TTCN - Ngay sau khi ký hợp đồng đóng mới 15 tàu 53.000 tấn cho Anh, ông PHẠM THANH BÌNH - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) - đã tới Ba Lan, một cường quốc về đóng tàu, để thương thảo việc chuyển giao công nghệ đóng tàu 100.000 tấn. Vừa về tới VN, ông Bình đã trao đổi với TTCN. Mở đầu câu chuyện, ông Bình vui vẻ tiết lộ: - Việc ta ký được hợp đồng đóng tàu vận tải cỡ lớn cho Anh, một quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy lâu đời, thật sự đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng, một “đột phá khẩu” của ngành công nghiệp tàu thủy VN. Nó chứng tỏ ngành đóng tàu của VN đã được thế giới nhìn nhận. Để đạt được hợp đồng này, người Anh đã nhiều lần đến tham quan các nhà máy đóng tàu của ta, dù cơ sở còn hạn chế nhưng họ thấy được những sản phẩm của ta và họ thật sự tin tưởng vào năng lực của đội ngũ những người thợ đóng tàu VN. Ngay sau khi ta ký được hợp đồng với Anh, tiếp theo đã có nhiều bạn hàng đặt ta đóng những con tàu mới cỡ lớn từ 80.000 tấn, 100.000 - 150.000 tấn. Chuyến đi Ba Lan vừa rồi là để chuẩn bị cho việc đóng những con tàu mới đó. Và cũng xin báo tin vui là sau chuyến đi Ba Lan này thì ngay cuối năm nay chúng tôi sẽ đầu tư, bắt tay ngay vào đóng mới một con tàu vận tải 100.000 tấn cho chính chúng tôi để trước mắt là “làm mẫu” chào hàng các đối tác. Còn tại thời điểm này, Vinashin đang có rất nhiều đối tác đến đặt hàng đóng những con tàu nhỏ cỡ dưới 10.000 tấn. Các bạn hàng từ những cường quốc đóng tàu trong khu vực như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đã, đang tìm đến với chúng tôi. Hiện có đến 20 chủ tàu Nhật đang tìm hiểu đặt ta đóng mới hàng chục con tàu vận tải cỡ 10.000 tấn. Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số chủ tàu ở Bắc Phi cũng đặt vấn đề đặt hàng ta đóng những con tàu vận tải cỡ từ 6.500 tấn đến dưới 50.000 tấn... * Một bên là những hợp đồng đóng tàu lớn, một bên là những hợp đồng đóng tàu nhỏ. Vinashin sẽ ưu tiên đóng những tàu cỡ nào để xuất khẩu? - Đóng những tàu lớn đòi hỏi phải có vốn lớn, đầu tư lớn về cả cơ sở hạ tầng, máy móc, con người. Về năng lực thì hiện Vinashin có những nhà máy như Bạch Đằng, Nam Triệu, Hạ Long có thể đóng được những tàu cỡ 50.000 tấn, được các cơ quan đăng kiểm quốc tế chấp nhận. Thuyền trưởng Nguyễn Đình Sơn (đi đầu) cùng các thuyền viên tại lễ đón tàu cập cảng Sài Gòn Ngày 6-1, tại bến cảng Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, tàu Vinashin Sun (Công ty Vận tải viễn dương Vinashin quản lý) đã cập cảng sau hải trình vòng quanh thế giới dài 131 ngày (trong đó 85 ngày chạy biển) vượt Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ân Độ Dương và trở về Việt Nam an toàn với tổng quãng đường 26.211 hải lý (tương đương 48.540km). Đây là con tàu lớn nhất do VN đóng tại Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng, Hải Phòng (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) có chiều dài 136,4m, rộng 22m, chiều cao mạn 10,5m. Tàu có hai đáy, hai thân, ba hầm hàng, năm cẩu (30 tấn/cẩu) với tải trọng 12.500 tấn. Trong tương lai gần, Vinashin sẽ đầu tư xây dựng để có thêm một số nhà máy nữa ở Dung Quất, TP.HCM, Thanh Hóa cũng đóng được những tàu cỡ lớn. Trước đây Vinashin đã từng thực hiện nhiều hợp đồng đóng những con tàu vận tải cỡ nhỏ 6.500 tấn bán cho Nhật, tàu hút bùn bán cho Iraq... Đóng những tàu cỡ nhỏ dưới 50.000 tấn thì vừa tầm chúng ta hơn. Hơn nữa, loại tàu này hiện các nước có nền công nghiệp đóng tàu phát triển ít đóng nữa nên sẽ có nhiều việc hơn cho ta làm. Vinashin sẽ tập trung đóng những con tàu dưới 50.000 tấn để xuất khẩu, còn đóng những tàu khổng lồ thì sau này chỉ tập trung vào Nhà máy Đóng tàu Dung Quất... * Tỉ lệ nội địa hóa một con tàu là điều để khẳng định năng lực và uy tín của ngành đóng tàu. Đến lúc nào thì một con tàu hàng cỡ lớn sẽ mang thương hiệu Việt 100%, từ thiết kế, thi công, kiểm định...? - Vấn đề nội địa hóa cũng đã được tổng công ty đặt kế hoạch từ mấy năm trước. Đây cũng chính là chủ trương của Chính phủ. Đóng tàu xuất khẩu tức là xuất khẩu cả ngành cơ khí VN ra nước ngoài. Muốn đóng được một con tàu phải có sắt thép, các động cơ, máy móc khí cụ hàng hải, sơn, que hàn, thiết bị nội thất... Tất cả thiết bị vật tư trên VN hoàn toàn có khả năng làm được. Hiện tổng công ty đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy cán thép tấm để đến 2005 thì những tấm thép đầu tiên phục vụ ngành đóng tàu sẽ ra đời. Hai nhà máy chế tạo động cơ diesel cho tàu thủy cũng đang được xây dựng. Như vậy, hai yếu tố chính để tạo nên một con tàu là vỏ tàu (thép tấm), động lực (động cơ) đã được Vinashin quan tâm đầu tư rồi. Nếu không có gì thay đổi thì từ năm 2005 - 2010 ta sẽ đóng được những con tàu có tỉ lệ nội địa hóa 70% (hiện tại tỉ lệ nội địa hóa chỉ là 30%). Từ sau 2010 chúng ta sẽ tiếp tục nhắm đến việc sản xuất những thiết bị hàng hải hiện đại để có thể đóng những con tàu đạt tỉ lệ nội địa hóa 90%. * Việc đầu tư dự án phát triển ngành đóng tàu đang được Vinashin triển khai như thế nào? - Chúng tôi đặt ra chương trình từ nay đến 2010 phải đầu tư 30.000 tỉ đồng cho hai dự án nhà máy cán thép tấm và nhà máy động cơ diesel và các nhà máy đóng tàu khác. Và khi có được hai nhà máy này rồi thì (từ 2007) mỗi năm Vinashin có thể đạt mức xuất khẩu 500 triệu USD. * Việc quảng bá thương hiệu tàu VN là vấn đề quan trọng, lâu dài của ngành. Ông có thể nói đôi chút về công việc này? - Như con tàu Vinashin Sun là ví dụ. Chúng ta sẽ quyết tâm làm, rồi quảng bá bằng cách cho tàu chạy vòng quanh thế giới như để giới thiệu, chào hàng với các đối tác. Thành công của Vinashin Sun đã gây sự chú ý của các đối tác, họ tin vào khả năng và chất lượng những con tàu lớn do những người thợ VN đóng và chính vì sự thành công này mà ta có được hợp đồng với Anh và các đối tác tiếp theo. Có thể nói ngành đóng tàu của ta mới phát triển và còn quá non trẻ nên việc cạnh tranh với các cường quốc đóng tàu trên thế giới để ta đứng được đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Quan trọng nhất bây giờ ta phải cạnh tranh với các đối tác bằng sự quyết tâm, sau đó mới bằng giá cả, chât lượng. Tuy chúng ta còn non trẻ nhưng tôi tin chắc chúng ta sẽ làm được, chúng ta sẽ chiếm lĩnh được thị trường nếu có quyết tâm cộng với sự đầu tư đúng mức cho ngành đóng tàu. Thách thức lớn nhất đối với chúng tôi lúc này là vấn đề con người, chúng ta còn thiếu đội ngũ những chuyên gia, kỹ sư giỏi để đóng những con tàu hiện đại cỡ lớn. * Vậy đã có giải pháp gì cho thách thức này? - Hiện nay và trong những năm tới, Vinashin sẽ hợp tác với các hãng đóng tàu lớn trên thế giới, sẽ mời và thuê nhiều chuyên gia, kỹ sư giỏi, thợ lành nghề của họ về làm việc tại các nhà máy đóng tàu của ta. Ta sẽ tự đào tạo và tự học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ những chuyên gia này. * Với những gì Vinashin đã và đang triển khai, ông có thể nói về tương lai của ngành đóng tàu VN? - Theo đúng quyết định phê duyệt chiến lược phát triển của ngành đóng tàu VN, đến 2010 chúng ta sẽ trở thành quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu vào cỡ trung bình khá của khu vực. Nhưng Vinashin tự đặt ra mục tiêu cao hơn là trở thành quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu tiên tiến trên thế giới. Tags: Đóng tàuVinashinĐóng tàu xuất khẩuNgành đóng tàu
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 NGỌC AN 10/09/2024 Chiều 10-9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, với sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
TP.HCM ủng hộ 120 tỉ đồng cho đồng bào vùng bão lũ, kêu gọi người dân tiếp tục chia sẻ THẢO LÊ 10/09/2024 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM ủng hộ 120 tỉ đồng chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào ảnh hưởng bão lũ.
Xót xa nhìn biển nước mênh mông muốn chạm mặt những cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống HỒNG QUANG 10/09/2024 Nước lũ sông Hồng, sông Đuống lên rất cao, nhấn chìm nhiều bãi bồi ven sông Hồng. Nhiều đoạn nước sông ngày càng tiến dần tới mép cầu.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp, không xả lũ thủy điện thượng nguồn sông Hồng DUY LINH 10/09/2024 Việt Nam gửi công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu.