TTCT - Sau hơn 10 năm làm việc, các chuyên gia trong và ngoài nước cùng những người thợ địa phương đã hoàn tất trùng tu nhóm tháp G - một trong những nhóm đền tháp Chăm quan trọng nhất tại khu di sản thế giới Mỹ Sơn. Trước ngày khai trương khu tháp G sau trùng tu vào 22-6-2013, tiến sĩ (TS) Mauro Cucarzi - trưởng ban kỹ thuật dự án, TS khảo cổ học Patrizia Zolese - trưởng bộ phận khảo cổ, và kiến trúc sư (KTS) bảo tồn cao cấp Mara Landoni - trưởng bộ phận hiện trường - trò chuyện với TTCT. Tổng thể khu tháp G. Các tháp thấy được là tháp G1 - tháp cao nhất, kề bên là tháp G2. Tháp G5 là tháp bia - có bia đá thấy được. Các tháp G3, G4 khuất ở phía sau - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ- TS M. Cucarzi: Từ thành quả hôm nay, chúng tôi không thể không nhắc lại công lao mở đầu dự án của TS Richard Engelhardt - cố vấn trưởng về văn hóa của UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương có văn phòng tại Bangkok. Từ gợi mở “phải làm một cái gì đó cho Mỹ Sơn” của ông, Chính phủ Ý đã dành khoản tài trợ thích đáng cho dự án trùng tu Mỹ Sơn từ năm 1997 mãi đến nay.Chúng tôi cũng phải nhắc đến sự hỗ trợ phía sau rất quan trọng của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Việt Nam, trong đó đặc biệt là sự giúp đỡ quý báu của TS Đặng Văn Bài - lúc đó là cục trưởng Cục Di sản văn hóa, và GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính ở Hội đồng di sản văn hóa. Hai vị này cùng với TS R. Engelhardt là những trụ cột của dự án, còn chúng tôi là những người thực hiện dự án.Phương pháp trùng tu khảo cổ họcVì sao ưu tiên trùng tu nhóm tháp G trong khá nhiều nhóm tháp bị hư hại của Mỹ Sơn?- TS P. Zolese: Vì nhóm tháp G chưa được nhóm trùng tu Ba Lan - Việt Nam trước đây đụng đến. Nhóm tháp này cũng không bị hứng bom trực tiếp, dù bị hư hại, sập đổ nặng nhưng vẫn còn nền móng và một phần thân tháp. Tháp G1 lớn nhất trong nhóm, bị bom ném gần phía bắc nên chỉ một phần bị sập đổ do rung động.Nhóm tháp này cũng không được những chuyên gia Pháp thời trước quan tâm nghiên cứu nhiều như các nhóm tháp A, B, C, F... Qua bàn bạc với TS Đặng Văn Bài, GS.TS Hoàng Đạo Kính, chúng tôi chọn trùng tu nhóm tháp G để áp dụng phương pháp trùng tu khảo cổ học nhằm qua đó biến thành một hình mẫu trùng tu cho những tháp Chăm được tiếp tục sau này.Khai quật cẩn thận từng lớp trước khi trùng tu, mỗi lớp có những thông tin nhất định, thông qua đó câu chuyện về tháp và người xây tháp có thể được kể lại, thật lý thú. Nhóm tháp G được vua Champa Jaya Harivarman cho xây vào nửa cuối thế kỷ 12. Điều đặc biệt ở nhóm tháp G là tháp có đến ba lối vào theo kiểu bậc cấp thay vì chỉ một lối như ở các nhóm tháp khác, đá ong được sử dụng để làm bậc chắn xung quanh tháp, cũng là điều chưa thấy ở các nhóm tháp khác.Tháp Chăm được xây bằng loại gạch tựa như tự bám dính vào nhau chứ không cần lớp hồ vữa, viên gạch lại cho phép chạm khắc lên đó các họa tiết rất nhỏ, rất chi li mà không bị vỡ thành dăm (mảnh) trong quá trình chạm khắc. Làm sao dự án có được vật liệu trùng tu có tính năng như thế?