TTCT - Khi số tử tù ở ngoài đời gia tăng thì ở cái góc khuất vắng gọi là phẫu thuật thực hành cổ lỗ nhiều năm tuổi nhất xứ Đông Dương này, số “Tử cẩu” cũng tăng. “Tử cẩu” là những chú chó đủ loại từ đẩu từ đâu được các lái chó gom lại nhốt đầy những cũi chó, chờ lên bàn mổ cho các bác sĩ tương lai tập rạch đường mổ đầu tiên.

Phóng to
Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần
TTCT - Khi số tử tù ở ngoài đời gia tăng thì ở cái góc khuất vắng gọi là phẫu thuật thực hành cổ lỗ nhiều năm tuổi nhất xứ Đông Dương này, số “Tử cẩu” cũng tăng. “Tử cẩu” là những chú chó đủ loại từ đẩu từ đâu được các lái chó gom lại nhốt đầy những cũi chó, chờ lên bàn mổ cho các bác sĩ tương lai tập rạch đường mổ đầu tiên.

Từ xa xưa ở xứ này người bác sĩ thực tập mổ xác chó bao giờ cũng phải tiết kiệm, dè sẻn. Nay đổi mới rồi, bung ra rồi, cái gì cũng vô tư thoải mái thì việc thực tập mổ chó cũng vậy. Sinh viên có thêm chó để mổ cho quen tay, bác sĩ, y công có thêm xác chó chia chác nhau tăng chất đạm.

Trước “Tử cẩu” được đối xử, chăm sóc ăn uống như hoặc còn hơn tử tù, nay đã khác. Chỉ cần nhiều và nhanh, bàn mổ nhiều, chẳng có thì giờ đâu để vệ sinh, phân loại, cho ăn uống khẩu phần chặt chẽ để cuộc phẫu thuật thành công mỹ mãn. Thời buổi khác rồi, có đi ắt đến, có thi cử ắt đỗ, chỉ cần quen với vết rạch và máu là được. “Tử cẩu” dồn chung vào một cũi, chồng lên nhau, chẳng còn kẽ nào để mà thở, mà suy tư, cắn xé, tru khóc nữa.

Tử tù và Tử cẩu đều có chữ Tử ở đầu nhưng bên trong khác nhau như bóng tối và ánh sáng. Tử tù là người được làm người rồi nhưng nguy hại, bị loại bỏ khỏi cuộc sống. Tử cẩu là chó, kiếp này kiếp khác bị con người mạt sát đủ điều nhưng lại nêu một nghĩa cử cao thượng và lớn lao, lấy thân mình làm vật phẫu tích để làm bài học cho con người, cứu lấy con người.

Con người ngày càng lắm bệnh nan y, mưu hiểm, trác táng đủ điều đến dễ vỡ tim, nát thận, đột quỵ. Y học đã nhằm vào chú cẩu hẳn có tố chất và mạng sống gần với người, mổ phanh chú cẩu ra, nghiên cứu cả lâm sàng và nội khoa cho người, thậm chí cả việc thay thế bộ phận cơ thể người.

Con chó chịu đau đớn đến tận cùng. Chưa có một cuộc giải phẫu nào, dù là đại phẫu, thấm tháp với vết dao mổ dò la hiểm hóc vào cơ thể con chó. Đau đớn đến mức không tru khóc được. Người ở phòng mổ chó lâu năm nói rằng khi lên bàn mổ và sau khi tỉnh gây mê, nhiều lúc chú chó nói được tiếng người. Khi cao cả đến tột cùng, đau đớn đến tột cùng thì mới có sự “hóa” như vậy.

Cái thời hay so sánh dù biết có nhiều sự so sánh gây nên xót xa đau đớn, thậm chí là tột cùng. Vị tiến sĩ y khoa là tay mổ giỏi vì lẽ gì đó về hưu trước tuổi, hôm nay đến lấy suất thịt chó, chỉ vào một chú chó gầy nhăng nằm phanh ra trên bàn vừa tỉnh thuốc mê, mắt trân trân không tru khóc được, chuẩn bị sang công đoạn cuối từ bàn mổ chuyển ra bãi thịt chó: “Xưa, chó thí nghiệm là chó nuôi thuần chủng khỏe mạnh, đạt mọi chỉ số để làm thí nghiệm. Nay đến con chó cũng khác. Con người lo chạy theo đủ thứ, không màng đến con chó, con chó sống cảnh thả rông. Hầu như không con nào lên bàn mổ đạt chỉ tiêu sức khỏe. Con gầy nhẳng đến suy dinh dưỡng. Con thì béo đến mức toàn mỡ như người béo phì ấy, chẳng tìm đâu ra mạch mà gây mê. Cũng phải mổ xẻ thôi!”.

Chợt nhớ có lần một vị quản giáo tử tù nói thật: “Tử tù thời nay hầu như anh nào cũng béo khỏe, các chỉ số sức khỏe đều loại cao. Đại gia, buôn ma túy cỡ bự cả. Rất ít anh gầy nhăng, thân tàn ma dại”.

