TTCT - Vài năm qua, xã hội Trung Quốc chứng kiến nhiều cột mốc lịch sử kể từ khi quốc gia này thực hiện cải cách mở cửa vào năm 1978. Tuy nhiên, không phải cột mốc nào cũng là thành tựu. Một trong những "cái nhất" đáng lo ngại đó là mức lương trả cho người lao động Trung Quốc được khảo sát tại các thành phố lớn đang giảm mạnh nhất trong lịch sử gần đây. Thị trường lao động khó khăn khiến áp lực giảm lương ngày một lớn ở Trung Quốc. Ảnh: ReutersSuốt nhiều thập niên, các thành phố lớn nhất Trung Quốc từng là hiện thân cho câu chuyện thành công kinh tế vĩ đại nhất thế giới: mức sống tăng lên gần như không ngừng, đưa hàng triệu người không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên tầng lớp trung lưu và giàu có.Lương giảm trên diện rộngTuy nhiên, đang có dấu hiệu cho thấy xu hướng đó đã bắt đầu khựng lại. Theo dữ liệu từ nền tảng tuyển dụng trực tuyến Zhaopin, mức lương trung bình của nhân viên mới tại 38 thành phố trọng điểm ở Trung Quốc đã giảm 1,3%, xuống còn 10.420 nhân dân tệ (1.458 USD) trong quý 4-2023 so với một năm trước. Đây là mức giảm thấp nhất kể từ năm 2016.Cũng theo Zhaopin, khoảng 32% nhân viên văn phòng ở Trung Quốc cho biết lương của họ đã giảm trong năm ngoái, tỉ lệ cao nhất kể từ năm 2018. Điều này thể hiện áp lực giảm phát kéo dài và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Báo cáo của tổ chức Gavekal Dragonomics mới đây cũng cho biết các tín hiệu về tiền lương "đang ngày càng suy yếu" ở Trung Quốc.Các cuộc điều tra khác nhau về thu nhập của người làm công ăn lương Trung Quốc đều cho thấy tình hình khá ảm đạm khi tình trạng giảm lương xảy ra trên diện rộng, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm cả những mảng như công nghệ và tài chính.Dữ liệu từ cuộc khảo sát tư nhân của Caixin Insight Group và Business Big Data cho thấy mức lương cho các công việc khởi điểm trong những lĩnh vực "nền kinh tế mới", vốn là trọng tâm thúc đẩy của chính quyền Trung Quốc, như xe điện, pin, năng lượng mặt trời và năng lượng gió, đều đã giảm.Mức lương tháng trung bình giảm 2,3%, xuống còn 13.758 nhân dân tệ trong tháng 12-2023 so với một năm trước. Những con số này cho thấy chiến dịch khôi phục niềm tin và vực dậy tăng trưởng của ông Tập Cận Bình sẽ còn nhiều khó khăn.Ảnh: Shutter StockLĩnh vực công cũng không thoátKhông chỉ khu vực tư nhân, nhân viên chính quyền địa phương Trung Quốc cũng bị giảm lương do các biện pháp thắt chặt quy định tài chính và căng thẳng về tài chính công ở địa phương. Danh tiếng của khu vực công là nơi trú ẩn an toàn, là "bát cơm sắt" không bao giờ vỡ, hiện đã sứt mẻ.Hơn một năm sau khi dỡ bỏ chính sách zero COVID, nhiều chính quyền địa phương Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính đáng ngại và phải thắt lưng buộc bụng. Một số chính quyền địa phương mắc nợ đành giảm lương công chức.Frank Xie (Tạ Điền), giáo sư Trường Quản trị kinh doanh, Đại học Nam Carolina, Mỹ, nhận định: "Để giảm thất nghiệp, Chính phủ Trung Quốc phải thuê người, nhưng hiện tại ngân sách của họ có hạn, nên buộc phải giảm lương. Những năm gần đây, nguồn thu thuế của nhiều chính quyền địa phương cũng giảm hoặc đình trệ. Doanh thu từ bán đất không còn khi bất động sản khựng lại, trong khi quy mô đội ngũ công chức vốn rất lớn và tất cả đều phải có cơm ăn".Cùng quan điểm, phó giáo sư Ngô Mộc Loan tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, nói với trang Sixthtone: "Tình hình đã nghiêm trọng bởi hiện tài chính địa phương như một dòng sông cạn". Chính quyền trung ương Trung Quốc có hỗ trợ ngân sách cho địa phương, nhưng chưa đủ để bù đắp thiếu hụt.Mới đây, một huyện ở tỉnh Sơn Tây phía bắc Trung Quốc đã tuyên bố hợp nhất sâu rộng các cơ quan chính quyền, với hàng trăm cơ quan bị giải thể. Một số chính quyền địa phương khác đẩy mạnh việc bán tài sản công, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề một cách căn bản. Thâm hụt cục bộ ở nhiều khu vực đã tăng lên mức đáng lo ngại.Theo truyền thông Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2022, khả năng tự chủ tài chính của chính quyền địa phương giảm xuống 51,7%, mức thấp nhất trong hơn một thập niên.Ảnh: AFPLòng tin tiêu dùngTrong bối cảnh đó, niềm tin của người tiêu dùng lại đang suy giảm. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng đánh giá thu nhập, việc làm và mức độ sẵn sàng chi tiêu do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố cho thấy tính đến tháng 11-2023, tháng gần đây nhất có dữ liệu, tâm lý người tiêu dùng đang dao động quanh mức thấp lịch sử.Quá nhiều người bị giảm lương, dẫn đến niềm tin của người tiêu dùng thấp, đe dọa kéo dài vòng xoáy giảm phát, khi giá cả đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong ba năm. Giá tiêu dùng ở Trung Quốc tính đến cuối tháng 12-2023 đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2009.Rủi ro giảm phát gia tăng sẽ tác động tiêu cực lên triển vọng tăng trưởng kinh tế năm nay, với nguy cơ tạo ra vòng xoáy không lối thoát. Aidan Chau, nhà nghiên cứu của Tổ chức China Labour Bulletin có trụ sở tại Hong Kong, cho biết: "Người lao động không chỉ bị công ty ép giảm lương, mà còn bởi thị trường lao động [đang khó khăn], nên khả năng thương lượng của họ... suy yếu và họ có xu hướng chấp nhận cắt giảm lương".Theo thống kê vào vào tháng 6-2023, khoảng 1/5 thanh niên Trung Quốc từ 16 - 24 tuổi không thể tìm được việc làm. Sau đó, cơ quan thống kê Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu này. Thị trường việc làm u ám khiến người sử dụng lao động có nhiều ưu thế hơn với nhân viên. Một cuộc khảo sát gần đây ở Trung Quốc cho thấy ngày càng nhiều người sử dụng lao động đang chần chừ trong việc tăng lương, và yêu cầu nhiều hơn từ nhân viên về thời gian làm việc cũng như cống hiến.Trong bối cảnh như vậy, tiến sĩ Vương Triết, nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức tài chính Caixin Insight Group, cho biết doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang tìm cách giảm gánh nặng chi phí và đóng góp bảo hiểm xã hội cho nhân viên.Người lao động không chỉ đối mặt với viễn cảnh giảm lương hiện tại, mà còn giảm cả phúc lợi và lương hưu sau này. Đây sẽ là thách thức lớn với Chính phủ Trung Quốc, khi phải đảm bảo hệ thống công đủ sức cung cấp dịch vụ an sinh xã hội cho nhóm người già đang gia tăng nhanh chóng ở một quốc gia 1,4 tỉ dân này. Theo dự tính, đến năm 2035, người trên 60 tuổi sẽ chiếm 30% dân số Trung Quốc, cán mốc 400 triệu người. ■ Chính sách chống tham nhũng quyết liệt cũng có ảnh hưởng nhất định. Đầu năm 2023, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường chiến dịch trấn áp các xu hướng "không lành mạnh" của "giới tinh hoa tài chính" nhằm "chiến thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng". CDDI tuyên bố sẽ có biện pháp với giới lãnh đạo các ngân hàng và định chế tài chính có lối sống xa xỉ quá độ và "chủ nghĩa hưởng lạc" kiểu phương Tây, khiến các công ty này phải cắt giảm lương và thưởng. Tags: Người Lao ĐộngThị trường lao độngTrung QuốcGiảm lươngChính phủ Trung Quốc
Bí thư Hà Nội: Cây xanh gãy đổ, cây nào cứu được phải hết sức cứu PHẠM TUẤN 08/09/2024 Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải cứu, trồng lại những cây xanh đổ do bão, bởi trồng được một cây xanh trưởng thành mất rất nhiều thời gian.
Sau bão, Hải Phòng vẫn ngập, cây cối ngổn ngang, chưa có điện NAM TRẦN 08/09/2024 Đến chiều 8-9, nhiều tuyến đường trung tâm Hải Phòng vẫn ngập, cây cối ngổn ngang, điện vẫn chưa được cấp lại.
14 người chết, 220 người bị thương do bão Yagi PHẠM TUẤN 08/09/2024 Cục Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Quốc phòng) cho biết đến 10h sáng 8-9, bão Yagi (bão số 3) đã làm 14 người chết, 167 người bị thương.
Thượng úy 27 tuổi hy sinh khi làm nhiệm vụ trong cơn bão Yagi HÀ THANH 08/09/2024 Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm (27 tuổi) đã liều mình cứu đồng đội khỏi nguy hiểm, thế nhưng không may anh đã hy sinh.