TTCT - Đúng với nguyên tắc "vừa đánh vừa đàm" mà trưởng nhóm đàm phán Nga tại Istanbul Vladimir Medinsky nói, Nga đã bắt một tàu dầu Estonia ngay ngày cuối tuần 18-5 ngay trước điện đàm Donald Trump - Vladimir Putin chiều thứ hai 19-5. Tàu lớp Skjold của hải quân Na Uy (phía trước) bắn đạn thật trong một cuộc tập trận ngày 7-6-2022 trên biển Baltic. Ảnh: AFPTheo Gazeta.ru, tàu chở dầu Green Admire thuộc sở hữu công ty Aegean Shipping - Hy Lạp, mang cờ Liberia, đã bị Nga bắt giữ khi đang di chuyển qua lãnh hải Nga. Theo cổng thông tin Marine Traffic chuyên theo dõi hoạt động tàu thuyền, Green Admire rời cảng Sillamäe của Estonia vào tối 17-5 và dự kiến đến Rotterdam ngày 22-5. Bộ Giao thông Estonia lưu ý đây là lần đầu tiên một tàu bị bắt giữ ở vùng biển Nga.Biển Baltic không êm ảTheo Bộ Giao thông Estonia, lộ trình của tàu tuân thủ đường đi đã được Nga, Estonia và Phần Lan chấp thuận cho hàng hải dân sự. "Khi rời cảng Sillamäe, tàu thuyền di chuyển qua lãnh hải của Nga vì tuyến này an toàn hơn cho tàu lớn so với đi lại giữa các vùng nước nông ở vùng biển Estonia", Estonia giải thích. Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Margus Tsahkna gọi hành động của Matxcơva là bất ngờ, bởi lộ trình con tàu đã được thống nhất trong khuôn khổ các thỏa thuận hiện có. Theo luật hàng hải quốc tế, các quốc gia ven biển có quyền kiểm tra và kiểm soát tàu thuyền trong vùng lãnh hải của mình nếu có nghi ngờ liên quan đến an ninh hoặc việc tuân thủ lệnh trừng phạt.Green Admire chẳng qua chỉ là nạn nhân của cuộc chiến tranh hỗn hợp giữa Nga và phương Tây, trên nền cuộc chiến Nga - Ukraine. Đài Đức Deutsche Welle 19-5 dẫn lời ông Tsahkna nói ngày 13-5, một máy bay chiến đấu của Nga đã xâm phạm không phận Estonia để bảo vệ một tàu chở dầu thuộc "hạm đội ngầm" của Nga. Tàu Jaguar này đang di chuyển dưới cờ Gabon ở vùng biển trung lập của vịnh Phần Lan. Quân đội Estonia đã cố ép tàu chở dầu tiến vào vùng lãnh hải Estonia, nơi họ có quyền bắt giữ tàu. Bất chấp những nỗ lực này, Jaguar vẫn tiếp tục di chuyển về phía Primorsk, cảng nạp dầu lớn nhất của Nga trên biển Baltic. Các video đăng trên Telegram cho thấy hình ảnh dường như là máy bay chiến đấu Su-35 của Nga mà chính quyền Estonia cho biết đã xâm phạm không phận nước này.Ngược lại, phía Nga cho biết vài tháng qua, Estonia đã tích cực tham gia hoạt động chống lại các tàu chở dầu Nga. Ngoài sự cố tàu Jaguar, vào tháng 4, người Estonia đã lên tàu chở dầu Kiwala treo cờ Djibouti đang trên đường đến Nga, và giam giữ thủy thủ đoàn trong hai tuần.Vụ Nga bắt tàu Green Admire là hành động trả đũa cho các hoạt động này của Estonia. Lập luận của Nga là "họ tấn công tàu chúng tôi ở vùng biển trung lập. Đây hoàn toàn là hành vi hải tặc. Chúng tôi kiểm tra tàu của họ trong vùng biển của chúng tôi - chúng tôi có mọi quyền hợp pháp để làm như vậy", như chính trị gia Ukraine thân Nga Oleg Tsarev viết trên Telegram.Ngoại trưởng Tsakhkna bình luận trên X rằng sự cố "là một ví dụ nữa cho thấy Nga gây ra mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ ở Ukraine mà còn với toàn thể NATO". Ông lưu ý rằng với sự giúp đỡ của "hạm đội ngầm", Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu dầu để né tránh lệnh trừng phạt của phương Tây.Sự cố Green Admire xảy ra trong bối cảnh các biện pháp chống hạm đội ngầm này đang được thắt chặt. Theo Viện Brookings của Mỹ, tính đến đầu năm 2025, đội tàu hoạt động ngầm của Nga có 343 tàu chở dầu, trong đó 77% nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, EU và Anh. Gazeta.ru cho biết Hội đồng Các quốc gia vùng Baltic đã nhất trí hành động chung để chặn trước tàu bị nghi ngờ tham gia hạm đội ngầm, thậm chí trước khi chúng tiếp cận khu vực này - tại eo biển Đan Mạch. Đức và Thụy Điển sau đó cũng tham gia hoạt động này.Ảnh: Reuters"Hạm đội ngầm" làm gì?Tờ báo đối lập Nga Novaya Gazeta trong một bài điều tra cuối năm 2024 cho biết sau khi tấn công Ukraine và chịu lệnh trừng phạt, Nga bắt đầu tích cực phát triển đội tàu hoạt động ngầm. Theo các công ty phân tích Windward và Vortexa, các đội tàu trên thế giới được chia thành ba nhóm: hạm đội trắng, tức tàu chở dầu tuân thủ lệnh trừng phạt và các quy tắc thương mại; hạm đội xám, tàu có hoạt động ở khu vực pháp lý không ổn định, thường xuyên thay đổi cờ; và hạm đội đen, tàu thuyền trốn tránh lệnh trừng phạt, vô hiệu hóa thiết bị nhận dạng và làm giả lộ trình.Hạm đội ngầm của Nga bao gồm cả hai nhóm xám và đen, thuộc sở hữu các tổ chức ẩn danh được đăng ký tại các quốc gia như Panama, Liberia, Malta, quần đảo Marshall và Gabon.Các khái niệm nói trên ra đời vào những năm 2010, liên quan đến Iran và Venezuela, những nước có nhu cầu với các loại tàu này để lách lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, tàu của Iran tắt thiết bị nhận dạng và thường xuyên đổi cờ để đánh lừa người giám sát, trong khi các công ty dầu mỏ Venezuela thuê hàng chục tàu chở dầu đăng ký tại các nước lỏng lẻo về quy định tàu thuyền.Sau khi Nga bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine năm 2022, Hoa Kỳ, EU và các nước G7 đã áp lệnh trừng phạt chống mua bán và vận chuyển dầu Nga. Matxcơva đáp trả bằng cách mua lại tàu chở dầu cũ và tạo ra hạm đội ngầm lớn nhất thế giới. Đến tháng 3-2023, đội tàu này lên tới khoảng 600 tàu, tăng 25-30 tàu mỗi tháng. Hạm đội này sử dụng các kỹ thuật vô hiệu hóa AIS (hệ thống nhận dạng tự động); làm giả giấy tờ về nguồn gốc dầu chuyên chở; thường xuyên thay đổi cờ để che giấu quốc gia đăng ký… Điều này khiến việc chứng minh các hành vi vi phạm cấm vận của các tàu này, bao gồm cả việc gây sự cố tràn dầu, trở nên đặc biệt khó khăn.Đội tàu ngầm của Nga đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì xuất khẩu trong bối cảnh trừng phạt quốc tế. Theo Vortexa, khoảng 30% lượng dầu xuất khẩu của Nga là qua đội tàu này, tương đương 1,4 triệu thùng mỗi ngày. Năm 2023, Nga thu được hơn 6 tỉ đô la chỉ từ đội tàu này. Hiện đội tàu ngầm vẫn vận chuyển khoảng 10% lượng dầu của Nga và những nước mua dầu chính vẫn là Ấn Độ và Trung Quốc. Vortexa mặt khác cũng nhấn mạnh khía cạnh môi trường do nhiều tàu không có bảo hiểm đáng tin cậy, khiến trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu, trách nhiệm khắc phục hậu quả có thể bị bỏ mặc cho các quốc gia có vùng nước bị tràn dầu.■ Năm ngoái, Mỹ đã hai lần áp lệnh trừng phạt với tàu và chủ tàu có liên quan đến vận chuyển dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần đã định. EU cũng xây dựng một gói lệnh trừng phạt mới nhằm chống hạm đội ngầm của Nga, được thống nhất vào cuối năm 2024 và có hiệu lực vào tháng 2-2025. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thể ngăn chặn hoàn toàn việc lách lệnh trừng phạt. Ngoài nguyên nhân kỹ thuật, khó khăn còn ở Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, bảo đảm quyền "đi lại vô hại" qua vùng lãnh hải. Nguyên tắc này gây khó khăn cho việc bắt giữ tàu thuyền. Ngoài ra, lợi nhuận cao từ việc buôn bán dầu mỏ cũng bù đắp được rủi ro bị trừng phạt. Các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ cũng không muốn thực hiện các biện pháp quá cứng rắn chống lại hạm đội ngầm để duy trì khả năng tiếp cận dầu giá rẻ và tránh đối đầu với Nga. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chiến sự Nga - Ukraine Tiếp theo Tags: Đội tàu ngầm của NgaUkraineBiển BalticTổng thống Mỹ Donald TrumpHạm đội ngầm
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tổ chức Trung ương CHINHPHU.VN 27/05/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh nhân sự lãnh đạo các cấp trong giai đoạn mới phải hội tụ đủ đức, đủ tài, đủ tâm, đủ tầm, đủ sức, đủ nhiệt huyết cách mạng để gánh vác trọng trách lịch sử của đất nước.
Tổng thống Hungary nắm tay Phu nhân, dạo phố đêm Hà Nội ngay sau khi đến Việt Nam DUY LINH 27/05/2025 Tối 27-5, không lâu sau khi đến Hà Nội, Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân đã cùng nắm tay nhau, dạo bước trên bờ hồ Hoàn Kiếm và cảm nhận cuộc sống về đêm tại Việt Nam.
Tổ trưởng chuyên gia chấm gói thầu liên quan Tập đoàn Sơn Hải hết hạn chứng chỉ hành nghề? QUỐC NAM 27/05/2025 Theo hình ảnh trên hệ thống quản lý cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu của Bộ Tài chính, chứng chỉ hành nghề đấu thầu của ông Vũ Ngọc Trụ - tổ trưởng tổ chuyên gia chấm thầu gói thầu của Tập đoàn Sơn Hải - chỉ có thời hạn đến 18-10-2023.
Nổ lớn tại nhà máy hóa chất ở Trung Quốc, 5 người thiệt mạng NGHI VŨ 27/05/2025 Hiện cơ quan chức năng địa phương vẫn đang tiến hành khắc phục hậu quả vụ nổ, người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang. 6 người còn đang mất tích.