TTCT - Bốn tháng trước đây tờ âm nhạc uy tín của Mỹ Rolling Stone đã tỏ ra bất ngờ khi lượt người xem trên YouTube dành cho music video Gee của nhóm Girls’ Generation (Hàn Quốc) đạt con số kỷ lục 74 triệu lượt, mà phần đông người xem đến từ Mỹ. Nhưng giờ đây, khi Gangnam style của chàng rapper Psy đã vượt cột mốc 300 triệu người xem YouTube và đứng đầu iTunes Mỹ thì có vẻ nhận định đó đã lỗi thời. Phóng to Girls’ Generation - nhóm nhạc nữ đánh dấu sự thành công của K-pop khi được xuất khẩu ra bên ngoài biên giới - Ảnh: koleksifoto.com Sự thành công trên YouTube đã chỉ ra rằng K-pop đang xâm lấn thị trường Mỹ từ bên ngoài chứ không phải bằng cách đến trình làng, vẫy tay chào hỏi rồi ra về như trước đây. Người hùng Theo Cơ quan Sáng tạo nội dung Hàn Quốc (KOCCA), doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc nước này đạt khoảng 3,4 tỉ USD trong năm 2011, xuất khẩu của K-pop cũng đã tăng đến 180 triệu USD, vượt 112% so với năm 2010. Trong năm 2011 đã có 2,3 tỉ lượt xem K-pop trên YouTube, đến từ 231 quốc gia.Báo chí Hàn Quốc hôm 25-9 đã diễn tả sự trở về của PSY sau chuyến đến Mỹ chẳng khác nào một người hùng vừa trở về từ chiến trận. Tờ The Korea Herald đã gọi chàng rapper này là ngôi sao quốc tế và nhận định ngày mà Psy diễn ở Central Park (New York, dự định cuối năm nay) sẽ là một ngày đi vào lịch sử của K-pop. Đây là điều chưa từng xảy ra với Bi Rain, BoA và Se7en, ba ca sĩ từng là niềm hi vọng vàng của K-pop, khi muốn đánh thẳng vào thị trường Mỹ nhiều năm trước đây. Đáng chú ý là cả ba ca sĩ này đều được đào tạo bài bản, có tài năng và sức hút khổng lồ ở châu Á. Nhưng họ đều trở về Hàn Quốc không kèn không trống. Nhiều người cho rằng K-pop không có lỗi trong việc đào tạo ra những tài năng thật sự để đem đi xuất khẩu, chỉ sai là họ đã chọn không đúng thời điểm. Thành công của Psy với ca khúc Gangnam style là được rơi vào thời điểm chín muồi với sự trợ giúp đắc lực của YouTube. Cả ba ca sĩ trước đây đều đầu tư tốn kém cho những video music và tìm mọi cách lên tivi qua các kênh truyền hình âm nhạc. Còn bây giờ, thế hệ mới của K-pop mà đại diện là Psy đang đi trên con đường ít tốn kém hơn, vào thẳng các mạng xã hội và YouTube, nơi luôn có rất đông những công dân toàn cầu. Bên cạnh đó, nếu Bi Rain hay BoA và Se7en luôn muốn biến mình thành một hình mẫu nào đó của âm nhạc phổ thông Mỹ thì Psy không vậy. Chàng rapper này đi ngược và giới thiệu mình đúng là một "đặc sản" chỉ có thể được ra lò từ phòng thí nghiệm K-pop. Người nghe toàn cầu, ở Mỹ hay bất cứ đâu rất thích thú với sản phẩm âm nhạc này bởi nó gần với gu nghe của họ, tuy có cách biệt ngôn ngữ nhưng lại rất dễ tạo được ấn tượng. Chất nhạc dance mà Psy đang đeo đuổi rất gần với gu âm nhạc đang nghe của người Mỹ hay châu Âu. Trong danh sách 31 quốc gia có bản Gangnam style đang đứng đầu iTunes thì châu Á chỉ chiếm có sáu nước, phần còn lại là châu Âu, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Nói về thành công của PSY, biên đạo múa Việt Max nhận định: "Phong trào flashmob đang rất được mọi người quan tâm trong thời gian gần đây và khi điệu nhảy Gangnam style tung ra đã đáp ứng đầy đủ yếu tố giải trí: sôi động, vui vẻ và dễ học. Cái hay của người biên đạo điệu nhảy này là họ sử dụng động tác cưỡi ngựa, quá quen thuộc mà kể cả khi bạn không xem Gangnam style bạn cũng có thể làm những động tác tương tự. Họ biết biến cái đơn giản nhất trở thành hiệu quả nhất. Tuy nhiên để có được sự thành công này phải kể đến những yếu tố đi kèm như bài hát, music video và êkip PR đứng sau. Gangnam style làm tôi liên tưởng và nhớ đến những điệu nhảy và video trước đây từng làm điên đảo thế giới như lambada (1989), macarena (1994)... Tuy nhiên, nếu PSY biết tận dụng và khai thác những điệu nhảy tương tự cho những sản phẩm sau thì cũng có thể sẽ có con đường dài cho PSY". Phóng to “Đủ mà vẫn không đủ”, tờ The Korea Times giải thích vì sao tin ảnh về Psy bốn ngày liên tục xuất hiện ở trang 1 báo này cho đến hôm 30-9 - Ảnh: Koreatimes Thay đổi Tờ The Korea Herald nhận định hiện tượng Psy "là đến lúc K-pop có thể đã thu được mẻ lợi nhuận đầu tiên". Tờ này đã kể lại những khó khăn của K-pop khi bắt đầu đi vào con đường chuyên nghiệp và xuất khẩu âm nhạc ra châu Á. Nhưng sự thành công của châu Á không phải là bản lề để có thể phi ra được đại lộ lớn hơn là thị trường Mỹ và châu Âu. Trong vòng một thập niên qua K-pop vẫn chỉ mang tính giới thiệu tài năng ra nước ngoài và tất nhiên "họ đã đổ vào đó rất nhiều mồ hôi và tiền bạc" (để tạo một nhóm nhạc phải mất ít nhất 400.000 USD). Những nhóm nhạc nam rồi đến cơn sốt những nhóm nhạc nữ thay nhau quần thảo thị trường Mỹ và châu Âu. "Bây giờ K-pop đang khác đi rất nhiều", tờ CNBC phân tích. Theo tờ chuyên về kinh tế này, K-pop đang dần biến âm nhạc của mình theo style với hiphop của Mỹ và các thể loại âm nhạc điện tử của châu Âu để nhắm vào thị trường toàn cầu. "Nhưng họ không để mình bị đồng hóa, sự hấp dẫn của K-pop có rất nhiều yếu tố văn hóa Hàn Quốc được nêm nếm khá đơn giản, dễ hiểu nhưng đủ độ chinh phục phương Tây". Theo tờ này, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong thời gian tới có những nhóm Hàn Quốc có thêm vài thành viên là người nước ngoài, "điều đó càng chứng tỏ K-pop vẫn không ngừng muốn mở rộng lượng fan của mình". Tờ này còn dẫn chứng nhiều fan của K-pop là người phương Tây, sau khi xem K-pop trên YouTube thì giờ "họ nghe nhạc K-pop còn nhiều hơn nhạc tiếng Anh cho dù họ chẳng hiểu lời. Nhưng điều đó chẳng sao, K-pop được thích bởi phần nhìn trước, sau đó đến giai điệu và cuối cùng mới là ca từ". Tại Pháp hiện đã có rất nhiều fan trẻ yêu thích K-pop, thậm chí những buổi biểu diễn của các nhóm Hàn Quốc tại phía trước Bảo tàng Louvre còn được yêu cầu "tổ chức thêm". Ở Pháp hay châu Âu đang chứng kiến sự thiếu hụt trầm trọng những nhóm nhạc mới, hoặc có mà không mới, hoặc mới nhưng quá ít và K-pop đang cố gắng san lấp khoảng trống này và đó là một cơ hội thật sự. Tờ Financial Review cho rằng phải gần nửa thế kỷ sau khi ca khúc Sukiyaki của người Nhật đứng đầu bảng xếp hạng Billboard của Mỹ thì bây giờ châu Á mới lấp ló trở lại với Gangnam style. Nhưng sẽ không còn một thời gian cách biệt quá lâu như vậy bởi ở thời đại thông tin, thế giới phẳng sẽ giúp mọi nghệ sĩ đều có thể trở thành nghệ sĩ toàn cầu nếu biết đi đúng hướng. Tuy nhiên, theo chính lời ca sĩ Shin Yeon Ah của nhóm nhạc nữ Big Mama thì: "Thực tế sự phổ biến của K-pop vẫn còn giới hạn trong một thị trường khá nhỏ ở châu Á. Người dân ở mỗi quốc gia châu Âu có khẩu vị rất khác nhau. Nhiều người ở đó vẫn đơn giản nghĩ rằng Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc đều như nhau và gọi tất cả là "người châu Á". Không giống như các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp âm nhạc mang tính chất văn hóa trong bản chất và phản ánh một dòng chảy liên tục của cảm xúc và cả thời đại. Trước khi tính toán đường đi cho lợi nhuận đổ về thì âm nhạc Hàn Quốc cần phải hiểu được đặc tính cảm xúc và nền văn hóa của mỗi quốc gia châu Âu". Tags: Âm nhạcVăn hóaLợi nhuậnMusic videoKPop
Giải ngân đầu tư công: Từ quyết tâm chính trị đến triển khai thực tế ĐẶNG HUY ĐÔNG (NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ) 04/12/2024 2358 từ
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Cán bộ nghĩ đến lợi ích chung sẽ vượt qua nỗi lo tinh gọn bộ máy TIẾN LONG 04/12/2024 Cán bộ nếu đặt lợi ích quốc gia, thành phố và người dân lên trên, mọi nỗi lo đến bản thân sẽ nhẹ nhàng, có thể vượt qua được khi tinh gọn bộ máy.
Quỹ từ Trung Quốc nắm bao nhiêu cổ phiếu Sacombank? BÌNH KHÁNH 04/12/2024 Sacombank vừa công bố thông tin cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ. Trong danh sách này, ngoài 4 cổ đông tổ chức, chỉ có duy nhất cổ đông cá nhân là ông Dương Công Minh - chủ tịch của ngân hàng này.
Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền HOÀI PHƯƠNG 04/12/2024 Ca sĩ Bích Tuyền xác nhận với Tuổi Trẻ Online rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã rút đơn kiện chồng mình là ông Gerard Williams.
Tiết lộ về hành trình Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc leo rào vào tòa nhà Quốc hội UYÊN PHƯƠNG 04/12/2024 Tối 3-12, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Sik đã leo rào vào tòa nhà Quốc hội nước này để chỉ đạo toàn bộ phiên họp bất thường yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật. Hành trình bắt đầu từ đâu?