TTCT - Những bí bách sau hơn 1 năm sống trong dịch bệnh đang được ghi nhận qua các hành vi hung hăng và tiêu cực gia tăng trên Internet. Nhưng cũng như với virus, con người luôn có cách biến hóa để tự phòng vệ. Ảnh: WBURNgười dân tại 18/22 nước trong khảo sát “Sự công bằng, an toàn và tương tác trên môi trường số 2021” mới đây của Microsoft cho rằng ứng xử văn minh trên mạng đã xuống dốc sau một năm thế giới sống chung với đại dịch COVID-19 - một sự đảo chiều đáng buồn, nhất là khi khảo sát năm 2020 vừa mới cho thấy tín hiệu khởi sắc.Microsoft thăm dò ý kiến hơn 11.000 thanh thiếu niên và người lớn từ 13 - 74 tuổi tại 22 quốc gia trong hai tháng 4 và 5-2021 về trải nghiệm của họ đối với 21 loại rủi ro trực tuyến khác nhau. Đây là năm thứ 6 liên tiếp khảo sát được thực hiện và là năm thứ 2 bản khảo sát bao gồm các câu hỏi liên quan đến dịch COVID-19.Tại 82% (18/22) quốc gia trong danh sách, phần đông người dân cho rằng văn minh trên không gian mạng đã tệ đi sau hơn một năm dịch giã. Chỉ 17% người được hỏi trên toàn cầu cho rằng văn minh trên mạng đã được cải thiện nhờ COVID-19, trong khi gần gấp đôi (30%) tin rằng điều ngược lại mới đúng. Năm 2020, các tỉ lệ này lần lượt là 26% và 22%.Một trong những lý do khiến người ta tin rằng văn minh số đang đi xuống nằm ở số lượng các hành động tích cực được lan tỏa trên Internet. Khi được hỏi họ có nhìn thấy (trên mạng) nhiều người đang giúp đỡ người khác hơn so với trước đây, 56% trả lời “có” so với tỉ lệ 67% của năm 2020. Tương tự, tỉ lệ người thấy “ý thức cộng đồng lớn hơn”, “mọi người động viên nhau nhiều hơn”, “mọi người đến với nhau nhiều hơn để đối phó với khủng hoảng” và “nhiều người đang gắn kết trở lại với bạn bè và gia đình” đều giảm từ 6 - 12 điểm phần trăm so với kết quả khảo sát chỉ một năm trước đó.Trong khi đó, tỉ lệ người thấy “mọi người đang giải tỏa sự bực tức của họ trên mạng” (67%) và “mọi người ít khoan dung hơn” (59%) lại có xu hướng tăng so với năm ngoái. Quá nửa (54%) số được khảo sát cho biết họ đã trải qua hoặc chứng kiến nhiều cuộc công kích cá nhân và nhận xét tiêu cực hơn trong năm qua, tăng nhẹ so với 53% của năm 2020. Ba Lan, Philippines, Ý, Đức và Hungary là những nơi người dân ghi nhận không khí tiêu cực trên không gian mạng rõ nét nhất.Trong khi đó, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Yale (Mỹ) đã phát hiện ra rằng những tương tác trên mạng xã hội như thích, thả tim và chia sẻ đang “dạy” chúng ta ngày một hung hăng hơn, trang Phys.org đưa tin ngày 13-8. Nhóm tác giả đã nghiên cứu tổng cộng 12,7 triệu dòng tweet từ hơn 7.300 tài khoản mạng xã hội Twitter để đánh giá cái mà họ gọi là “các biểu lộ của sự phẫn nộ về đạo đức”, đặc biệt là sau các sự kiện thời sự quan trọng. Theo đó, những tài khoản nhận được nhiều lượt thích hoặc lượt chia sẻ trên các bài đăng bày tỏ sự giận dữ có xu hướng tiếp tục đăng các tweet với cảm xúc tương tự về sau.Trong khi đại dịch góp phần biến Internet thành nơi tiêu cực hơn và mang đến nhiều hệ lụy sức khỏe tâm thần thì meme - một trào lưu ảnh chế đã tồn tại nhiều năm - đã tiến hóa để mang thêm một hình hài khác khi lồng ghép các trải nghiệm tâm lý mà nhiều người trẻ gặp phải và đặt chúng dưới một lăng kính hài hước, dễ tiếp nhận hơn. @binchcityErin Taylor, 25 tuổi, là chủ tài khoản Instagram @atmfiend chuyên đăng tải cái mà cô gọi vui là “meme sang chấn”, nơi cô trải lòng về các vấn đề tâm lý của bản thân và học cách gạt đi nỗi xấu hổ khi đối diện và nói về chúng. Ý tưởng đến với Taylor vào năm 2018 khi cô nhận thấy mình và nhiều người khác đang cần một không gian trên Internet nơi họ không chỉ tìm thấy tiếng cười mà còn là sự tự suy ngẫm “tôi có ổn không” đến sau đó. “Càng nói về chủ đề này tôi càng cảm thấy mình không còn đơn độc, vì bỗng chốc có nhiều người lạ tìm đến tôi và nói: Tôi cũng đã trải qua những gì bạn trải qua” - Taylor nói với trang Mashable.Cô chỉ là một trong số không ít tài khoản chuyên đăng meme về chủ đề này, và mỗi tài khoản đều thu hút từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn lượt theo dõi. Trên tài khoản @binchcity, một meme nhận được gần 18.000 lượt thích là tấm poster với hình ảnh một cô gái cùng dòng chữ “Mắc bệnh tâm thần là công việc toàn thời gian và tôi là nhân viên xuất sắc nhất tháng”.Theo cô Theresa Nguyen, giám đốc chương trình của tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì sức khỏe tâm thần Mental Health America, sáng tạo meme không chỉ là một liệu pháp tốt dành cho chủ tài khoản mà còn có tác dụng chữa lành nơi người tiếp nhận. “Nói ra được sang chấn tâm lý của bản thân thì luôn luôn hữu ích, cho dù bạn làm điều đó thông qua một meme hay nói chuyện trực tiếp với một người bạn hoặc với một nhà trị liệu” - Nguyen giải thích. ■ Tags: Mạng xã hộiSức khỏe tâm thầnCOVID-19
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Ông Trump dọa áp thuế 100% với nước nào làm ăn với Nga DUY LINH 14/07/2025 Ông Trump dọa áp thuế 100% với nước giao thương cùng Nga nếu Matxcơva không đạt thỏa thuận ngừng bắn Ukraine trong 50 ngày.
Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ DANH TRỌNG 14/07/2025 Tối 14-7, Bộ Công an cho biết văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.
Giám đốc Công an Hà Nội: Ở thủ đô sẽ không có cảnh sát giao thông ngoài phố, thay thế bằng camera AI PHẠM TUẤN 14/07/2025 Giám đốc Công an Hà Nội cho biết dự kiến đến 18-12, khi lắp đủ camera AI, giao thông Hà Nội sẽ không cần cảnh sát giao thông nữa.
Cách cựu trợ lý của cựu chủ tịch Quốc hội 'tác động' cho Tập đoàn Thuận An THÂN HOÀNG 14/07/2025 Ông Phạm Thái Hà, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu trợ lý của nguyên chủ tịch Quốc hội, bị viện kiểm sát truy tố với cáo buộc nhận 750 triệu đồng sau khi có tác động giúp Tập đoàn Thuận An trúng thầu.