Có phải vì những nghịch lý đau xót ấy hay vì sự đối xử của con người, cho đến phút lên bàn mổ để hiến dâng cho khoa học, vẫn phải nhốt chung một cũi như nêm cối, không được một suất ăn khoản đãi như tử tù..., hay vì những điều gì bí hiểm nữa mà dạo này nơi đây vắng tiếng chó gào sủa tru khóc. Chúng im lặng cho đến khi hóa thân thành xác chó.

***

Từ xa xưa ở xứ sở này đám thui chó và đánh chén thịt chó bao giờ cũng đầy tiếng người, rậm rịch như phiên chợ. Chỉ khoảnh khắc các “Tử cẩu” đã hiến dâng sự sống của mình cho con người, thân xác đầy máu được chuyển tắp lự qua cánh cửa sắt, sang chặng thứ hai là hiến dâng cho cái dạ dày của người. Cảnh sắc, thần thái khác hẳn. Ngọn gió thu từ con sông Lấp thổi bùng đám lửa rơm và những thứ vật liệu dễ cháy để thui chó. Lửa và tàn tro hắt lên loạn xạ. Mắt ai cũng cay xè, chảy nước mắt, những con mắt chia chó nhận chó đảo quanh như rang lạc. Đụng đến việc đánh chén thịt chó là đầy tiếng người.

Tiếng bà Hoảnh ở phòng tổ chức đanh lạnh: “Sao con chó của tôi lại thui đen cháy như khúc dồi chó thế này hỡi anh Thức là anh Thức ơi!”.

Tiếng khàn của anh Thức y công được tôn là trưởng tay dao tay thớt: “Hôm nay chó gầy cả. Chẳng có con chó mỡ, chó thịt đâu mà chọn nhé!”.

Anh Thủ được coi là phó tay dao tay thớt: “Đâu, đâu... Vẫn phải đánh dấu cắt tai chứ!”...

Vị tiến sĩ ngẩn ngơ đứng ở đằng xa, cùng mấy người bạn bác sĩ.

Tiếng một người đàn ông như lệnh vỡ: “Đâu. Tôi đã nhờ anh Thức cắt tai đánh dấu bên phải cơ mà!”.

Tiếng người đàn bà ỏn ẻn mặc váy: “Anh Thủ nhớ cắt giùm em cái tai bên trái nhé!”.

Tiếng một vị đàn ông khác: “Con của tôi chỉ cắt nửa tai bên phải các vị nhớ cho!”.

Toàn những tiếng người găt gao, ngọt ngào, đầy sự cài đặt khôn khéo.

Trời nổi trận gió và trận mưa thu. Đám bác sĩ, tiến sĩ như biết việc trời biến đâu cả. Người nhận chó dạt cả vào mái hiên cửa sắt. Tàn lửa tàn tro dáo dác. Con mắt nào cũng kèm nhèm nhưng tia dọi vẫn sáng quắc.

Một tiếng gào lên như tỉnh cơn mê chó:

- Sao con nào cũng xẻo cả hai tai thế này?

Chẳng hiểu anh Thức hay anh Thủ:

- Chó gầy cả mà? Xẻo tất cho công bằng!

Người bác sĩ tên Thuần được tiếng là biết điều nhất ở bộ môn phẫu thuật:

- Buồn quá! Buồn quá! Hành động ma giáo để đánh bùn sang ao hòa cả làng, chỉ việc nhận những con ngon nhất cho mình, theo dấu riêng của mình.

Tận trong hậu trường các giáo sư, bác sĩ vẫn làm việc miệt mài. Đèn mổ vẫn sáng, máy vi tính vẫn chạy đều. Những ý tưởng cứu vớt con người được ra đời vào những thời điểm thế này. Họ là những con người hi sinh cao cả. Chỉ có họ mới hiểu được sự im lặng sâu thẳm của những chú chó trên bàn mổ. Và như bản năng của họ là xa lánh đám xả chó, thui chó. Hôm nay lại có một cuộc trao đổi gì hệ trọng lắm. Hai vị giáo sư ngồi nhìn thẳng vào nhau.

Vị giáo sư trẻ hơn cất lên một giọng rất lạ của tiếng người:

- Tôi đồng ý. Anh không để tôi đảm trách những chức vị ấy thì tôi cảm ơn anh. Tôi chẳng hám cái chức sắc phó làm gì. Thật ra anh đã cởi bỏ cho tôi gánh nặng trong tâm tưởng. Anh biết không, từ ngày nhận cái chức giáo tài ấy, mỗi ngày tôi đã ký giấy cho hàng chục con chó lên bàn mổ. Cứ thế, tính ra một tuần, một học kỳ, một năm học, cứ thế mà tính hàng chục năm qua... từ tay tôi đã sát sinh bao nhiêu chó?

Mà với chúng ta, anh biết rồi đấy. Những con chó cao cả và đáng thương biết bao nhiêu?

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận