TTCT - Vào giữa tuần, Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) công bố báo cáo kinh tế bóng đá tổng quát đầu tiên. Theo đó, bất chấp tình hình kinh tế khốn đốn hiện nay của hàng loạt quốc gia châu Âu và cả cuộc khủng hoảng toàn cầu, doanh thu của 237 CLB hàng đầu châu Âu đã tăng gần 7% trong năm 2012 so với năm 2011, lên mức 8,1 tỉ euro, tức tăng gần 1/3 so với khi khủng hoảng kinh tế nổ ra năm 2008. Phóng to Có thể không sinh lợi, nhưng bóng đá ở châu Âu mang tới nhiều giá trị cho cộng đồng - Ảnh: Yahoo.com Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm thiếu bền vững trong cơ cấu kinh tế bóng đá, như các khoản thua lỗ của nhiều CLB còn lớn và tỉ lệ chi phí trả lương trên tổng doanh thu quá lớn. Trong tổng thu nhập, 237 CLB đã phải chi hơn 60% để trả lương, bao gồm 3,9 tỉ euro lương cầu thủ (48% doanh thu), 1 tỉ euro cho ban quản lý và huấn luyện (13%). Tỉ lệ tài sản bền vững, như sân bóng và các cơ sở hạ tầng khác, trong cơ cấu tài chính của các CLB tương đối thấp, với hầu hết CLB tên tuổi đều không có tài sản cứng đạt tới trị giá 35 triệu euro. Dòng tiền mặt hoạt động của các CLB, tức tiền thực thu sau khi trả tất cả chi phí, chỉ vào khoảng 300 triệu euro ở cả 237 CLB, có nghĩa là với mỗi euro kiếm được thì các CLB đã phải chi ra 96,3 xu. Dòng tiền từ những tỉ phú trên thế giới đổ vào các CLB lớn ở châu Âu, với Chelsea và Manchester City ở Anh cùng Paris Saint-Germain và Monaco ở Pháp, là những ví dụ gây lo ngại về nền móng không đủ bền vững của bóng đá đỉnh cao tại châu Âu. Tuy nhiên ngay cả khi bóng đá thua lỗ, những giá trị mà nó mang lại vẫn quan trọng hơn những tổn thất trên bảng cân đối kế toán. Mỗi CLB ở châu Âu trở thành một trung tâm cộng đồng quan trọng trên bản đồ, mang tới sự giải trí, sự kết nối giữa những người trẻ và tất nhiên cả các truyền thống địa phương. Tất cả những điều đó không thể đong đếm được bằng tiền. Mà ngay cả về tiền, đóng góp của các CLB chuyên nghiệp châu Âu cho cộng đồng là không thể xem thường. Dù báo cáo của UEFA không hề đề cập, nhưng việc các CLB trả lương rất nhiều cho cầu thủ đã mang lại khoản lợi không nhỏ cho thuế vụ, khi cầu thủ chịu thuế thu nhập từ 42-50%. Chỉ lấy mức trung bình là 45%, các CLB đã nộp khoảng 2,2 tỉ euro và tiền thuế này được chi cho những lợi ích công cộng. Tags: Bóng đáUEFATiền
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Việt Nam để quốc tang nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày THANH HIỀN 03/04/2025 Ngày 3-4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone.
Giá vàng lao dốc, giá USD ngân hàng lần đầu chạm mốc 26.000 đồng ÁNH HỒNG 03/04/2025 Sau khi tăng lên mức kỷ lục mọi thời đại, giá vàng quay đầu giảm mạnh, trong khi đó giá USD ngân hàng vọt lên 26.000 đồng/USD.
Lực lượng diễu binh của Bộ Quốc phòng bắt đầu hành quân vào Nam NAM TRẦN 03/04/2025 Tối 3-4, các khối thuộc lực lượng phục vụ diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng đã bắt đầu lên đường bằng tàu hỏa, xuất phát từ ga Hà Nội để hành quân vào Biên Hòa, Đồng Nai chuẩn bị cho công tác huấn luyện giai đoạn 3.
Khởi tố 10 người trong vụ lập 'công xưởng' sản xuất ma túy cực lớn tại Khánh Hòa DANH TRỌNG 03/04/2025 Trương Xuân Minh cùng 9 người khác bị khởi tố, tạm giam với cáo buộc lập "công xưởng" sản xuất trái phép ma túy tổng hợp cực lớn tại Khánh Hòa.