TTCT - Mục tiêu 100% các phương tiện giao thông đều sử dụng điện khó thành hiện thực nếu sản lượng điện không tăng nhanh. Xe điện đang trở thành xu thế bùng nổ. Khắp thế giới, người cao tuổi, lao động thích đi buýt điện đến cơ quan và xí nghiệp, doanh nhân ngày càng ưa thích taxi điện như một kiểu thời trang hiện đại, học sinh, sinh viên ưa dùng xe máy điện vì êm ái và linh hoạt. Trong tương lai không xa, lần lượt xe tải, đầu kéo container đến máy bay sẽ từ bỏ động cơ đốt trong để chuyển sang dùng điện.Một trạm sạc bên đường ở Oslo (Na Uy). Ảnh: Carlos Bryant/FlickrĐiện lực kêu cứuNhưng đó có thể là vấn đề lớn với ngành điện của Việt Nam: nhu cầu điện tăng vọt nhưng hạ tầng truyền tải và năng lực sản xuất không kịp đáp ứng. Kết quả là có thể trong tương lai không xa, chúng ta sẽ đối mặt với thực trạng mất điện thường xuyên, tương tự những gì đang diễn ra năm nay.Chưa bao giờ nguy cơ mất điện lại ám ảnh đến thế. Ảnh hưởng của nắng nóng bất thường, hồ thủy điện cạn kiệt nước, nguyên liệu khí, than đá không đủ cung ứng khiến tình trạng mất điện trở nên trầm trọng. Ở miền Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau và Phú Mỹ tạm dừng hoạt động để ưu tiên nguồn khí cho sản xuất điện.Ở phía Bắc, một số khu công nghiệp mất điện đột ngột khiến các tập đoàn điện tử, cơ khí, sắt thép… bị gián đoạn sản xuất. Không đảm bảo được an ninh năng lượng có thể tạo ra hình ảnh xấu trong giới đầu tư quốc tế, khi mà Việt Nam đang nỗ lực quảng bá là điểm đến đầu tư an toàn, ổn định.Trong các năm tới, áp lực mất điện được dự báo sẽ còn lớn hơn với xu thế xe điện trong lĩnh vực giao thông. Dù cuộc chuyển đổi động cơ diesel sang động cơ điện không diễn ra sau một đêm, nguy cơ thiếu hụt năng lượng đã hiển hiện. Trên thế giới, những chính sách khuyến khích sử dụng xe điện để giảm bớt khí thải và ô nhiễm phải luôn đi kèm nghiên cứu cảnh báo về nguy cơ an toàn năng lượng.Ở Mỹ, nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) đánh giá nếu 66% tất cả ô tô đều chạy bằng điện vào 2050, nước Mỹ sẽ cần tăng gấp đôi công suất phát điện so với năm 2018 (lên xấp xỉ 2.300 GW).Các thành phố lớn như Austin, nhiều ô tô điện xuống đường hơn đòi hỏi cả cơ sở hạ tầng sạc và công suất lưới điện lớn hơn hiện nay rất nhiều. Thời tiết cực đoan ngày càng phổ biến cũng gây khó khăn thêm cho kế hoạch phát triển năng lượng của các thành phố.Tại California, các quan chức bang từng tuyên bố 12,5 triệu xe điện dự kiến chạy trên đường ở tiểu bang này vào năm 2035. Một số nhà phân tích chỉ ra con số đó đòi hỏi phải xây dựng nhanh chóng các trang trại điện mặt trời và điện gió với sản lượng gấp 5 lần quy mô đầu tư trong thập niên vừa qua, ngay cả khi các bác tài chỉ sạc ô tô vào giờ thấp điểm.Có một nghịch lý mà nhiều người chưa để ý: hầu hết chủ sở hữu xe điện hiện sẽ sạc xe vào ban đêm, và đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng với công suất mạng lưới, nhất là khi ban đêm không có điện mặt trời hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa để "xanh" trên đường, nhiều đô thị có nguy cơ phải trở lại với các nguồn phát điện bằng nhiên liệu hóa thạch hoặc cần rất nhiều bộ lưu trữ lưới điện để đảm bảo cung cấp vào ban đêm với chi phí tốn kém.Cần kế hoạch chủ độngQuay trở lại với câu chuyện của Việt Nam. Mất điện diện rộng và thường xuyên gần đây đã phơi bày lỗ hổng trong khả năng theo kịp tốc độ tiêu thụ điện tại các khu vực phát triển kinh tế quá nhanh.Ví dụ tại miền Bắc, EVN cho biết công suất lắp đặt là 28.000 MW, trong đó thủy điện và nhiệt điện chiếm khoảng 97%. Khi không có mưa và nắng nóng kéo dài, hầu hết các hồ thủy điện về mực nước chết, nguồn thủy điện chiếm tới 43,6% cơ cấu nguồn cấp điện cho miền Bắc đã không thể phát điện. Trong khoảng 7-8 năm qua, miền Bắc không có dự án nguồn điện mới nào được khởi công.Ở khía cạnh tiêu thụ, công suất huy động Pmax trong năm 2022 đạt 22.800 MW. Con số này, tuy chỉ bằng khoảng 81,4% công suất phát điện về mặt lý thuyết, nhưng khi hạn hán xảy ra, các nhà máy thủy điện sẽ không đủ nước để vận hành hết công suất. Chưa kể tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng mỗi năm của miền Bắc là khoảng 11% - cao hơn tốc độ gia tăng công suất lắp đặt.Vài năm gần đây, cả nước gần như không bổ sung được nhà máy điện nào ổn định và quy mô. Hầu hết dự án lớn đều chậm tiến độ so với kế hoạch như Nhiệt điện Vũng Áng II, Điện Quảng Trạch, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Sông Hậu 1, Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4… Ngoài ra, các dự án đảm bảo nguồn cung khí cho nhiệt điện như chuỗi dự án khí - điện lô B, Cá Voi Xanh, LNG Sơn Mỹ đều không đạt tiến độ đề ra.Nguyên liệu cho nhà máy thủy điện và nhiệt điện đang là nguy cơ lớn. Thời tiết cực đoan tương tự như hạn hán 2023 dự báo sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, khiến các hồ thủy điện cạn kiệt nước. Còn các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) cho sản xuất điện không đáp ứng được yêu cầu vận hành. Tất cả đang gây áp lực rất lớn cho khả năng cung ứng điện năng trong tương lai.Mới đây, đề án quy hoạch điện VIII đến 2030, tầm nhìn 2050 đã được thông qua. Trong đó, Chính phủ đặt tham vọng rất lớn khi đến 2030, công suất sản xuất điện sẽ tăng gấp đôi so với 2022, trong đó ưu tiên phát triển điện gió, điện mặt trời. Dù vậy, cơ chế chính sách thúc đẩy các dự án, cơ chế mua bán năng lượng giữa các chủ đầu tư với EVN và nguồn vốn huy động như thế nào vẫn còn là dấu hỏi.Việt Nam đã đặt ra kế hoạch đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh, đồng thời hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu sâu rộng để tính toán xe điện bùng nổ sẽ tác động như thế nào đến nhu cầu năng lượng. Liệu 20%, rồi 50% tổng lượng xe của người dân chuyển sang sử dụng điện thì điện năng tiêu thụ sẽ tăng đến mức nào? Nếu đa số các xe điện cùng sạc một lúc vào giờ cao điểm thì công suất thiết kế của hệ thống truyền tải có chịu được áp lực tăng vọt? Rất nhiều câu hỏi tương tự chưa được trả lời.■ Tags: Xe điệnSản lượng điệnNăng lực sản xuấtPhương tiện giao thôngNắng nóng bất thườngTập đoàn Điện lựcHồ thủy điệnTập đoàn điện lực Việt NamĐiện lực Việt NamKhu công nghiệpMất điện đột ngộtGián đoạn sản xuấtAn ninh năng lượng
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Ông Trump lần 2 được Time bình chọn là 'Nhân vật của năm' NGHI VŨ 12/12/2024 Trong vòng chưa đến 10 năm, ông Trump hai lần được bình chọn là 'Nhân vật của năm' đầy danh giá của tạp chí Time.
Bộ trưởng Phan Văn Giang: Bảo đảm an toàn tuyệt đối lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội NAM TRẦN 12/12/2024 Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, yêu cầu phải làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối.
Bộ Nội vụ bác thông tin lan truyền về chế độ, chính sách với cán bộ trong tinh gọn bộ máy THÀNH CHUNG 12/12/2024 Bộ Nội vụ khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng liên quan nội dung đề xuất chế độ, chính sách với cán bộ trong tinh gọn bộ máy là không chính xác.
UBND TP.HCM chốt cho học sinh nghỉ Tết thêm 2 ngày HOÀNG HƯƠNG 12/12/2024 UBND TP.HCM vừa có văn bản tăng ngày nghỉ Tết Ất Tỵ cho học sinh các cấp thêm 2 ngày thành 11 ngày.