Tag:

trùng tu

TTCT - Tái thiết bằng những kỹ thuật và vật liệu hiện đại với những kinh nghiệm riêng của nước Pháp về kết hợp giữa di tích lịch sử và kiến trúc hiện đại, hay tôn trọng các phương pháp và vật liệu truyền thống để gìn giữ sâu thẳm phần hồn của các kiến trúc... Người Pháp vừa tranh luận vừa khẩn trương xúc tiến công cuộc tái thiết cẩn trọng cho di sản hàng đầu của họ.

TTCT - Báo Gazeta Wrocławska (Ba Lan) ngày 20-10-2012 đưa tin “Người Việt đã mua cung điện Wroclaw”. Bài báo cho biết cung điện Schaffgotsch, thường được biết tới với tên gọi “Pałacyk”, là một trong những di tích lớn nhất trước chiến tranh ở thành phố Wroclaw.

TTCT - “Gỡ từng tấm laphông, cạo từng lớp vôi vữa bị bồi đắp trong nhiều năm qua, tôi liên tục trải qua cảm giác xúc động, ngỡ ngàng khi thấy hiện ra những hoa văn, tượng gốc của trụ sở Tòa án Sài Gòn, nay là trụ sở Tòa án nhân dân TP.HCM, do Pháp xây dựng từ thế kỷ thứ 19” - KTS Cao Thành Nghiệp.

TTCT - Trụ sở TAND TP.HCM (mang tên Palais de Justice de Saigon thời Pháp) được xây dựng năm 1881, đến năm 1885 thì khánh thành. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Jule Bourard thiết kế phần kiến trúc và Alfred Foulhoux thi công phần trang trí mỹ thuật.

Một di sản đô thị cần được đánh giá giá trị trong cái nhìn tổng thể về quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, giá trị của hệ thống các công trình kiến trúc chứ không nên bị nhìn như một công trình cụ thể riêng lẻ. Bởi cái nhìn cục bộ, đơn lẻ và hạn chế đã từng khiến nhiều di sản có giá trị văn hóa lịch sử khác bị phá hủy.

TTCT - Sau hơn 10 năm làm việc, các chuyên gia trong và ngoài nước cùng những người thợ địa phương đã hoàn tất trùng tu nhóm tháp G - một trong những nhóm đền tháp Chăm quan trọng nhất tại khu di sản thế giới Mỹ Sơn. Trước ngày khai trương khu tháp G sau trùng tu vào 22-6-2013, tiến sĩ (TS) Mauro Cucarzi - trưởng ban kỹ thuật dự án, TS khảo cổ học Patrizia Zolese - trưởng bộ phận khảo cổ, và kiến trúc sư (KTS) bảo tồn cao cấp Mara Landoni - trưởng bộ phận hiện trường - trò chuyện với TTCT.

TTCT - Thật ngỡ ngàng khi nhìn thấy những tấm ảnh “sởn gai ốc” trên TTCT số 48 (ra ngày 4-12) về việc trùng tu di tích ở Huế. Với trách nhiệm của người làm công tác nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa ở Huế, tôi xin nói lên những suy nghĩ của mình trên tinh thần góp ý xây dựng.