- TS P.Zolese: Với sự kết hợp khảo cổ - nghiên cứu - trùng tu, chúng tôi buộc phải nghiên cứu vật liệu gốc của di tích, mà ở đây là viên gạch mà người Chăm xưa dùng xây tháp. Suốt ba năm bản thân tôi đã tiến hành khai quật 2.000m2 trong khu vực, lấy lên hàng trăm chi tiết trang trí bị chôn vùi để tìm hiểu, nghiên cứu. Cũng trong thời gian đó, việc nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm nhằm phân tích về lý tính, về sinh - hóa học của vật liệu gốc.- KTS M. Landoni: Chúng tôi nghiên cứu thành phần của viên gạch Chăm gốc để tìm ra công thức sản xuất viên gạch phù hợp cho việc trùng tu nhóm tháp G mà không gây phản ứng với những viên gạch còn lại của di tích. Và chúng tôi đã làm được việc này, tất nhiên là không thể làm ra viên gạch hoàn toàn chính xác như của người Chăm xưa.Về chất kết dính, chúng tôi nghiên cứu các tài liệu trước đây của Pháp và của Ba Lan, Việt Nam mới đây vì có giai đoạn các chuyên gia Việt Nam, Ba Lan có đưa ra giả thuyết về thành phần chất kết dính từ thực vật. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu nhựa cây dầu rái có ở gần khu vực Mỹ Sơn để nghiên cứu và đối chiếu, thấy có sự tương đồng tương đối lớn với chất kết dính mà người Chăm xưa đã dùng trong xây dựng tháp Chăm.Thật lý thú, chúng tôi kết luận rằng không chỉ có dầu rái trong chất kết dính dùng xây tháp mà còn có cả dầu rái trong lòng viên gạch xây tháp của người Chăm xưa. Tóm lại, vật liệu chúng tôi đưa vào sử dụng trong trùng tu nhóm tháp G phải có ba yếu tố: tương thích với vật liệu gốc, bền vững, có thể gỡ ra khỏi khối vật liệu gốc nếu thấy chưa vừa ý (khi xây dựng) mà không gây ảnh hưởng đến khối vật liệu gốc.Tuy nhiên, thông tin trên một số báo cho rằng chúng tôi đã tìm ra chất kết dính mà người Chăm xưa đã dùng xây tháp là điều không chính xác.Áp dụng phương pháp trùng tu khảo cổ học cho nhóm tháp G, yêu cầu của chúng tôi là phải hạn chế tối đa việc đưa vật liệu mới vào để có thể giữ lại nhiều nhất những gì còn lại của di tích.Từ trái qua: TS Mauro Cucarzi, TS Patrizia Zolese và KTS Mara Landoni - Ảnh: Huỳnh Văn MỹTrường đào tạo từ hiện trường trùng tu- TS M. Cucarzi: Vào thăm nhóm tháp G giờ đây người xem sẽ vui thích khi thấy các ngôi tháp phô ra được nét đẹp vốn có. Rồi vào thăm phòng trưng bày các hiện vật thu được qua khai quật ở khu tháp G người xem cũng vui thích vì sự đẹp đẽ, mới lạ của các hiện vật. Nhưng đó chỉ là một phần thành tựu của dự án. Điều chúng tôi muốn nói là qua dự án, chúng tôi đã đào tạo được những người thợ lành nghề phục vụ cho việc trùng tu. Chúng tôi đề cao người thợ vì nếu không có họ thì các chuyên gia chúng tôi cũng sẽ không làm được gì. Từ những người nông dân địa phương không biết gì về công việc trùng tu, khi được dự án tuyển vào, qua nhiều năm làm việc, với sự hướng dẫn của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, với lòng yêu công việc và sự kiên trì học hỏi của họ, nay 50 nông dân này trở thành những công nhân thuần thục với loại công việc không dễ này. Thật không dễ có một số thợ giỏi giang như thế. Tiến bộ của họ rất đáng khen.Cũng qua dự án này, các KTS, các chuyên gia khảo cổ Ý, Việt Nam trở thành những nhà chuyên môn trong trùng tu tháp Chăm. Đến nay có khoảng 100 cán bộ, kỹ thuật viên, chuyên gia trong và ngoài nước “được đào tạo” thông qua dự án này. Cụ thể như Mara Landoni, từ một KTS trẻ, qua dự án nay là KTS cao cấp.Việc trùng tu nhóm tháp G cơ bản hoàn tất, dự án còn tiếp tục?- TS M. Cucarzi: Như tôi đã nói, Chính phủ Ý vẫn tiếp tục hỗ trợ dự án này. Chúng tôi chưa thể rời Mỹ Sơn. Các tháp G1, G2, G3, G5 đã xong, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục trùng tu tháp G4 còn dang dở. Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu nhóm tháp L, trong đó sử dụng ít nhất là 15 công nhân.Sắp tới, chúng tôi sẽ mở khóa đào tạo công nhân trùng tu tháp Chăm tại TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), qua đào tạo sẽ đưa đến làm việc ở tháp G4 và nhóm tháp L Mỹ Sơn chừng 15 công nhân mới với sự kèm cặp của 15 công nhân cũ. Sau thời gian làm việc tại đây, số công nhân này có thể được chuyển giao cho Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn cũng như cho một số di tích ở các địa phương khác.Một số tháp Chăm ở miền Trung sau trùng tu đã lộ một số nhược điểm, vậy với nhóm tháp G được trùng tu lần này, liệu...- TS M. Cucarzi: Chúng tôi đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào tu bổ nhóm tháp G. Tuy nhiên, lịch sử sẽ thay đổi, các chuyên gia tu bổ di tích có thể phê bình phương pháp của chúng tôi. Nhưng một nguyên tắc chúng tôi đưa ra là xây dựng (trùng tu) ở mức tối thiểu nếu không có đủ bằng chứng xác thực về di tích.Và cũng là nguyên tắc, chúng tôi phải cứu nguy cho di tích kịp thời, nếu không can thiệp thì trong thời gian từ 1-5 năm di tích sẽ sụp đổ vì bị hư hại nặng nề. Một nguyên tắc nữa là chúng tôi tôn trọng lịch sử của di tích, chẳng hạn một phần ngôi tháp bị sụp đổ chúng tôi sẽ không xây dựng lại phần sụp đổ đó.- KTS M. Landoni: Làm việc dưới cơ chế của UNESCO, tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn quốc tế về trùng tu, chúng tôi tự tin ở kết quả công việc của mình tại đây. Bởi vậy chúng tôi yêu quý công việc của mình, ở lại Mỹ Sơn mỗi năm đến 5-6 tháng, chịu đựng được khó khăn, vất vả nơi chốn vắng vẻ này. Nhóm tháp G gồm có năm tháp, là một trong những nhóm đền tháp quan trọng nhất tại Khu di sản thế giới Mỹ Sơn, được người Chăm xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 12. Đây là lần đầu tiên nhóm tháp G được trùng tu. Công việc khởi đầu từ năm 1997 với những nghiên cứu địa công trình, khai quật khảo cổ, nghiên cứu vật liệu gốc - gạch, chất kết dính thế hồ vữa (để sản xuất vật liệu dùng cho trùng tu) và tiến hành trùng tu với tất cả sự cẩn trọng theo phương pháp trùng tu khảo cổ học hầu làm mẫu áp dụng cho việc trùng tu các tháp Chăm còn lại ở Mỹ Sơn khi có điều kiện.___________Kỳ tới: Chuyện ghi ở hiện trường trùng tu Tags: Trùng tuDi tíchMỹ SơnTháp GLịch sử di tíchTháp ChămTrùng tu tháp ChămKhu di sản thế giới Mỹ Sơn
Việt Nam có quy mô tăng trưởng thương mại điện tử nằm trong top đầu thế giới NGỌC AN 26/11/2024 Mặc dù Việt Nam có quy mô tăng trưởng thương mại điện tử trong top đầu thế giới nhưng việc thúc đẩy xuất khẩu qua kênh này vẫn còn nhiều thách thức.
Khởi tố, bắt 4 bị can gồm 2 giám đốc về tội đưa, nhận hối lộ ở Nha Trang PHAN SÔNG NGÂN 26/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can liên quan việc đấu thầu thi công các dự án do Công ty TNHH Dũng Lợi thực hiện trên địa bàn TP Nha Trang.
Sửa thuế thu nhập cá nhân lạc hậu: Phải chờ đến... 2026! LÊ THANH 26/11/2024 Phải có quy định cho phép người nộp thuế thu nhập cá nhân được trừ lãi vay mua nhà, tiền học, khám chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.