Mẹ tôi sau khi mổ bướu giáp được ít lâu, đi tái khám được bác sĩ khuyên khám nội tiết vì có dấu hiệu suy tuyến giáp. Xin bác sĩ cho biết sự việc có liên quan gì nhau? H.H.Ly (Bình Dương) Khám, kiểm tra bướu cổ trước khi quá muộn - Ảnh:N.C.T. Cân nhắc chuyện mổ Không ít bệnh nhân (BN) đến khám bác sĩ nội tiết vì những biểu hiện của suy giáp sau khi đã mổ bướu giáp từ vài tháng đến vài năm. Sau mổ một năm, có người thấy hay mệt và lên cân. Có người sau 5-7 năm mổ bướu giáp, rồi mổ lần hai... đến khám bác sĩ phẫu thuật được phát hiện suy giáp, bác sĩ khuyên đi khám nội tiết. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến bướu giáp cần phẫu thuật cắt bướu, chẳng hạn ung thư tuyến giáp, bướu giáp to chèn ép gây nghẹt thở, hoặc vì có một hoặc vài nhân giáp, hay vì nang giáp, bệnh Basedow (một bệnh cường năng tuyến giáp tự miễn). Ngoại trừ ung thư giáp (là một chỉ định mổ tuyệt đối), tất cả những lý do còn lại đều rất hạn chế mổ, nghĩa là phải hết sức cân nhắc. Cuộc mổ nào cũng có những nguy cơ tiềm tàng. Đối với phẫu thuật cắt tuyến giáp, những nguy cơ này có thể là chảy máu sau mổ, hạ canxi máu thoáng qua hay vĩnh viễn, khàn giọng mất tiếng do cắt nhầm dây thần kinh nói (tên y khoa là dây thần kinh quặt ngược), hoặc suy giáp về sau do cắt mất quá nhiều mô giáp. Trong đời thực, nhiều BN đến sau lần mổ bướu giáp to, tại thời điểm phẫu thuật chức năng tuyến giáp vẫn bình thường. Chỉ định mổ trong những trường hợp này rất ít, chỉ dành cho người bướu giáp to quá nhìn xấu, bướu giáp phát triển vào trong hay thòng xuống dưới chèn ép cơ quan lân cận gây khó thở, khó nuốt (sự chèn ép cơ học). Suy giáp không ai giống ai Một khi suy giáp xảy ra, nếu diễn ra sớm sau mổ còn có hi vọng hồi phục chức năng tuyến giáp sau một thời gian. Suy giáp muộn tức xảy ra sau mổ cắt tuyến một hai năm, suy giáp này thường vĩnh viễn. Mức độ nặng của suy giáp thay đổi tùy từng người, từ nhẹ đến nặng. Vì vậy triệu chứng cũng rất thay đổi, từ không có triệu chứng đến ít triệu chứng như lên ký hay thấy lành lạnh, ăn uống khó tiêu nhè nhẹ, nặng thì đầy đủ triệu chứng như chậm chạp, lờ đờ, trầm cảm hay táo bón, giọng nói khàn đục, người nặng nề, phù căng tay chân. Người suy giáp nặng có thể bị rối loạn tâm thần, hạ natri máu, tăng lipid máu nặng, và sợ nhất là biến chứng tim mạch. Vì triệu chứng suy giáp âm thầm nên những BN từng mổ cắt bán phần hay toàn phần tuyến giáp nên thử lại chức năng tuyến giáp trong vòng 6-12 tháng sau mổ, và theo dõi ít nhất là 2-3 năm. Sau thời gian này xuất độ bị suy giáp có khuynh hướng giảm dần theo thời gian, nghĩa là sau 2-3 năm không suy giáp thì tỉ lệ mắc phải sau đó có thể rất thấp, việc thử máu sẽ thưa dần đến không cần thiết, chỉ theo dõi biểu hiện khác thường trong cơ thể mình mà thôi. Thay cho điều trị phẫu thuật, bướu giáp lành tính có thể được điều trị nội khoa. Bệnh nhân nên hạn chế ăn su hào, bắp cải, súp lơ, đậu nành... vì các nhà khoa học cho rằng chúng có chứa những chất sinh bướu. Trên thực tế cũng không cấm hoàn toàn, nếu hay ăn thì nên hạn chế, còn 2-3 tuần mới ăn vẫn chấp nhận được. Thiếu hụt iôt cũng bị quy kết là một trong vài nguyên nhân gây bướu giáp lành tính. Do vậy ăn muối iôt được khuyến khích cho người hoàn toàn không có bất thường cường năng tuyến giáp. Thuốc levothyroxine, một hormone tuyến giáp tổng hợp, có thể được dùng trong một số trường hợp bướu mới phát triển, người bệnh còn trẻ. Việc dùng thuốc cũng rất cân nhắc, không có lợi cho người có tuổi (thậm chí còn bất lợi), người mang bướu đã rất nhiều năm (hi vọng bướu co nhỏ thể tích là rất ít). Nếu lỡ bị suy giáp sau mổ và là suy giáp vĩnh viễn, người bệnh phải điều trị suốt đời để tránh những biến chứng vừa nêu. Liều lượng luôn do bác sĩ chuyên khoa điều chỉnh cho phù hợp với từng người, không có liều thuốc cố định như uống panadol bởi không ai bị suy giống ai, cơ thể của người này cũng không giống người nọ. May thay, người bệnh suy giáp rất thưa đi bác sĩ, có khi nhiều tháng mới tái khám, nhất là khi đã điều chỉnh được liều thuốc thích hợp. Nhưng BN nên nhớ uống thuốc đều, đi khám theo hẹn hoặc khi có bất kỳ biểu hiện khác thường, không tự ý ngưng hay tăng liều. (*): Bài viết không đề cập đến suy giáp do nguyên nhân phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Tags: Suy giápMổ cắt bướu giáp
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Hàn Quốc muốn mở rộng hợp tác công nghệ cao, hạ tầng giao thông với Việt Nam DUY LINH 15/10/2024 Đây là bày tỏ của ông Chang Ho Jin, cố vấn đặc biệt về ngoại giao và an ninh của tổng thống Hàn Quốc, trong cuộc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
La Nina sắp xuất hiện, thời tiết ở Việt Nam sẽ ra sao? CHÍ TUỆ 15/10/2024 Dự báo từ tháng 11 năm nay, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-70% và mùa mưa ở Trung Bộ có thể kết thúc muộn, miền Bắc khả năng xuất hiện rét đậm rét hại kéo dài.
NÓNG: Hàn Quốc công bố 11 khu vực nguy hiểm trên biên giới liên Triều TUỔI TRẺ ONLINE 15/10/2024 Nhà chức trách Hàn Quốc công bố 11 khu vực nguy hiểm ở biên giới liên Triều, trong khi Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế.
Tập đoàn Sun Group đề xuất làm đường ven sông Sài Gòn 8-10 làn xe ĐỨC PHÚ 15/10/2024 Sun Group đề xuất làm đường ven sông Sài Gòn từ Củ Chi đến cầu Cần Giờ dài 78,2km từ 8-10 làn xe, thay vì chỉ 3-4 làn.