TTCT - Biến cố Myanmar và cuộc hội họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ cho thấy một thế giới đang đầy bất an, có thể đảo lộn một cách dễ dàng, mà quá ít hành động ra sao. Sáng sớm ngày thứ hai (1-2), Đông Nam Á thức giấc với tin tức gây sốc. Chính biến đã nổ ra ở Myanmar. Quân đội tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước. Một điểm kiểm soát của quân đội Myanmar trên đường dẫn vào tòa nhà quốc hội. Ảnh: APLãnh tụ Aung San Suu Kyi của Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) cùng mấy trăm nghị sĩ đảng này bị quản thúc. Cuộc đảo chính có vẻ đã diễn ra mà không có đổ máu, trong khi quân đội nói họ sẽ nắm quyền chỉ một năm để chờ chuyển tiếp sang bầu cử.Tuy nhiên, trong một thế giới lộn xộn như hiện giờ, khi mà “ai biết ra sao ngày sau”, thì hứa hẹn tới một năm nữa thực sự là quá xa vời. Liên minh châu Âu, Anh, Hoa Kỳ, và Liên Hiệp Quốc đều đã lên án cuộc đảo chính. Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden còn đe dọa sẽ ấn định lại các lệnh trừng phạt. Nhưng có vẻ như quân đội Myanmar đã tính toán kỹ trước khi thực hiện những bước đi thế này. Thực tế là họ không còn cần phương Tây như vài mươi năm trước nữa.Phản ứng của các nước lân cận Myanmar gợi lên nhiều suy nghĩ. Trung Quốc nhắc lại cảnh báo về “sự can thiệp vào công việc nội bộ” của Myanmar, và hối thúc các bên trong nước “giải quyết khác biệt”. Tân Hoa xã thậm chí còn mô tả cuộc chính biến là “cải tổ nội các”. Các nước khác trong khu vực - Campuchia, Thái Lan, và Philippines - đều nói đó là “công việc nội bộ” của Myanmar.Những khế ước phá sảnTrong một sự tình cờ trớ trêu, khi mà nền chính trị Myanmar “tắt máy khởi động lại”, thì ở WEF 2021, giới ăn trên ngồi trốc của thế giới cũng mở hội nghị với chủ đề “Cuộc tái khởi động lớn lao”, cam kết “cùng nhau và khẩn trương xây dựng nền tảng cho hệ thống kinh tế và xã hội toàn cầu vì một tương lai công bằng và bền vững hơn”.Từ khóa ở đây là “tái khởi động” và “công bằng” hơn? Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và là chủ tịch điều hành WEF, có bài phát biểu khá dài, nhưng có thể tóm tắt lại thành ba điểm: (1) hệ thống toàn cầu hiện giờ có lỗi và đã lỗi thời; (2) phải thay thế bằng một cơ cấu mới ít nhất đáp ứng được cho 50 năm tới; và (3) thế giới sẽ tái khởi động trên cơ sở là “một cộng đồng có lợi ích, mục đích và hành động chung”. Những gì vừa diễn ra ở Myanmar, tất nhiên, hoàn toàn đi ngược với ba điểm này: Đất nước Đông Nam Á đấy đang quay đầu trở lại chế độ quân quản (“thụt lùi 60 năm”, theo truyền thông phương Tây); bây giờ chẳng ai biết cơ cấu mới ở Myanmar sẽ ra sao; và sự chia rẽ trong nội bộ nước này, trong khu vực, và cả thế giới, chắc chắn chỉ càng nghiêm trọng hơn sau cuộc đảo chính.Khuôn khổ cũ, vốn đã lung lay nghiêm trọng, nay chỉ cần thêm một cú đẩy COVID-19 là đến bên bờ vực phá sản, như lời Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom: “Đại dịch đã phơi bày và khai thác những bất bình đẳng của thế giới chúng ta…" "Hiện có một mối nguy thực sự là chính những công cụ có thể giúp chấm dứt đại dịch COVID-19 (tức vaccine) lại có thể làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng đó…" "Các nước giàu đang triển khai vaccine cho người dân của họ, trong khi các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới thì ngó theo và chờ đợi”. Ông Tedros gọi sự hẹp hòi trong chia sẻ và cung cấp vaccine đó là “chủ nghĩa dân tộc về vaccine”.Do trên thế giới có tới 195 quốc gia lớn nhỏ và 7,8 tỉ dân nên từ tháng 9-2020, WHO đề ra chủ trương cung cấp vaccine toàn cầu là “các quốc gia sẽ nhận được liều tương ứng với quy mô dân số”. Hiện trạng hiện nay, giống như lời nói ở Davos và hành động ở Naypyidaw, hoàn toàn đi ngược với tuyên bố. Ông Tedros tóm lược: “Vaccine COVID-19 hiện được sử dụng tại 50 quốc gia trên thế giới, gần như tất cả đều là các nước giàu. 75% tổng số liều chỉ được triển khai ở 10 nước”.