TTCT - Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc, giá mua tăng khiến nhiều người đổ xô đầu tư vào cây sầu riêng. Nhiều người giàu lên nhờ trồng sầu riêng, nhưng cũng không ít người phải bán vườn vì không "theo" nổi. "Tỉ phú sầu riêng" Dương Văn Đây bên gốc cây sầu riêng 30 tuổi ở cù lao Ngũ Hiệp. Ảnh: MẬU TRƯỜNG Đầu tháng 7, cuối vụ sầu riêng nên con đường tráng nhựa dọc theo cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) thưa vắng xe cộ. Hai bên đường, nhiều nhà mới xây, có cả những biệt thự sang trọng của các chủ vườn sầu riêng. Tôi được một người dân chỉ: căn nhà sang trọng nhất, có mặt sớm nhất trên cù lao là nhà của "tỉ phú sầu riêng" Dương Văn Đây.Đi vài chục mét gặp một tỉ phúÔng Đây năm nay 68 tuổi, trồng sầu riêng trên cù lao Ngũ Hiệp đã 30 năm. Nhờ cây sầu riêng, ông cất được căn nhà bề thế giá hơn tỉ bạc vào năm 2010. Cũng như nhiều người khác, gia đình ông Đây đến cù lao trồng nhiều loại cây rồi mới thử trồng sầu riêng. "Ban đầu, tôi trồng giống sầu riêng khổ qua, một cây giống đổi ngang một giạ lúa (20kg), trồng thử cho biết. Rồi thấy trái sầu riêng bán có giá nên người ta rủ nhau trồng. Mãi đến năm 1990 tôi mới thật sự chú trọng việc trồng sầu riêng", ông Đây kể.Vườn của ông Đây có những gốc sầu riêng to vòng tay người ôm không hết. Ông cho biết đó là những cây sầu riêng đời đầu giúp ông tạo nên cơ nghiệp hôm nay. Ông Đây bắt đầu trồng sầu riêng với 3.000m2 đất, rồi gom tiền bán sầu riêng mỗi mùa mua thêm. Đến nay, vườn sầu riêng của ông Đây rộng 2,7ha. Vụ sầu riêng năm 2024, vườn của ông hái được 35 tấn trái sầu riêng, thu 3,5 tỉ đồng.Nhưng bám trụ được với loại cây khó tính như sầu riêng không dễ. Trong 15 năm qua, ông cũng như hàng ngàn người dân trồng sầu riêng khác tại miền Tây phải trải qua 3 đợt hạn mặn: đợt năm 2015, 2016, năm 2020 và đợt cuối cùng là năm 2023 - 2024. Đợt hạn mặn năm 2020, ông Đây phải mua nước ngọt bơm vào mương vườn để cứu sầu riêng, đợt hạn năm ngoái cũng áp dụng cách này nên đỡ thiệt hại. Quanh vườn có đường bê tông để vận chuyển trái sầu riêng sau khi thu hoạch. Ông Đây dự tính mua xe điện để chở sầu riêng từ vườn ra lộ lớn.Cách đây 5 năm, bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền đem cây sầu riêng về vùng đất lũ xã Phú Nhuận (huyện Cai Lậy) trồng thì ai cũng cản bởi ý tưởng viễn vông. Đến năm 2024, vườn sầu riêng hơn 6.000m2 với 53 gốc của bà Huyền cho trái vụ đầu tiên đã bán được 600 triệu đồng. "Năm đầu, tôi vừa xuống giống sầu riêng thì gặp mùa nước nổi, tôi thuê thợ xây tường bao chắn nước tốn 200 triệu đồng. Tôi phải lên mạng, tìm về các vườn sầu riêng lâu năm để học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây những giai đoạn quan trọng", bà Huyền nói.Người dân vùng chuyên canh cây sầu riêng ở Tiền Giang nói vui rằng vùng này đi vài chục mét là gặp một tỉ phú. Vùng này giờ tìm triệu phú đô la (nhờ sầu riêng) cũng có. Chúng tôi chưa được gặp triệu phú đô la sầu riêng nhưng vùng nào có những người trồng sầu riêng lâu năm thì nhà cửa khang trang, xe hơi đậu trước cửa.Tan giấc mộng đổi đờiCây sầu riêng vốn "đỏng đảnh, khó chiều" nên trồng sầu riêng đòi hỏi phải có vốn đầu tư lâu dài, có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, những vùng đất không thuận lợi càng tốn chi phí hơn. Không ít người phải ngậm ngùi bỏ cuộc giữa chừng vì không lường trước những khó khăn khi dính vào loại trái cây vua nhiều lợi nhuận này.Bà Huyền giữa vườn sầu riêng xanh mát trên đất lũ xã Phú Nhuận (Cai Lậy, Tiền Giang). Ảnh: HOÀI THƯƠNGÔng Nguyễn Văn Sang (42 tuổi) chuyển 6 công đất ở huyện Cai Lậy (phía bắc quốc lộ 1) từ trồng lúa sang trồng sầu riêng từ 3 năm trước. "Trước đây trồng lúa chỉ thu được khoảng 20 triệu đồng/năm. Thấy những vườn sầu riêng có vài công đất nhưng người ta kiếm bạc tỉ tôi ham quá nên quyết định đổ vốn để theo", ông Sang kể.Nhưng sau 3 năm chăm sóc hơn 100 gốc sầu riêng, ông Sang kham không nổi. Vốn liếng tích cóp đổ hết vô đầu tư cây giống, phân thuốc, công cán. Chi phí sinh hoạt của gia đình không có nguồn thu nhập thường xuyên nào để trang trải. Nhiều lần ông Sang có ý định "buông tay", bán hoặc cho thuê vườn lấy vốn tìm kế khác làm ăn. Nhưng nhìn về vườn sầu riêng, ông vẫn cố lạc quan khi tính toán: 3 năm nữa sẽ có thu, nếu năng suất khoảng 1 tấn trái/công, giá 100.000 đồng/kg thì chỉ cần một năm thu hoạch đã đủ vốn. Mỗi năm sau có thể thu lợi từ 300 đến 400 triệu đồng, vẫn là quá tốt so với trồng lúa.Chuyện của ông Nguyễn Đình Linh (huyện Cai Lậy) bi đát hơn. Ông dốc hết vốn liếng đầu tư 3 công sầu riêng mấy năm trước, nay ông phải rao cho thuê vườn. Mấy năm chăm sóc sầu riêng, chi phí bỏ ra ngày càng lớn, không có hoa lợi nên gia đình ông phải chi tiêu tằn tiện, chắt bóp. Giờ chịu hết nổi, ông lại không muốn bán vườn nên quyết định cho thuê, lấy ít tiền làm vốn buôn bán. Vườn sầu riêng có 55 gốc đã được 4 năm, chuẩn bị ra trái chiến (trái mùa đầu), ông Linh rao cho thuê 1,2 tỉ đồng trong 12 năm nhưng không ai chịu giá. Gần đây, ông hạ giá còn 950 triệu đồng, người thuê đưa trước 500 triệu đồng, phần còn lại trả sau 3 năm mà vẫn chưa tìm được ai thuê vườn.Trong đợt sốt giá sầu riêng hơn 2 năm trước, bà Nguyễn Thị Châu Em (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) dốc hết tiền của, vay mượn để đầu tư lên mô đất trồng sầu riêng trên đám ruộng 5.000m2 với mong muốn đổi đời. Qua 2 năm chăm sóc, vườn sầu riêng của bà vẫn còi cọc, cháy lá. Không có nhiều vốn, lại không am hiểu kỹ thuật, sau hơn 2 năm cầm cự, bà Châu Em quyết định bán đất trả nợ. "Có mấy người vô xem nhưng họ chê sầu riêng không tốt, phải đầu tư lại tốn kém nên họ ép giá quá. Tôi kẹt tiền lắm mới bán chứ không thì tôi cũng ráng đeo, giờ giá sầu riêng hiện cao nhất trong các loại nông sản ở đây", bà Em nói.Trồng sầu riêng theo phong trào đã được nhiều cơ quan chức năng và các nhà khoa học cảnh báo. Trong một hội thảo khoa học về sầu riêng tại huyện Cái Bè năm 2023, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên trưởng khoa nông nghiệp (Đại học Cần Thơ), nói thẳng: vùng đất trũng phèn như ở Tân Phước (Tiền Giang) chỉ phù hợp các loại cây như khóm, nếu trồng sầu riêng thì sẽ tốn rất nhiều chi phí cải tạo đất, không có lợi nhuận.Hoặc những vùng có nguy cơ bị ngập lụt như Đồng Tháp Mười, nếu không có đê bao thì cũng không phù hợp trồng sầu riêng. Ngay cả những vùng có cống ngăn mặn nhưng nếu không chủ động được nguồn nước tưới thì vào mùa khô sẽ bị xì phèn, không tốt cho cây sầu riêng.Đến nay, những cảnh báo ấy đã thành hiện thực. Nhiều vườn sầu riêng trong các khu vực đất ngập lụt, đất phèn, không hợp thổ nhưỡng bị còi cọc, không phát triển, bị nhiều loại sâu bệnh mặc dù chủ vườn đã bỏ ra chi phí lớn để làm đất, mua phân, giống, thuốc chăm sóc cây. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, hiện có khoảng 5.600ha sầu riêng bị cháy lá nằm ở huyện Cai Lậy và Cái Bè.■ Năm 2022, sầu riêng Việt Nam chính thức được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường tỉ dân Trung Quốc. Sầu riêng được xuất khẩu, giá tăng cao đã tạo nên một cơn sốt chuyển đất trồng lúa và các loại cây khác sang trồng sầu riêng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nhiều diện tích đất trong vùng ngập lụt, nhiễm phèn cũng được nông dân chuyển sang trồng sầu riêng.Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong năm 2023, diện tích sầu riêng của Việt Nam khoảng 131.000 ha, tăng gần 20% so với năm 2022. Từ năm 2013 đến 2023, diện tích sầu riêng ở các tỉnh ĐBSCL tăng 20.600ha (từ 12.600ha thành 33.200ha). Diện tích sầu riêng ở ĐBSCL chiếm hơn 34% diện tích cả nước, tập trung ở TP Cần Thơ và các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng.Phong trào trồng sầu riêng lan ra rất nhanh ở các tỉnh miền Tây. Từ vùng trồng truyền thống ở cù lao Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và huyện Chợ Lách (Bến Tre), cây sầu riêng hiện có mặt khắp các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Cần Thơ…Riêng huyện Cái Bè (Tiền Giang) trong hai năm 2021-2022 đã chuyển 1.400ha đất lúa sang trồng cây ăn trái, trong đó có 930ha sầu riêng. Tags: Tỉnh Tiền GiangTrồng sầu riêngMiền Tây Nam bộSầu riêng
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".