Nghệ sĩ trẻ: Tìm chốn dung thân cho cái nhìn xã hội mới

PHAN CẨM THƯỢNG 06/09/2014 12:09 GMT+7

TTCT - Không còn là những con người phiêu du tạo ra tác phẩm quý phái, chưa bao giờ nghệ sĩ muốn cọ xát những vấn đề xã hội trực diện như thế.

Phạm Duy Quỳnh (Hà Nội) - Giấc mơ bình yên, tranh sơn dầu. Bức tranh vẽ người đàn ông ngồi ngủ trên xe xích lô và người đàn bà giữ con bên cạnh. Người ta có thể bắt gặp cảnh tượng bình thường này ở mọi nơi trong các thành phố, chứa đựng cái nghèo, những mơ ước đơn giản mà chẳng bao giờ thực hiện được
Phạm Duy Quỳnh (Hà Nội) - Giấc mơ bình yên, tranh sơn dầu. Bức tranh vẽ người đàn ông ngồi ngủ trên xe xích lô và người đàn bà giữ con bên cạnh. Người ta có thể bắt gặp cảnh tượng bình thường này ở mọi nơi trong các thành phố, chứa đựng cái nghèo, những mơ ước đơn giản mà chẳng bao giờ thực hiện được

 Bên cạnh hội họa và điêu khắc, những năm từ 1995, ba nghệ thuật mới: sắp đặt (instalation), trình diễn (performance) và video art bắt đầu được các nghệ sĩ thị giác Việt Nam sử dụng như những phương tiện cho tiếng nói mới. 

Muôn vàn bối rối

Cho đến gần 10 năm sau đó, những nghệ thuật này gây lúng túng cho giới quản lý văn hóa vì không biết xếp nó vào đâu, cũng không biết xét duyệt thế nào. 

Chính giới mỹ thuật phần đông phản đối, thậm chí cho đó là biểu hiện của bọn điên hoặc một thứ nổi đình đám không phải là nghệ thuật. Số người ủng hộ coi đó là nghệ thuật đương đại (contemporary art). 

Thực tế trên thế giới và nhất là ở châu Á, ba nghệ thuật mới này ngày càng chiếm vị thế trong đời sống nghệ thuật như là một cách nhìn và tiếp cận xã hội rất trực tiếp. Theo một thống kê của giới nghệ thuật, những năm 2000, ba nghệ thuật này chiếm 68% các triển lãm nghệ thuật thị giác.

Hiện nay còn nhiều bộ môn mới nữa nảy sinh và chưa có điều kiện phát triển ở Việt Nam như nghệ thuật quang học, nghệ thuật thân thể (body art)...

Thế nhưng khái niệm nghệ thuật đương đại không chỉ để dùng cho những nghệ sĩ hoạt động trên các phương tiện mới, mà được hầu hết nước châu Á dùng để chỉ nghệ thuật của những nghệ sĩ nào phản ánh tình trạng thực tại rõ nét nhất của một dân tộc, một xã hội bằng bất cứ phương tiện nào.

Với quan niệm này, những nghệ sĩ được gọi là đương đại của một dân tộc hầu hết rơi vào các cây đại thụ râu dài đến rốn. Mặt khác, nhiều nghệ sĩ trẻ hoàn toàn muốn từ bỏ vai trò dân tộc, muốn trở thành nghệ sĩ thế giới - không biên giới, không dân tộc và nói tiếng Anh, tiêu đôla, chỉ làm nghệ thuật để nói về con người theo đúng nghĩa của nó.

Một câu hỏi mà nhiều nhà xã hội học đặt ra là liệu toàn cầu hóa có phải là Mỹ hóa? Riêng trong văn hóa thì hình ảnh của người Mỹ tiêu đôla, nói tiếng Anh và đa văn hóa đã có sẵn rồi, nên trở thành nghệ sĩ toàn cầu chỉ là một bước nhỏ.

Cuối cùng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, thông qua Cục Mỹ thuật và nhiếp ảnh, cũng tổ chức cho các nghệ sĩ trẻ Việt Nam những festival không thường niên và tất nhiên cũng xét duyệt rất cẩn thận.

