TTCT - Nếu theo dõi thảo luận tại Quốc hội tuần qua, sẽ thấy chưa bao giờ chuyện ngân sách, tăng lương… lại trở nên bức xúc như vào lúc này. Tất nhiên không phải ý kiến nào cũng có thể được đồng cảm hay đã chạm đến bản chất vấn đề… Sân tập golf Thanh Niên (quận Cẩm Lệ) được TP Đà Nẵng đầu tư xây dựng với số tiền 27 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhưng không hoạt động được ngày nào, để hoang phế khiến người dân bức xúc. Để khắc phục hậu quả, vừa qua lãnh đạo TP Đà Nẵng đã chính thức có quyết định chuyển đổi công năng thành nơi chơi thể thao… Tuy nhiên, muốn chuyển đổi công năng, cải tạo thì TP phải chi thêm tiền! -Hữu KháVấn đề nổi cộm tuần qua là chuyện nợ lương. Bốn năm liền, lương cơ sở trong khu vực nhà nước không tăng. Đại biểu Nguyễn Văn Minh (TP.HCM) than thở là “sau kỳ họp này không biết trả lời cử tri thế nào, vì năm trước không tăng, cử tri chất vấn thì đã nói năm 2016 sẽ tăng.Giờ lại nói ngân sách chưa cân đối được, vẫn là lý do của năm 2015”. Đại biểu này bày tỏ chính kiến của mình: “Tôi chưa đồng tình là do khó khăn mà chưa tăng lương, cần thiết giảm chi khác để đảm bảo chi lương theo lộ trình”.Tăng lương thì lấy đâu ra?Bức xúc chuyện hoãn tăng lương không chỉ mỗi đại biểu trên. Song, ngược lại cũng có không ít đại biểu bức xúc chuyện tăng lương bởi theo họ, “tăng lương thì lấy đâu ra?”.Đại biểu Nguyễn Văn Tiên của Tiền Giang nằm trong số những người đặt câu hỏi này. Chiều 2-11, ông thẳng thắn bày tỏ: “Tôi băn khoăn khi khá nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương. Người hưởng lương từ ngân sách chỉ có 4 triệu trong số 92 triệu dân. Người không có lương họ kêu với ai. Trong khi nợ công tăng, ngân sách hụt thu, tăng chi. Không biết tăng lương thì lấy đâu ra, tiết kiệm chỗ này chỗ kia tôi thấy không đủ”.Con số 92 triệu dân mà ông nói hơi lớn hơn so với dân số 2015, bao gồm cả nam, phụ, lão, ấu chứ không phải dân số trong độ tuổi lao động, mà lẽ ra ông nên viện dẫn để so sánh với (cái gánh nặng) 4 triệu công chức... Đó là chưa kể đến thực tế là trong số mấy chục triệu người không làm nhà nước hiện đang thu nhập bằng gì, bao nhiêu... để có thể nói “người không có lương họ kêu với ai”.Dẫu sao lý lẽ của đại biểu này của tỉnh Tiền Giang thừa chặt chẽ để dẫn đến kết luận:- 1/ chỉ có 4 triệu công chức ăn lương trên 92 triệu dân- 2/ 84 triệu người kia không có lương lấy gì đòi tăng?- 3/ vì sao phải lo tăng lương công chức?Để giải quyết, đại biểu Nguyễn Văn Tiên kêu gọi tiết kiệm thêm nữa: “70% viên chức còn lại nếu chúng ta không cải cách rất khó tăng lương. Hiện nay chúng ta đã làm một phần là trong lĩnh vực y tế. Về cơ bản chúng tôi thấy lĩnh vực y tế thực hiện bảo hiểm y tế là hoàn toàn chính xác.Nhà nước đã mua bảo hiểm y tế cho dân thì không nên cấp tiền tiếp để phát triển các bệnh viện nữa. Các cụ đã nói “xay lúa thì thôi cõng em”. Tiền còn lại chúng ta phải tập trung cho y tế dự phòng như phòng chống lao, tiêm chủng mở rộng các dịch bệnh khác. Đây là vấn đề không xã hội hóa được”.Điều “cải cách” mới chỉ ngành y tế làm được mà ông khen ngợi là chuyện từ ngày 15-11 sẽ tăng phí các loại từ 2-7 lần, một phần để trả lương y bác sĩ. Từ khoản “tiết kiệm” này ông đề nghị khoản tiết kiệm mới là: “Nhà nước đã mua bảo hiểm y tế cho dân thì không nên cấp tiền tiếp để phát triển các bệnh viện nữa”.Và rồi ông dẫn chứng: “Hiện nay thế giới rất khen Việt Nam, chỉ số y tế của con người Việt Nam bằng của Mỹ nhưng thu nhập của Việt Nam cách Mỹ 100 năm” để bảo vệ đề xuất: Nhà nước không nên cấp tiền tiếp để phát triển các bệnh viện nữa. Tiền còn lại chúng ta phải tập trung cho y tế dự phòng như phòng chống lao, tiêm chủng mở rộng các dịch bệnh khác. Đây là vấn đề không xã hội hóa được”. Tức Nhà nước cũng nên thôi xây, trang bị bệnh viện, chuyện đó “xã hội hóa” được!Liệu có phải là một “bước tiến” nữa trong việc bỏ bao cấp trong y tế theo kiểu này? Tất nhiên, nước nào cũng sử dụng bảo hiểm xã hội, song điều đó không có nghĩa là không còn hệ thống bệnh viện công, trong đó chi phí cũng như lương nhân viên y tế vẫn do Nhà nước trả. Nghe phát biểu này của đại biểu Tiên có thể hình dung một mai Nhà nước không còn chi cho bệnh viện công mà chỉ cho y tế dự phòng! Đây lại là một “tiết kiệm” mới mà đại biểu này muốn ướm chào dư luận?Hoãn bàn tăng lươngCái ý “tăng lương thì lấy đâu ra” của đại biểu Tiên phát biểu chiều 2-11, qua sáng hôm sau 3-11 được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển diễn giải chi tiết với VNEconomy. Ông cho rằng để tính toán việc chi lương thì phải xem xét nguồn ở đâu, theo tinh thần của Quốc hội khi quyết định một chính sách mới, anh phải chỉ ra được nguồn đó từ đâu...Tính toán lại thì thấy nguồn thu của chúng ta chưa ổn”. Ông nêu chi tiết để chứng minh nguồn thu không đủ: “Đầu tiên về giá dầu..., giờ thì giá xuống chỉ còn 43-47 USD mà bình quân năm nay chắc chỉ đạt 50 USD. Mà với mức này thì chúng ta đã hụt thu ngân sách 61.000 tỉ đồng vào ngân sách trung ương... Điều đó cho thấy nguồn thu từ dầu là khó khăn, không mong chờ khả năng này nữa”.Ông giải thích tiếp khả năng thu thuế cũng là vô phương: “Năm 2016 là năm tất cả chính sách thuế của ta vào thời điểm thực hiện như thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ xuống chỉ còn 22%. Thuế thu nhập cá nhân chúng ta cũng khó nâng lên...Nhưng như thế thì tỉ lệ huy động thuế/GDP của ta ngày càng thấp đi, giai đoạn trước huy động/GDP là 28,4% nhưng giai đoạn này chỉ còn khoảng 21% thôi mà ngay năm 2015 này huy động thuế vào GDP chỉ còn 19%. Như vậy phải thấy là khả năng thu ngân sách rất khó khăn”.Vì vậy, ông kết luận khoan bàn chuyện tăng lương: “Chính phủ thể hiện rõ quan điểm là trong năm 2015 thì xin Quốc hội không bàn tăng lương. 50% thành viên trong Ủy ban Tài chính ngân sách đồng ý quan điểm của Chính phủ là trong năm 2016 để xem tình hình, những tháng đầu năm giá dầu thế nào, khả năng thu ngân sách của chúng ta thế nào thì sẽ xin ý kiến Quốc hội về cả kế hoạch lương cho giai đoạn tới, trình vào kỳ họp đầu năm (tức tháng 3-2016). Tôi cho rằng đây là một quan điểm tương đối chắc chắn”.Chi tiêu là gì?Có lẽ nhân đây cần trao đổi lại chuyện tiết kiệm và chi tiêu. Để đánh giá xem một khoản chi tiêu như thế nào hợp lẽ (khôn ngoan) thông thường, cho hợp lý, hợp lòng dân, có năm thang bậc cần cân nhắc khi chi tiêu: (1) cái không thể thiếu được, (2) cái cần thiết, (3) cái hữu ích, (4) cái thoải mái, (5) cái sang trọng.Năm thang bậc chi tiêu đó từng được nhà kinh tế học hàng đầu của Pháp cuối thế kỷ trước Jacques Attali dành hẳn một chương trong tác phẩm L’anti-économique (Phản kinh tế, NXB PUF, 1974). Thiết nghĩ việc chi tiêu của một thành phố hay một đất nước cũng cần đáp ứng những nhu cầu theo năm thang bậc ưu tiên đó: cái gì là không thể thiếu được, là cần thiết, là hữu ích, đối với tuyệt đại đa số người dân bên cạnh cái thoải mái và cái xa xỉ.Từ đó, mới mong có được những quy định cụ thể về chi tiêu, đầu tư mà Quốc hội sẽ là người vạch ra trong luật ngân sách, để tỉnh tỉnh, thành thành, huyện huyện ý thức rằng xây cái gì là đầu tư cơ bản đích thực, xây cái gì là chi tiêu không cần thiết, là phí phạm. Chẳng hạn, trong tình hình ngân sách thâm hụt nghiêm trọng, nợ nước ngoài đáo hạn phải vay nợ nước ngoài để đảo nợ chứ không có sẵn ngoại tệ để trả (thậm chí lãi), thì xây cái này, cái kia có là hoang phí không. Các cơ quan ban ngành nhà nước lớn nhỏ “nhúc nhích” tiết kiệm, dân đã và đang tiết kiệm mới cảm thấy công bằng và... hữu ích.■ Tags: Quốc hộiNgân sáchThu chi ngân sáchHoãn tăng lươngChuyện tiết kiệm
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Doanh thu cơ quan báo chí giảm mạnh, cần ưu đãi sâu về thuế thu nhập TIẾN LONG 22/11/2024 Cơ quan báo chí, truyền thông hiện đang khó khăn cần chính sách ưu đãi ở mức không chịu hoặc chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất.
Khám xét nơi ở và làm việc của viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM ĐAN THUẦN 22/11/2024 Ngày 22-11, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.
Việt Nam có khoảng 70.000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến kháng thuốc kháng sinh THANH HÀ 22/11/2024 Theo Tổ chức Y tế thế giới, đã có gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2023.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.