TTCT - “Rồng con” NanoDragon là vệ tinh đầu tiên được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại VN. Những ngày qua, “Rồng con” đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng đam mê vũ trụ nói riêng và những ai theo dõi những bước tiến của khoa học, công nghệ VN nói chung. Các chuyên gia tham gia vào dự án phát triển NanoDragon. Ảnh: CTV Trao đổi với TTCT, TS Lê Xuân Huy - phó giám đốc Trung tâm Vũ trụ VN (VNSC) - cho biết đây là một dự án trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của VNSC nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030” mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm nay.Hoàn thiện từ mặt đất đến không trung* NanoDragon được cho biết là vệ tinh hoàn toàn “made in” VN. Mức độ tự chủ công nghệ của “Rồng con” này ra sao, thưa ông?NanoDragon đánh dấu bước tiếp theo trên chặng đường làm chủ công nghệ vệ tinh của VN. Trước đây, vệ tinh PicoDragon (2013) được làm trong nước nhưng rất đơn giản, có sự giúp đỡ nhiều của Trung tâm Hàng không Vũ trụ Nhật (JAXA). MicroDragon (2019) do 36 kỹ sư người VN làm trên đất Nhật. Với NanoDragon, toàn bộ quá trình thiết kế, lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm đều diễn ra ở VN, không cần sự hỗ trợ đáng kể nào về công nghệ từ các đơn vị khác. Đây là dự án trọn vẹn vì có đủ công đoạn chế tạo - phóng - vận hành trạm mặt đất. Việc tham gia lên kịch bản vận hành vệ tinh giúp đội ngũ 10 nhà khoa học chính tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhóm nghiên cứu tự chế tạo toàn bộ các cụm thiết bị đã có nhiều kinh nghiệm hoặc bắt buộc phải làm như hệ thống cấu trúc, mạch phụ trợ, toàn bộ phần mềm của vệ tinh và trạm mặt đất... Một số chi tiết cực kỳ quan trọng như khối nguồn, khối điều khiển trung tâm, khối thu phát lệnh và dữ liệu, chúng tôi tích hợp các thiết bị đã từng hoạt động ổn định trên quỹ đạo. Phần cứng trạm mặt đất cũng phát triển một phần, khi vận hành thực tế nâng cấp thêm cho phù hợp.Vệ tinh “Rồng con” NanoDragon. Ảnh: CTV * Quá trình phát triển NanoDragon hẳn gặp không ít thử thách, đặc biệt trong 2 năm “COVID-19” vừa qua?Dù đã có kinh nghiệm với PicoDragon và MicroDragon, chúng tôi phải đối mặt không ít thách thức. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế do dự án VNSC phải rà soát nhiều lần. Các hạng mục như trung tâm nghiên cứu phát triển, trạm mặt đất, thiết bị thử nghiệm vệ tinh... chưa được triển khai nên các công nghệ cần dùng cho NanoDragon còn khiêm tốn. Một số thiết bị công nghệ cao cần mua phải xử lý thủ tục nhập khẩu phức tạp hoặc không mua được.Trong khi đó, công nghiệp phụ trợ ở VN còn hạn chế: các công ty nhỏ trình độ kỹ thuật còn yếu, các công ty có kỹ thuật tốt không mặn mà với việc chế tạo sản phẩm đơn chiếc, lợi nhuận ít. Vì vậy, nhóm phải tìm đủ mọi cách triển khai các thiết kế theo mong muốn. Điều này khác biệt khá nhiều với vệ tinh MicroDragon được phát triển ở Nhật - nước có nền công nghiệp vũ trụ hiện đại, điều kiện tốt.Không bắt đầu sẽ không có gì* Nhắc đến khoa học vũ trụ, nhiều người thường nghĩ đến những chuyến đưa người vào không gian chinh phục Mặt trăng, sao Hỏa...Muốn chinh phục Mặt trăng, sao Hỏa phải có nền khoa học công nghệ, nguồn lực tài chính, nhân sự mạnh, duy trì hàng chục năm. VN có thể thử sức trong việc phát triển vệ tinh viễn thông, vệ tinh địa tĩnh có trọng lượng hàng tấn, hoạt động ở cao độ khoảng 24.000 - 36.000km dù không dễ dàng. Vệ tinh “Rồng con” NanoDragon. Ảnh: CTV Vì vậy, trước hết nên tập trung vào những đích đến thiết thực hơn: phát triển các vệ tinh quan sát Trái đất cỡ nhỏ vài trăm ký, độ cao vài trăm kilômet, đề bài sẽ đơn giản hơn, từ việc chế tạo, đưa vệ tinh lên quỹ đạo, truyền tín hiệu về mặt đất...Đây cũng là công nghệ đầu tiên trong danh sách 6 công nghệ vũ trụ đang hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đưa ra, để theo dõi biến đổi khí hậu, giám sát thiên tai, quản lý tài nguyên, rừng, nông nghiệp, hoạch định đô thị...Các mảng phổ biến khác như công nghệ định vị, dẫn đường bằng vệ tinh như GPS, công nghệ viễn thông để truyền thanh, truyền hình là hướng đi có thể ưu tiên trong nền công nghiệp vũ trụ VN. Phát triển vệ tinh chỉ là bước trung gian, dữ liệu thu được từ không gian vệ tinh sẽ không có giá trị nếu không được xử lý, tận dụng. Do đó cùng với thiết kế các vệ tinh mới là việc khai thác hiệu quả những gì mang lại bởi các vệ tinh này.* Ngành khoa học và công nghệ vũ trụ đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Đây có phải lĩnh vực chỉ dành cho những nước giàu có?Với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, kích thước của vệ tinh ngày càng nhỏ, thời gian chế tạo ngắn lại, yêu cầu công nghệ đơn giản hơn, đây là cơ hội cho các quốc gia như VN. Tuy nhiên, ta không nên nhìn dưới con mắt cạnh tranh mà cần có sự hợp tác, chia sẻ dữ liệu. Công nghệ AI, bigdata ngày càng tiến bộ, dữ liệu cần nhiều hơn, nếu VN đóng góp vào nguồn dữ liệu chung, chúng ta dễ dàng tiếp cận các nguồn dữ liệu khác, các kết quả được trích xuất từ đó. Quan trọng là nguồn lực của ta cần tập trung, tránh dàn trải, nếu không sẽ mãi phụ thuộc vào nước ngoài. Đến một lúc, các ứng dụng từ vệ tinh của quốc tế không thể tiếp cận được nữa, như Google Maps bị “đóng băng”, chúng ta sẽ ra sao? Không bắt đầu, chúng ta sẽ mãi không có gì trong tay.TS Lê Xuân Huy, phó giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh NVCC * Lần đầu tiên VN có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ, theo ông, đâu là những trọng tâm mà VN đặt ra?Mục tiêu tổng quát của chiến lược là ứng dụng rộng rãi thành tựu của khoa học và công nghệ vũ trụ, phấn đấu làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp các cảm biến quang học, radar cho vệ tinh quan sát Trái đất và phát triển thị trường, hỗ trợ khởi nghiệp, hình thành nền công nghiệp vũ trụ của VN. Chiến lược cũng nhấn mạnh việc làm chủ các công nghệ này, phù hợp với nhu cầu của VN trong 50 năm tới.Phải xác định không gian vũ trụ là một trong 5 không gian, gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, không gian mạng và không gian vũ trụ mà VN cần làm chủ để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Chúng ta cần thúc đẩy nhu cầu khai thác các ứng dụng từ công nghệ vũ trụ, tạo nhu cầu đủ hấp dẫn các thành phần kinh tế, các start-up cùng tham gia, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, rút ngắn khoảng cách để đóng góp vào các chương trình nghiên cứu chung của thế giới. Công nghệ vũ trụ cần sự đầu tư lớn về các nguồn lực tài chính, nhân lực, thời gian. Nếu không có sự đảm bảo về định hướng khó có tổ chức nào dám đầu tư. Việc xây dựng Luật vũ trụ là tiền đề để các thành phần khác yên tâm đầu tư, phát triển. Các chuyên gia tham gia vào dự án phát triển NanoDragon. Ảnh: CTV Cơ hội cho người trẻ* Nhiều bạn trẻ Việt ban đầu rất đam mê thiên văn, vũ trụ nhưng rồi phải dừng lại, chưa thể xem đó là con đường để dấn thân. Ông có lời khuyên gì?Đây là vấn đề rất khó để giải quyết ở thời điểm này, một phần vì chính sách đãi ngộ chưa bì được khu vực tư nhân, cơ hội việc làm cũng chưa nhiều. Vấn đề cốt lõi là từng bước xây dựng được nền “kinh tế vũ trụ”, ở đó hoạt động nghiên cứu và áp dụng công nghệ sẽ đem lại giá trị thực tế. Đến khi nhu cầu khai thác lớn, là trọng tâm phát triển, tự khắc đội ngũ nhân lực chất lượng cao sẽ quan tâm và được chú trọng.Trước đây, VN từng gửi nhiều bạn sang Nga học về hạt nhân nhưng sau sự cố ở Nhật (2011), nhiều dự án hạt nhân ở VN đã dừng vô thời hạn, nhiều bạn trẻ phải chuyển ngành. Hiện cái duy nhất chúng ta có là “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ tới năm 2030”, nhưng cần cụ thể hơn. Kế đó là môi trường làm việc cạnh tranh, cơ chế đãi ngộ đủ vững vàng cho cuộc sống gia đình và tạo cơ hội để các bạn trẻ học tập, nâng cao trình độ. Ở nước ngoài, vị trí trong ngành công nghệ vũ trụ luôn là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ vì lương cao, nhiều đãi ngộ. Còn ở VN, khi gặp nhiều bạn trẻ đam mê, muốn theo ngành, tôi chỉ biết động viên các bạn nuôi dưỡng đam mê, tiếp tục phát triển bản thân để chờ cơ hội tốt hơn. Tháng 10-2021 phóng lên quỹ đạoNanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5mm). Vệ tinh là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020”. Mục đích là dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (AIS), ứng dụng trong theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon cũng có thể dùng xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. Theo JAXA, vào 7h48 đến 7h59 ngày 1-10 (giờ VN), NanoDragon sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon 5 tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (Nhật). Cùng với NanoDragon là 8 vệ tinh khác của các trường đại học, viện nghiên cứu và công ty tư nhân của Nhật.Kinh phí chế tạo vệ tinh PicoDragon khoảng 90.000 USD (chưa kể chi phí phóng), còn vệ tinh MicroDragon là 600 triệu USD (cả chi phí phóng). Tags: Vệ tinhTrung tâm Vũ trụ Việt NamRồng conNanoDragonTS Lê Xuân Huy
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp lớn, quan trọng tại Mỹ DUY LINH 19/09/2024 Chuyến công tác từ ngày 21-9 tới là hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Mỹ đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới.
Ba lô mới, vở bút mới và nụ cười của học sinh vùng lũ Trấn Yên VĨNH HÀ 19/09/2024 Những học sinh vùng lũ ở Trấn Yên (Yên Bái) đón nhận niềm vui trẻ thơ, sau nhiều ngày cùng gia đình vượt qua đợt mưa lũ lịch sử.
Xuất hiện vết nứt chạy dọc núi, Quảng Nam khẩn cấp sơ tán dân trong đêm THÁI BÁ DŨNG 19/09/2024 Tối 19-9, Đồn biên phòng Đắc Pring (Bộ đội biên phòng Quảng Nam) cho biết sau nhiều giờ huy động cán bộ chiến sĩ cùng lực lượng địa phương, toàn bộ dân ở thôn 56B, xã Đắk Pre (huyện Nam Giang) đã được sơ tán tới nơi an toàn.
Nga tăng gấp 10 lần sản xuất drone TRẦN PHƯƠNG 19/09/2024 Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ tăng số drone sản xuất trong năm 2024 gấp 10 lần con số 140.000 để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine.