Rồng Indonesia

  30/11/2007 19:11 GMT+7

TTCT - Nói đến rồng Indonesia, chắc hẳn chúng ta nghĩ ngay đến loài rồng - kỳ đà komodo có thật, hay hình tượng rồng Trung Hoa do các di dân gốc Hoa mang đến quần đảo này. Song, người Indonesia vẫn có một loại rồng trong truyền thuyết mang dấu ấn văn hóa riêng của họ: rồng chim.

Phóng to
TTCT - Nói đến rồng Indonesia, chắc hẳn chúng ta nghĩ ngay đến loài rồng - kỳ đà komodo có thật, hay hình tượng rồng Trung Hoa do các di dân gốc Hoa mang đến quần đảo này. Song, người Indonesia vẫn có một loại rồng trong truyền thuyết mang dấu ấn văn hóa riêng của họ: rồng chim.

Rồng chim trong trí tưởng tượng của người Indonesia có thân tương đối ngắn, đuôi dài giống đuôi rắn, có vây, không chân, cánh khá to và biết bay. Thoáng nhìn, bất kỳ ai cũng có thể nhận ra loài rồng này hình thành từ sự phối hợp giữa hai con vật có thật là chim và rắn. Theo quan niệm của người Indonesia, rồng chim có chức năng bảo vệ giấc ngủ của các em bé, giúp linh hồn chúng không bị các thế lực siêu nhiên quấy rầy. Người ta tin rằng rồng chim sẽ đánh thức trẻ em sau giấc ngủ dài của tuổi thơ. Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của loài rồng chim này, song có ý kiến cho rằng có thể nó xuất phát từ sự kết hợp giữa chim thần Garuda và rắn thần Naga trong truyền thống văn hóa Ấn Độ.

Cánh đồng nhũ hoa

Phóng to
Đây không phải là một loại kim tự tháp, cũng chẳng phải các ụ rơm nhà nông mà là những ngọn đồi đá vôi mọc răm rắp khắp một vùng bình nguyên rộng tại hòn đảo Bohol thuộc Philippines. Người địa phương gọi đây là cánh đồng sôcôla.

Bohol tập trung 1.268 ngọn đồi lớn nhỏ có hình dáng của những ụ rơm vàng cao 30-120m so với mặt đất, trải rộng trên một diện tích khoảng 50km2. Đây là vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa khá dồi dào. Vào mùa mưa, những ngọn đồi phủ đầy cỏ xanh như tấm thảm, song đến mùa khô thì bề mặt ngả màu nâu vàng. Từ một vị trí cao nhìn ra xa, những ngọn đồi Bohol trông giống như những viên kẹo sôcôla vàng hình chóp. Với địa hình độc đáo như vậy, Bohol là nơi duy nhất trên thế giới sở hữu “những viên sôcôla” độc đáo này.

Phóng to
Giới khoa học cho rằng những quả đồi đá vôi này hình thành từ rất lâu đời do sự kiến tạo của vỏ Trái đất. Được biết các quả đồi này vốn cao hơn bây giờ, qua thời gian chúng bị bào mòn dần dưới những cơn mưa nhiệt đới.

Đến thăm cánh đồng sôcôla, ta sẽ nghe câu chuyện tình giữa chàng Arago và nàng Aloya khổng lồ. Chàng Arago vì quá yêu đã bắt cóc nàng Aloya về cánh đồng Bohol làm vợ. Aloya vì quá nhớ nhà, nhớ gia đình nên buồn bã, sinh bệnh rồi qua đời. Arago khóc thương vợ thảm thiết đến mức những giọt nước mắt của chàng nhỏ xuống khắp cánh đồng, từng giọt đông thành một quả đồi.

Rồng Philippines: Thủy quái Bakunawa

Phóng to

Trong thần thoại Philippines, rồng Bakunawa (còn gọi là Bakonawa, Baconaua, hay Bakonaua) là loài thủy quái khổng lồ sống ngoài biển khơi, là thần cai trị địa ngục, thần chết, thần nhật - nguyệt thực. Trong trí tưởng tượng, Bakunawa có thân hình giống loài cá biển (hoặc rắn biển) khổng lồ, miệng to bằng một chiếc hồ lớn, lưỡi đỏ, có đuôi, có cánh trên lưng, biết bay và rất hung tợn. Trong thần thoại, Bakunawa có cô em là rùa thần, thường để trứng trên cát và quay xuống biển mỗi khi nước dâng. Người dân thấy mỗi lần rùa xuống biển là mỗi diện tích hòn đảo bị thu nhỏ lại (triều cường). Họ sợ một ngày nào đó hòn đảo sẽ biến mất nên ra tay giết chết cô rùa. Oán giận loài người, Bakunawa quyết trả thù.

Phóng to

Bakunawa nuốt mặt trăng trong hội họa

Theo niềm tin truyền thống Philippines, đấng sáng thế Bathala tạo ra tất cả bảy mặt trăng trên bầu trời. Rồng Bakunawa lần lượt bay lên nuốt mất từng mặt trăng một cho đến mặt trăng cuối cùng. Lúc này, con người ở hạ giới lo sợ cầu cứu thần Bathala, thần mách họ đổ ra đường hò hét và tạo các âm thanh lớn nhằm xua đuổi Bakunawa. Bằng cách ấy, mặt trăng cuối cùng được nhả trở lại bầu trời.

Tuy nhiên, người ta tin rằng vào những thời khắc nhất định, rồng Bakunawa sẽ bay trở lại bầu trời để nuốt mặt trăng cuối cùng này. Từ đó trở đi, hễ mỗi lần có nhật thực hay nguyệt thực, người Philippines xưa đều nghĩ rằng Bakunawa lại xuất hiện, họ đổ ra đường đánh trống, chiêng, thanh la cho đến nồi, niêu, xoong, chảo, thùng rỗng... trên tay và hò hét với hi vọng rồng Bakunawa sợ mà thoái lui xuống đáy đại dương.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận