TTCT - Nền bóng đá Triều Tiên, giống như nhiều điều khác ở quốc gia này, không có nhiều thông tin tiết lộ ra ngoài, nhưng thành tích của họ vẫn là rất đáng nể với những ngôi sao kỳ lạ như Han Kwang Song. Han Kwang Song. Ảnh: GettyĐội tuyển quốc gia nam của Triều Tiên vừa có trận hòa 2-2 trước đối thủ rất mạnh Qatar ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á hôm 10-9, giúp họ thắp lại hy vọng góp mặt ở ngày hội bóng đá của hành tinh sẽ lần đầu mở rộng lên thành 48 đội trên đất Bắc Mỹ.Trong khi đó, đội U20 nữ của họ trở thành ứng cử viên vô địch nặng ký ở Giải U20 thế giới sau vòng bảng toàn thắng trong một bảng đấu rất mạnh với các đối thủ Hà Lan, Argentina và Costa Rica ở Colombia.Trong trận đấu với Qatar nói trên, Han Kwang Song đã khoác áo số 10 và đá chính. Han đã chơi không thật tốt nhưng phong độ của anh không phải là điều gây chú ý nhất ở trận đấu này: đây là trận thứ hai của chân sút 25 tuổi này cho đội tuyển quốc gia sau thời gian phiêu bạt lạ lùng.Năm 2017, Han Kwang Song trở thành cầu thủ Bắc Triều Tiên đầu tiên ghi bàn tại một giải bóng đá hàng đầu của châu Âu và thậm chí đã chuyển đến Juventus, CLB hàng đầu nước Ý, vào năm 2019 rồi tiếp đến là Al-Duhail của Qatar. Nhưng sự nghiệp triển vọng của anh bỗng chấm dứt đột ngột vào năm 2020, để lại câu hỏi nhức nhối cho người hâm mộ: "Ngôi sao Triều Tiên đã biến đi đâu?".Cuộc đời bí ẩn ở Bình NhưỡngBiệt danh "Chàng trai Triều Tiên bé nhỏ", như một bình luận viên người Ý gọi anh trìu mến, Han không phải mẫu tiền đạo to cao nhưng có tốc độ, khả năng bứt phá mạnh mẽ và cả những cú đánh đầu chính xác. Anh đủ tự tin cạnh tranh với những ngôi sao hàng đầu của châu Âu.Tiền đạo trẻ quê Bình Nhưỡng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới bình luận viên và người hâm mộ - không chỉ vì lý lịch độc đáo mà còn vì kỹ thuật và phong cách. "Thể hình của anh không cao lớn nhưng rất nhanh nhẹn, chọn vị trí hay và đánh đầu tốt", bình luận viên người Hàn Quốc Hahn June Hea nói với CNN Sport. Theo Đài Triều Tiên Sogwang, Han được ca ngợi ở quê nhà là "cầu thủ triển vọng thu hút sự chú ý của toàn châu Âu".Nhưng tuần trăng mật nhanh chóng kết thúc khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC) áp đặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên vì nước này thực hiện cuộc thử hạt nhân thứ sáu vào năm 2017.Lệnh trừng phạt yêu cầu các quốc gia thành viên phải đưa tất cả công dân Triều Tiên đang làm việc trong lãnh thổ của họ về nước, vì quan ngại tiền bạc từ nước ngoài đang được chuyển về hỗ trợ chương trình hạt nhân và vũ khí của Triều Tiên. Nghị quyết của UNSC đặt thời hạn chót cho yêu cầu này là cuối năm 2019.Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến Triều Tiên phong tỏa hoàn toàn biên giới, khiến Han và nhiều công dân Triều Tiên không thể trở về nhà. Han dự kiến rời Qatar năm 2021, nhưng sau đó anh đã biến mất suốt hơn hai năm dài.Han sinh ở Bình Nhưỡng vào năm 1998. CNN không tìm thấy thông tin nổi bật nào khác ngoài việc anh được tuyển vào học viện bóng đá quốc tế Bình Nhưỡng danh giá. Khi ông Kim Jong Un lên cầm quyền vào năm 2012, thể thao đã trở thành ô cửa sổ hiếm hoi nhìn ra thế giới từ Triều Tiên. Theo báo cáo của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã sử dụng bóng đá như công cụ tăng cường sức mạnh mềm và đầu tư mạnh vào thể thao đỉnh cao để quảng bá đất nước trên trường quốc tế.Triều Tiên bắt đầu tăng cường tham gia các sự kiện thể thao quốc tế lớn trong một thập niên qua, bao gồm Thế vận hội London 2012, thậm chí là cả Thế vận hội mùa đông 2018 ở Hàn Quốc và gần đây nhất khá thành công với Olympic Paris 2024. "Tất cả các môn thể thao đều rất phổ biến. Họ quan tâm đến Olympic và bóng đá", cựu HLV trưởng đội tuyển quốc gia Triều Tiên Jørn Andersen (người Na Uy) nói với CNN. Ông tiết lộ thêm rằng mình rất ít tiếp xúc với công chúng Triều Tiên trong thời gian làm việc ở Bình Nhưỡng từ năm 2016 đến 2018.Đội tuyển nữ Triều Tiên giành HCB ở Asiad Hàng Châu 2022. Ảnh: NK News"Ở đó có một số kênh truyền hình địa phương - không phát trực tiếp trận đấu - nhưng đôi khi sẽ phát lại các trận bóng đá châu Âu. Có thể là một trận từ Bundesliga [tại Đức] hoặc La Liga [Tây Ban Nha], thậm chí từ Ý, Anh... Tôi nghĩ nhiều người xem đấy", Andersen kể về các sự kiện thể thao được phát sóng trên Đài truyền hình nhà nước KCTV mỗi ngày.Năm 2013, ông Kim Jong Un thành lập Trường bóng đá quốc tế Bình Nhưỡng để nuôi dưỡng tài năng bóng đá, gửi họ đi nước ngoài tu nghiệp và đón chào các chuyên gia - đại diện từ FIFA đến Triều Tiên giúp đào tạo CLB và HLV, nhằm nâng nền bóng đá nước này "lên tầm thế giới", theo Hãng thông tấn KCNA.Chỉ vài tháng sau khi thành lập, học viện đã gửi 14 người đi Tây Ban Nha và 15 người khác đi Ý bằng tiền nhà nước. Trong số nhiều người tốt nghiệp từ chương trình đặc biệt này, Han Kwang Song là cầu thủ nổi bật nhất.Bước ngoặt ở ÝNăm 2015, Han chuẩn bị hành lý để đến Perugia - thủ phủ vùng Umbria miền trung Ý - cùng đồng đội người Triều Tiên tiềm năng khác là Choe Song Hyok.Trước đó, tại học viện trẻ ISM Academy của Ý, cặp đôi này đã cùng chia sẻ ước mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp ở giải đấu hàng đầu châu Âu. Han đã trải qua một năm tại học viện ISM trước khi chơi cho đội trẻ của Cagliari. "Tôi nhớ rõ giám đốc của tôi, Mario Berreta, đã nói rằng chúng ta có một cầu thủ thử việc đến từ Bắc Triều Tiên và yêu cầu tôi "xem giò" anh ta - HLV U19 Cagliari lúc đó Max Canzi nói với CNN - Tôi khá bực vì chúng tôi đang chuẩn bị cho một trận đấu quan trọng vào thứ bảy", Canzi nhớ lại lúc đầu ông đã định từ chối đi xem Han chơi bóng. "Cậu ta bắt đầu tập luyện và sau 20 phút, tôi quay sang trợ lý của mình và bảo nhắn Mario ra ngoài đây ngay. Tới công chuyện rồi, hắn ta chơi hay quá".Tuy nhiên, việc ký hợp đồng với Han mất nhiều thời gian hơn bình thường do những vấn đề thủ tục và đặc biệt là thị phi. "Ngay cả trong quốc hội [Ý] cũng có người đặt câu hỏi liệu đó có phải là điều đúng đắn không", ông nói. Nhưng đó hóa ra là thương vụ thành công với Cagliari. Han chính thức gia nhập đội trẻ CLB vào tháng 3-2017, nhanh chóng chứng tỏ giá trị bằng bàn ra mắt ngay trận đầu tiên rồi được đôn thẳng lên đội một chơi tại Serie A, theo lời Canzi. Han ghi bàn đầu tiên của mình ở hạng đấu cao nhất nước Ý từ một cú đánh đầu - lần đầu tiên có một cầu thủ Triều Tiên ghi bàn tại một trong năm giải đấu hàng đầu của châu Âu - chỉ một tuần sau khi ra mắt chuyên nghiệp vào ngày 2-4-2017. Dù không biết tiếng Anh lẫn tiếng Ý, Han đã nhanh chóng thích nghi với văn hóa phương Tây. "Ban đầu mọi chuyện không dễ dàng vì cậu ấy không biết tiếng nhưng cậu ấy học khá nhanh", Canzi nhớ lại,"Ở đây tại Cagliari, mọi người đều yêu thương tôi. Tôi cảm thấy như đang ở nhà", Han nói bằng tiếng Ý trôi chảy trong một video được đăng trên trang chủ CLB Cagliari vào năm 2018. Sau đó, Han được Cagliari gửi cho Perugia mượn, rồi tới đội trẻ Juventus, trước khi "Bà đầm già" chính thức mua anh với giá 3,74 triệu USD vào tháng 1-2020 - theo Transfermarkt, bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của anh.Nhưng giấc mơ vừa nhen nhóm đã vụt tắt chỉ sau đúng một tuần: Juventus "sang tay" anh cho CLB Al-Duhail của Qatar trong cùng tháng với mức phí chuyển nhượng là 7,7 triệu USD, thu lãi ngay lập tức 4 triệu USD.Han Kwang Song trong màu áo Triều Tiên. Ảnh: GettyBiến mất và tái xuấtSự nghiệp mới nhen nhóm của Han tại Ý đã kết thúc nhưng anh được chào đón nồng nhiệt ở CLB hàng đầu của Qatar, Al-Duhail. Từ khi gia nhập câu lạc bộ vào giữa mùa giải Qatar Stars League 2019-2020, Han thi đấu tổng cộng 10 trận, ghi ba bàn và đóng vai trò quan trọng trên chặng đường giành chức vô địch của đội.Nhưng một báo cáo của UNSC tháng 3-2020 nói họ đang mở điều tra các công dân Triều Tiên bị nghi ngờ, bao gồm cả ở "lĩnh vực đặc thù như vận động viên thể thao".Trận đấu cuối cùng của Han cho Al-Duhail diễn ra ngày 21-8-2020, khi anh vào sân thay người trong trận cuối mùa giải với đối thủ Al-Ahli. Khi ấy mới 21 tuổi, Han giơ cao cánh tay ăn mừng cùng đồng đội, với chiếc áo đỏ ghi chữ "Nhà vô địch", mà không hề biết rằng biến cố sắp xảy ra.Đó sẽ là lần cuối cùng người hâm mộ được thấy Han chơi một trận đấu chuyên nghiệp. Khi mùa giải mới bắt đầu vào tháng tiếp theo, anh tự dưng… "bốc hơi", biến mất trên sân lẫn băng ghế dự bị. Mãi đến tháng 3-2021, một báo cáo khác của UNSC xác nhận rằng hợp đồng của anh với Al-Duhail đã chấm dứt và Han bị trục xuất khỏi Qatar.Theo một lá thư khác đính kèm trong báo cáo cuối cùng về vụ việc này của Ủy ban chuyên gia thuộc UNSC, Han được cho là đã lên chuyến bay của Qatar Airways từ Doha vào ngày 26-1-2021 khi bị trục xuất. Tuy nhiên, vì đại dịch Covid-19 khiến biên giới Triều Tiên hoàn toàn đóng cửa với thế giới bên ngoài, Han, "Ronaldo của nhân dân", như anh được gọi ở Triều Tiên, đã mắc kẹt trong Đại sứ quán Triều Tiên ở Trung Quốc và buộc phải tập luyện một mình suốt hơn hai năm.Nhưng giờ thì anh đã trở lại, với cả đội tuyển quốc gia và bóng đá chuyên nghiệp - Han hiện đang khoác áo đội 25 tháng 4 ở Triều Tiên. Ở tuổi 25, bước đường sự nghiệp của anh sẽ vẫn còn rộng mở.■ Tags: Bóng đá Triều TiênHan Kwang SongVòng loại World CupCấm vậnCấm vận Triều Tiên
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Đề xuất nền tảng bán hàng xuyên biên giới không hiện diện ở Việt Nam cũng bị đánh thuế NGỌC AN 22/11/2024 Với các nền tảng thương mại điện tử, nền tảng công nghệ số của doanh nghiệp nước ngoài tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam sẽ phải chịu thuế dù không có hiện diện.
Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM sẽ thành sàn diễn thời trang HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Hạnh phúc - Happy Forever là chủ đề show diễn thời trang thứ hai trong năm 2024 của nhà thiết kế Vũ Ngọc Tú và Đinh Trường Tùng, sẽ tổ chức ở Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;