Ông Schwab (trái) và ông Tedros. Ảnh: TwitterNgười lĩnh xướng mới?Nếu như ông Tedros chỉ nói về đại dịch từ góc độ y tế, còn ông Schwab thì nêu đường hướng chung về khế ước xã hội cũ của toàn cầu đã phá sản, thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong vị thế mới của quốc gia này đang định hình từng ngày với COVID, nay tự tin như thể đã có thể lĩnh xướng cả thiên hạ. Trong tư cách người chiến thắng dịch COVID, ông Tập nói với những lời tự khen ẩn giấu: “Được hướng dẫn bởi khoa học, lý trí và tinh thần nhân đạo, thế giới đã đạt được những tiến bộ ban đầu trong việc chống lại COVID-19. Nói vậy chớ đại dịch còn lâu mới kết thúc”.Tiêu đề bài phát biểu của ông đầy tinh thần cao cả “Hãy để ngọn đuốc của chủ nghĩa đa phương thắp sáng con đường của nhân loại”, nhưng hàm chứa chủ yếu những gì mà Trung Quốc muốn được người khác nhìn nhận. Ông nêu ra thực tế mà theo ông là cán cân lực lượng đã thay đổi: “Lịch sử đang tiến về phía trước, thế giới sẽ không quay trở lại những gì đã xảy ra trong quá khứ”, và khuyên nhủ: “Mọi lựa chọn và hành động mà chúng ta thực hiện hôm nay sẽ định hình thế giới tương lai”.Tới đây, cần đọc được ý nghĩa ẩn giấu giữa các câu từ của ông để hiểu tiếp về bốn phương hướng mà ông tự đề ra.Phương hướng thứ nhất là “đẩy mạnh điều phối chính sách kinh tế vĩ mô và cùng thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm của nền kinh tế thế giới”, cũng như “phải nhìn xa hơn và củng cố ý chí cũng như quyết tâm thay đổi”. Từ khóa ở đây có lẽ là “thay đổi”, nhưng còn quan trọng hơn lời lẽ, Trung Quốc giờ rõ ràng đã tự tin và đủ lực để nói về những vấn đề “bao trùm” của cả thế giới.Phương hướng thứ hai là “từ bỏ định kiến ý thức hệ và cùng nhau đi theo con đường chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi… Sự khác biệt tự nó không phải là lý do để báo động"."Kiêu ngạo, thành kiến và hận thù mới đáng báo động khi ra sức áp đặt thứ bậc lên nền văn minh nhân loại hoặc cưỡng ép áp đặt lịch sử, văn hóa và hệ thống xã hội của nước này lên nước khác… Mỗi quốc gia là duy nhất với lịch sử, văn hóa và hệ thống xã hội của riêng mình, và không quốc gia nào vượt trội hơn quốc gia khác”.Đả phá cái cũ xong, ông Tập đề ra cái mới: “Tiêu chí tốt nhất là lịch sử, văn hóa và hệ thống xã hội của một quốc gia có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó hay không”. Điểm này thì có lẽ không cần giải thích nhiều. Đó là lời nhắn nhủ Washington, Paris, London, Brussels… ngừng tự cho mình là mẫu mực và thôi xét hỏi các nước khác trên tiêu chuẩn của họ, rằng từ giờ nước nào sống, bầu bán, hay thậm chí đảo chính thế nào, kệ người ta! Thành ra, ông Biden hãy thôi lên án giới tướng lĩnh Myanmar đi, hãy tập trung lo chống trả các tố cáo gian lận bầu cử chưa dứt nhắm vào chính ông kìa!Ông Tập Cận Bình. Ảnh: BloombergThứ ba, ông muốn vạch ra cấu trúc mới của thế giới: “Thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, cùng nhau đem sự tăng trưởng và thịnh vượng cho tất cả mọi người…""Đối với các nước đang phát triển, họ đang khao khát có thêm nguồn lực và không gian để phát triển, và họ kêu gọi tính đại diện và tiếng nói mạnh mẽ hơn trong quản trị kinh tế toàn cầu”.Quản trị toàn cầu bắt đầu từ Hội đồng Bảo an cùng các ghế thường trực, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)… mà cho tới nay vẫn trong tay các “ông lớn” từng phân chia thế giới sau năm 1945. Nhưng nói cho ngay, chen chân được vào những định chế này để có tiếng nói thực sự, lúc này cũng khó có nước đang phát triển nào làm được, trừ… Trung Quốc.Cuối cùng, ông Tập hô hào bắt tay vào giải quyết các vấn đề toàn cầu cụ thể, như dịch bệnh: “Các trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng như COVID-19 rất có thể tái diễn, nên việc quản trị y tế cộng đồng toàn cầu cần được tăng cường”; hay biến đổi khí hậu: “Trái đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Hãy tăng quy mô các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững với tương lai nhân loại”.Ngon trớn, ông đọc nguyên một đoạn tôn vinh luật pháp rất xa lạ với thực tế: “Chúng ta nên cam kết tuân thủ luật pháp và các quy tắc quốc tế thay vì tìm kiếm quyền tối cao của riêng mình…" "Hiến chương Liên Hiệp Quốc là quy phạm cơ bản và được công nhận rộng rãi điều chỉnh các mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước. Nếu không có luật pháp và các quy tắc quốc tế được cộng đồng toàn cầu hình thành và công nhận, thế giới có thể rơi vào luật rừng”.Những lời đấy của ông Tập, về mặt từ ngữ không có gì phải bàn, nếu không muốn nói đấy là phản ứng thông thường của một thế lực nay thấy mình đã khỏe mạnh hơn và do vậy, thấy ngay được những lợi ích cốt lõi mới đáng để theo đuổi.Nhưng nếu đặt nó trong tương quan với các hành động, như những gì đã và đang xảy ra trên Biển Đông, biển Hoa Đông, cũng như trên dòng Mekong - Lang Thương, trên biên giới với Ấn, hay trong ứng xử với Úc khi nước này đề xuất một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của virus corona, trong cả cái cách hợp tác gập ghềnh với WHO ở giai đoạn đầu của đại dịch và tận một năm sau mới để tổ chức này vào Vũ Hán điều tra… đang cho thấy những thủ lĩnh, hay thủ lĩnh tự phong của thế giới, đang rơi vào một tình trạng nói và làm bất nhất ra sao, ở một quy mô rộng lớn. ■Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu thường niên 2020 (COP26) đã bị hoãn lại tới tháng 11-2021, dự kiến sẽ diễn ra ở Glasgow. Nhiệm vụ then chốt của COP26 là đảm bảo sự cam kết và thúc đẩy gần 200 nhà nước là các bên tham gia Thỏa thuận Paris 2015 nỗ lực hơn và cải thiện các cam kết cắt giảm khí thải. Các mô hình cho thấy ở mức phát thải hiện tại, thế giới nhiều khả năng ấm thêm 3 độ C vào năm 2100 so với mức trước thời công nghiệp hóa, đi kèm là những nguy cơ nghiêm trọng với môi trường. EU đã nói họ sẽ giảm khí gây hiệu ứng nhà kính xuống còn zero vào năm 2050. Tháng 9-2020, Trung Quốc tuyên bố sẽ đạt mốc đó vào năm 2060. Nhưng Mỹ đã rút khỏi hiệp định này. Đại dịch dự kiến sẽ làm giảm mức phát thải CO2 toàn cầu gần 8% trong năm 2020 (tương đương với mức suy giảm kinh tế thế giới!). Tags: Tập Cận BìnhWEFMyanmarAung San Suu KyiĐảo chínhDavos
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? ĐOÀN NHẠN 22/11/2024 Nhiều người đang theo trào lưu mua táo đỏ trên mạng để ăn hằng ngày, nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để đạt công dụng và tránh bất lợi.
Rộ tin tướng cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow UYÊN PHƯƠNG 22/11/2024 Các quan chức phương Tây cho biết một tướng cấp cao Triều Tiên đã bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Ukraine tại vùng Kursk.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.