TTCT - Trò chơi thực tế ảo không chỉ khiến người chơi phân tâm để quên đi cơn đau, mà chúng có khả năng lập trình lại não bộ để thay đổi cách chúng ta tiếp nhận cảm giác đau đớn, theo một nghiên cứu tổng hợp mới đây do Đại học Princeton (Mỹ) tiến hành. Trị liệu bằng thực tế ảo nhằm giúp giảm đau là một phương thức mới còn cần quy mô nghiên cứu lớn hơn “Sự mường tượng có định hướng (guided imagery) từ lâu đã được xem là một trong những cách chữa trị các chứng rối loạn tâm lý. Thực tế ảo là một loại mường tượng có định hướng mang tính nhập vai cao hơn” - tiến sĩ Anita Gupta, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Công nghệ thực tế ảo (virtual reality) đã có mặt từ nhiều thập kỷ trước, bắt nguồn từ các chương trình mô phỏng bay dùng trong huấn luyện phi công quân đội. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thực tế ảo trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng và được sử dụng ngày càng nhiều cho các mục đích y khoa như chăm sóc vết thương, vật lý trị liệu, giảm đau răng và trị phỏng. Trong báo cáo mới đây đăng trên tạp chí Pain Medicine, các nhà khoa học từ Đại học Princeton đã tổng hợp 6 nghiên cứu khác nhau từ năm 2000-2016 để đánh giá những cách mà thực tế ảo có thể giúp tăng cường khả năng giảm đau. Bên cạnh các cơn đau cấp tính, những nghiên cứu này còn đánh giá tính hiệu quả của thực tế ảo đối với những tình trạng đau mãn tính như đau đầu hoặc hội chứng đau nhức toàn thân. Kết quả cho thấy thực tế ảo có thể đóng vai trò hữu ích đối với một loại liệu pháp hành vi giúp người bệnh thay đổi cách phản ứng trước cơn đau. Liệu pháp này được biết đến với tên gọi liệu pháp tiếp xúc, trong đó người bệnh được cho tiếp xúc thường xuyên với cảm giác đau đớn - trong trường hợp này là những cơn đau “ảo” do công nghệ thực tế ảo mang lại - để quen dần với cảm giác này và giảm bớt cấp độ đau đớn trong những lần tiếp xúc sau. Nhóm tác giả lưu ý rằng thực tế ảo chỉ là một công cụ để thiết kế các phương án chữa trị bằng liệu pháp tiếp xúc, chứ bản thân nó không phải là một phương thức trị đau. Vẫn cần nhiều nghiên cứu trên mẫu bệnh nhân lớn hơn nữa để có thể đi đến một kết luận vững chắc về tính hiệu quả trong giảm đau của thực tế ảo. Theo bà Anita Gupta, một số tác dụng phụ của trò chơi thực tế ảo có thể kể đến như say chuyển động, chóng mặt và buồn nôn. “Tôi hoàn toàn ủng hộ phương pháp này như một phần của liệu trình điều trị truyền thống có sự hướng dẫn thường xuyên của chuyên gia” - bà Anita cho biết.■ Tags: Thực tế ảoGiảm đau
Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định chức năng, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam THÀNH CHUNG 23/06/2025 Sáng 23-6, Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Xung đột Iran - Israel sáng 23-6: Nghị sĩ Mỹ nói ông Trump vượt quyền khi ném bom Iran BÌNH AN 23/06/2025 Lúc 7h30 sáng nay 23-6, Israel nói phát hiện tên lửa Iran đang lao tới, còi báo động vang lên; Israel tấn công Tehran và phía tây Iran khoảng 2h sáng.
Đã có điểm thi lớp 10 TP.HCM, mời tra cứu điểm trên Tuổi Trẻ Online HOÀNG HƯƠNG 23/06/2025 Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa công bố điểm thi lớp 10 năm học 2025-2026, thí sinh có thể tra cứu nhanh trên Tuổi Trẻ Online.
4 kịch bản khi liên minh cầm quyền ở Thái Lan lung lay TS NGUYỄN TĂNG NGHỊ 23/06/2025 Khi liên minh cầm quyền lung lay, 4 kịch bản có thể vẽ nên tương lai chính trị Thái Lan, trong đó có kịch bản xấu nhất: đảo chính quân sự.