Tiếng nói của lớp trẻ thật ra phong phú đa chiều hơn những gì có trong triển lãm, đành đem về nhà hoặc đem đến các tụ điểm mới về nghệ thuật mà xem với nhau.

Nhưng có triển lãm là tốt rồi, những gì được trưng bày cũng cho thấy những cái nhìn mới mẻ, những nhu cầu xã hội của thanh niên, sự lo lắng về tương lai trong một hoàn cảnh sống đầy bất trắc hiện thời. 

Võ Việt Dũng (Nha Trang) - Không thể ăn, video art. Ảnh chụp cảnh người vục mặt xuống cát ăn. Tác giả tự bạch: Đây là dự án video art trình diễn thể hiện sự tham lam thông qua chuỗi hành động cố ăn những thứ không thể, trái với quy luật cuộc sống. Qua đó nhằm phản đối hành động tham lam gây bất ổn tình hình khu vực biển Đông của Trung Quốc
Võ Việt Dũng (Nha Trang) - Không thể ăn, video art. Ảnh chụp cảnh người vục mặt xuống cát ăn. Tác giả tự bạch: Đây là dự án video art trình diễn thể hiện sự tham lam thông qua chuỗi hành động cố ăn những thứ không thể, trái với quy luật cuộc sống. Qua đó nhằm phản đối hành động tham lam gây bất ổn tình hình khu vực biển Đông của Trung Quốc
Nguyễn Lương Sáng (Quảng Bình) - Tình yêu, trách nhiệm và sự ràng buộc, tranh sơn dầu. Bức tranh vẽ những vòi nước cứu hỏa hoen gỉ và vô dụng. Đây cũng là hình ảnh chung của nhiều cơ quan công quyền khi có việc thì đùn đẩy nhau và không ai chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì
Nguyễn Lương Sáng (Quảng Bình) - Tình yêu, trách nhiệm và sự ràng buộc, tranh sơn dầu. Bức tranh vẽ những vòi nước cứu hỏa hoen gỉ và vô dụng. Đây cũng là hình ảnh chung của nhiều cơ quan công quyền khi có việc thì đùn đẩy nhau và không ai chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì
Nguyễn Hoàng Việt (Hà Nội) - sắp đặt Bột. Tác phẩm trình bày tượng trưng một đống bột mì và một dúm bột heroin, cái ít và cái nhiều phản ánh sự cực nhọc của người lao động và sự sa đọa của giới trẻ. Tác giả tự bạch: “Qua vấn đề tiêu hóa, tiêu thụ, tôi muốn mang đến cho người xem một cái nhìn so sánh. Cụ thể ở đây là phép so sánh giữa hai loại bột: bột mì và bột trắng heroin. Thông qua tác phẩm này, tôi lại nói đến vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện đại “kẻ cày bừa, người phê pha”. Sự hoang phí trong tiêu pha vẫn tồn tại và ngày càng đi sâu vào ý thức hệ của nhiều lớp người trong một xã hội phát triển “ảo” là điều khiến tôi cảm thấy đau lòng”
Nguyễn Hoàng Việt (Hà Nội) - sắp đặt Bột. Tác phẩm trình bày tượng trưng một đống bột mì và một dúm bột heroin, cái ít và cái nhiều phản ánh sự cực nhọc của người lao động và sự sa đọa của giới trẻ. Tác giả tự bạch: “Qua vấn đề tiêu hóa, tiêu thụ, tôi muốn mang đến cho người xem một cái nhìn so sánh. Cụ thể ở đây là phép so sánh giữa hai loại bột: bột mì và bột trắng heroin. Thông qua tác phẩm này, tôi lại nói đến vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện đại “kẻ cày bừa, người phê pha”. Sự hoang phí trong tiêu pha vẫn tồn tại và ngày càng đi sâu vào ý thức hệ của nhiều lớp người trong một xã hội phát triển “ảo” là điều khiến tôi cảm thấy đau lòng”
Đinh Minh Đông (Hà Nội) - Gian hàng 1, tranh sơn dầu. Một góc phòng của một ổ điếm, các cô gái khoe thân, bán mình. Bức tranh được vẽ với cái nhìn rất lạnh lùng và không giấu cảm xúc về sự tầm thường
Đinh Minh Đông (Hà Nội) - Gian hàng 1, tranh sơn dầu. Một góc phòng của một ổ điếm, các cô gái khoe thân, bán mình. Bức tranh được vẽ với cái nhìn rất lạnh lùng và không giấu cảm xúc về sự tầm thường
Nguyễn Tân (TP.HCM) - Quái xế, sắt từ xe máy. Bức tượng được làm từ khung và phụ tùng một chiếc xe máy về một tay đua, mệnh danh là quái xế. Tai nạn giao thông hiện là vấn nạn ở nước ta và nhiều người đã tự biến mình thành người tàn tật một cách vô nghĩa
Nguyễn Tân (TP.HCM) - Quái xế, sắt từ xe máy. Bức tượng được làm từ khung và phụ tùng một chiếc xe máy về một tay đua, mệnh danh là quái xế. Tai nạn giao thông hiện là vấn nạn ở nước ta và nhiều người đã tự biến mình thành người tàn tật một cách vô nghĩa

Tìm chốn dung thân cho ý tưởng mới

Sự xuất hiện của ba nghệ thuật mới gắn bó với những ý tưởng xã hội, và nghệ thuật ý niệm (conceptual art) cũng là một phái nghệ thuật mới nửa sau thế kỷ 20. Đặc điểm của nó là từ bỏ lối suy nghĩ coi nghệ thuật chỉ như vật thể (bức tranh, pho tượng), mà chú trọng đến tiến trình tư duy và hành động cho tác phẩm.

Những điều này xem ra có vẻ phù hợp với các nghệ sĩ trẻ Việt Nam khi muốn dứt bỏ truyền thống của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nơi đã tạo ra một thứ nghệ thuật quá thơ mộng, tuy đẹp nhưng rất viễn vọng với những vấn đề xã hội vốn không có gì thơ mộng như thế.

Môi trường ô nhiễm, tệ nạn tham nhũng, vi phạm dân chủ, đời sống bất trắc, tai nạn giao thông và xã hội, giáo dục xuống cấp, đạo đức suy thoái, làng xã bị phá vỡ, đô thị bất an, nông dân mất đất... tất cả điều này ảnh hưởng trực diện đến tinh thần sinh viên và lớp trẻ nói chung khi họ bước vào xã hội, từng ra nước ngoài học tập, đi lao động, cần công ăn việc làm và bước vào đời sống gia đình riêng, bên cạnh đó là nhu cầu giải phóng cá nhân trước kia chưa từng đặt ra.

Những nội dung này thấy được trong những sáng tác của các nghệ sĩ trẻ tham gia festival ở những khía cạnh khác nhau, những hình thức thể hiện và cái nhìn khác nhau, và đều thống nhất về hình thức bức tranh, pho tượng như xưa quá hạn hẹp, không đủ chỗ chứa những ý tưởng mới.

Có thể nói chưa bao giờ nghệ sĩ muốn cọ xát những vấn đề xã hội trực diện như thế, ngay cả cách quan niệm nghệ thuật và nghệ sĩ cũng khác, không còn là những con người phiêu du tạo ra tác phẩm quý phái nữa, hết nhiệm vụ biểu hiện ý niệm nghệ thuật đó cũng có thể chấm dứt, phá hủy.

Festival Nghệ thuật trẻ lần thứ 3, do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Cục Mỹ thuật và nhiếp ảnh cùng Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức từ ngày 20-8 đến 5-9.

Trong 762 tác phẩm tham dự có 113 tác phẩm điêu khắc, hội họa, đồ họa, sắp đặt và video art của 100 tác giả độ tuổi 18-35 từ 19 tỉnh thành trong nước.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận