Tôi không rõ mọi chuyện bắt đầu từ đâu, tôi yêu con trai vô bờ, nó ngoan ngoãn có, tinh nghịch có, cứng đầu cũng có. Lần đầu tôi phải lên gặp cô giáo vì cháu lười học, lớn chút nữa là vì trốn tiết, rồi để tóc dài quá quy định nhà trường và... đánh bài trong lớp! Mọi việc cứ leo thang dù tôi hết sức giám sát, mẹ nó vì sợ tôi la mắng nên quản nó rất chặt, từ đi lại đến học hành sinh hoạt nhưng nó như con ngựa bất kham vậy. Đồng nghiệp tôi bảo đừng quá lo, con trai mà. Rồi cũng đến lúc tôi bạt tai nó, ngay lập tức tôi như bị choáng, còn nó nhìn tôi với đôi mắt giận dữ. Tôi nhớ mãi khoảnh khắc đó, cứ như là chúng tôi vừa phá vỡ ranh giới cuối cùng. Sau đó là chiến tranh lạnh, cũng có vài lần tôi kiềm chế được nhưng cháu còn bị thêm vài cái đánh nữa, chỉ có điều cháu ngày càng lì lợm và tôi ngày càng bất lực. Đôi lần mẹ con nó trò chuyện với nhau cũng tình cảm lắm, nhưng cứ nói đến chuyện học hành hay tương lai là cháu im lặng khó chịu. Tôi tin trường hợp của mình không phải cá biệt, nói thẳng thắn thì con tôi không hư hỏng đến mức bỏ đi nhưng làm cha mẹ đâu chỉ cần con mình không hư là đủ. *** Giới trẻ ngày nay luôn kêu ca bố mẹ không chịu nói chuyện với mình, nhưng theo tôi, chính con cái mới không muốn nói chuyện với bố mẹ, còn bố mẹ chỉ cần con chịu trò chuyện vui vẻ với mình thôi là đã hạnh phúc lắm rồi. Lớp trẻ thường bám vào sự khác biệt về nhận thức xã hội, về cái gọi là xung đột thế hệ để sẵn sàng bất hợp tác với bố mẹ. Tôi muốn tìm hiểu vì sao chúng thích để đầu có bờm, hát nhạc với giọng nghẹt mũi, nhưng chúng lễ phép lảng tránh hoặc nhìn tôi lạ lẫm Trong quan hệ cha mẹ - con cái, người Việt mình thường có khuynh hướng bao bọc cho con mọi chuyện nhưng họ cũng mong và chắc chắn rất tự hào khi con tự đứng trên đôi chân của mình, nhưng chúng cứ dựa dẫm rồi đổ lỗi cha mẹ làm hư chúng. Chưa kể, có đứa còn ngỗ nghịch làm ngược lại điều cha mẹ dạy bảo như cách để trêu ngươi chứ chẳng phải nhằm chứng minh sự trưởng thành của chúng. Tôi từng tìm cách trò chuyện với con và đám bạn của nó, tôi muốn tìm hiểu vì sao chúng thích để đầu có bờm, hát nhạc với giọng nghẹt mũi, nhưng chúng lễ phép lảng tránh hoặc nhìn tôi lạ lẫm. Hầu hết cha mẹ đều đau đáu với suy nghĩ con mình đang có ý tưởng gì trong đầu, họ luôn là người khơi gợi con cái bộc lộ nhưng đáp lại là gì? Những câu nói thơ dại, ấp úng, lúng túng, ngại ngần, hào hứng, bồng bột, nông cạn đến mức đáng yêu của tuổi trẻ hay phần lớn là khó chịu và im lặng, phản ánh một sự vô hồn rỗng tuếch đằng sau đó? Tôi cũng tin rằng cha mẹ hiện nay có nhận thức tình cảm mạnh mẽ với con mình, chịu khó chăm con hơn vì có điều kiện kinh tế tốt hơn và được chuẩn bị nhiều hơn về cách giáo dục con, nhưng con cái hiện nay rất khó tiếp cận. Chúng sẵn sàng nhận mọi lo lắng của cha mẹ nhưng không cho phép họ quan tâm hay tác động đến suy nghĩ của chúng. Chúng không thích cha mẹ khiển trách mình nhưng không ngại làm buồn lòng cha mẹ. Mỗi khi chúng tổn thương, cha mẹ bị xem là “thủ phạm”, mỗi khi chúng phạm lỗi, cha mẹ phải liên đới chịu trách nhiệm. Chính vì con trẻ “ăn chưa no lo chưa tới” mà các bậc cha mẹ hiện nay phải vì con hơn là vì mình, vậy mà vẫn bị con oán giận là cha mẹ độc tài, áp đặt. *** Tôi không nghĩ lớp trẻ sợ hãi sự kỳ vọng của bố mẹ, mà dường như chúng không muốn hoặc chúng sợ phải chịu trách nhiệm về lời nói và suy nghĩ của mình trước mong chờ chính đáng của bậc sinh thành (đối với sự trưởng thành cần thiết của chúng). Có vẻ như ngày càng nhiều đứa trẻ hư hỏng sẵn sàng đổ lỗi cho cha mẹ hơn là nhận ra sai lầm của mình. Nếu điều đó đúng thì thật thất vọng, chúng yếu đuối và kém cỏi đến thế sao? Theo tôi, gia đình vẫn là nơi đáng tin cậy trong cuộc sống con người, nơi họ nhận được sự cưu mang và giáo huấn của ông bà cha mẹ, mọi thành viên đều phải hiểu điều này và tôn trọng nó như một khế ước. Việc khác biệt hay xung đột thế hệ là một phần của gia đình nhưng lớp trẻ thay vì dùng nó để đổ thừa thì hãy can dự vào việc giải quyết các mâu thuẫn. Dĩ nhiên cha mẹ phải chấp nhận bị đòi hỏi nhiều hơn con trẻ. Tôi còn có một con gái, cũng bắt đầu bước vào độ tuổi mới lớn, tôi không muốn nhìn thấy ánh mắt giận dữ nào nữa. Tôi vẫn trong quá trình “bình thường hóa” mối quan hệ với con trai, tôi đã không sử dụng bạo lực và cố gắng học cách làm bạn với cháu. Chúng tôi vẫn là bố con ngày nào nhưng đã có những xung đột không thể nào quên. Có lẽ cha con tôi sẽ mãi như thế, với những mâu thuẫn chưa tìm được tiếng nói chung nhưng vẫn là một gia đình với mọi vấn đề muôn thuở của nó. Khi con trẻ còn phân vân giữa các chọn lựa thì bố mẹ có thể quyết định điều nào tốt nhất cho con, nhưng lớp trẻ lại cho rằng như thế là áp đặt. Khi con trẻ đưa ra một quan điểm thiếu thuyết phục thì bố mẹ có thể phản đối, nhưng con trẻ lại cho rằng đó là thiếu hiểu biết, là không tâm lý, không tôn trọng tiếng nói của con. Tags: BỖNG NHIÊN NGƯỜI LẠSự giận dữ trong mắt con
TikToker 'Sư tử ăn chay', người đầu tiên mang kẹo Kera kiểm định: Liên quan sức khỏe phải nói đúng! XUÂN MAI 05/04/2025 Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với TikToker Sư tử ăn chay, người được cho là đã 'tố giác' đối với loại kẹo rau củ Kera.
Phó tổng giám đốc điều hành của một tập đoàn lương 650 triệu đồng/tháng, cao hơn CEO BÌNH KHÁNH 05/04/2025 Năm 2024, các phó tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn VNG nhận lương trung bình gần 650 triệu đồng/tháng.
Vụ thuê homestay sản xuất ma túy: Chủ nhà coi camera thấy bất thường nên báo công an TRẦN MAI 05/04/2025 Chủ homestay thấy vị khách thuê nhà có những biểu hiện lạ nên đã nghi ngờ và báo công an. Từ đây phát hiện ra vụ thuê homestay sản xuất ma túy trái phép.
Học sinh bị thương nghiêm trọng ở trường nhưng hiệu trưởng chậm xử lý, huyện 'sẽ xử nghiêm' HÀ ĐỒNG 05/04/2025 Một học sinh lớp 4 của Trường tiểu học Tén Tằn, huyện Mường Lát bị thương tích ở trường nhưng hiệu trưởng không báo cáo lãnh đạo huyện, phòng giáo dục.