia trả lời, trong đó 47% cho rằng giới lao động trong biên chế nhà nước trả giá đắt nhất cho chính sách thắt lưng buộc bụng. Đến 94% cho rằng các biện pháp khắc khổ do chính quyền Berlusconi đề ra đã không có can đảm đụng đến đặc quyền đặc lợi của “giai cấp dân biểu” và chính khách. Tags: Trái phiếuEuroBerlusconiNgân hàng Trung ương châu Âu
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Đề xuất nền tảng bán hàng xuyên biên giới không hiện diện ở Việt Nam cũng bị đánh thuế NGỌC AN 22/11/2024 Với các nền tảng thương mại điện tử, nền tảng công nghệ số của doanh nghiệp nước ngoài tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam sẽ phải chịu thuế dù không có hiện diện.
Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM sẽ thành sàn diễn thời trang HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Hạnh phúc - Happy Forever là chủ đề show diễn thời trang thứ hai trong năm 2024 của nhà thiết kế Vũ Ngọc Tú và Đinh Trường Tùng, sẽ tổ chức ở Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;