TTCT - Hiện nay nhiều địa phương ở miền Nam do không hiểu nên không những đổi gọi "kinh" thành "kênh" (danh từ chung) mà còn sửa cả địa danh (tên riêng), không giữ đúng tên gốc, thiệt là đáng rầu. Đại Nam Quốc âm tự vị 1895, mục chữ Kênh, viết: "Kênh (涇) (Kinh), n., Xẻ ra, khai ngay, đường nước khai dài cho ghe thuyền đi"; mục chữ Kinh, viết: "Kinh (涇), c., Đàng nước người ta khai cho ghe thuyền đi. Khai kinh, đào mở đàng nước cho ghe thuyền đi. Đào kinh, id. Vét kinh, vét sửa kinh rạch".Khang Hi từ điển, Tị tập, Thủy bộ giảng: "Kinh (涇), Đường vận, cổ - linh thiết (古靈切). Tập vận, Vận hội, kiên - linh thiết (堅靈切), tòng âm kinh (經), thủy danh. Tiền Hán Địa lý chí chú: Kinh thủy xuất Vu hồ; hựu Giao Chỉ hữu Kinh thủy [Sông Kinh nguồn từ hồ Vu; lại thấy ở Giao Chỉ cũng có sông Kinh]. Thủy kinh chú: "Kinh thủy xuất Long Biên huyện cao sơn [Sông Kinh nguồn từ núi cao huyện Long Biên]".Bản đồ Hải Dương 1891, S. Kinh-Tay (s.Kinh Thầy), Kinh Dao (Kinh Giao). Ảnh: Tư liệu Phạm Hoàng QuânPaulus Của khi thâu thập chữ Kênh (nôm) cũng cho âm tương ứng (Kinh), nhưng đặt một mục chữ riêng, đó là do thâu thập biến âm ở một số địa phương ở Bắc Kỳ; đồng thời cũng có mục chữ Kinh (chữ), là âm dùng riêng phổ biến ở Nam Kỳ, chữ "涇" đọc âm kinh, là cách mượn chữ Hán "涇" và lấy thẳng âm gốc (Hán-Việt) kinh làm quốc âm.Trên tổng thể, chữ "涇" với âm "kinh" là cổ âm của cả Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Liên quan đến hình, âm, tự, chữ "涇", thấy Khang Hi tự điển thu thập các âm đọc xưa đều ghi nhận âm inh (cổ linh, kiên linh, kinh), nên địa phương nào gọi kinh là cách gọi đúng chuẩn cổ âm.Qua Khang Hi từ điển, thấy "涇水" ở huyện Long Biên, Giao Chỉ được ghi chép khá xưa, đối với địa danh này, Đào Duy Anh dịch là "sông Kinh Thủy", "sông Kinh".Bản dịch Thủy kinh chú sớ của Nguyễn Bá Mão cũng đọc âm Kinh. Nhiều tên thôn xã xưa ở Bắc kỳ mang thành tố "涇" cũng dùng âm kinh, như xã Hoàng Kinh, xã Quan Kinh (tổng Hoàng Kinh, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương); thôn Kinh (tổng Phi Lai, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung), thôn Kinh (xã Hoàng La, tổng Lỗ Hương, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung), thôn Kinh (xã Trường Làng, tổng Yên Định, huyện Yên Định, phủ Thiệu Hóa) đều tỉnh Thanh Hóa; thôn Kinh (huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương); các xã Kinh Khê, Kinh Thanh, Kinh Uyên, Kinh Xuyên (tỉnh Hải Dương).Đồng thời, cùng trấn Hải Dương có xã Kinh Triều (huyện Gia Lộc, phủ Hạ Hồng), lại có xã Kênh Triều (tổng Kênh Triều, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn). Rồi chữ "涇", số thôn xã đọc âm Kênh cũng tương đương với số thôn xã đọc âm Kinh [xem Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (Từ Nghệ Tĩnh trở ra), NXB Khoa Học Xã Hội 1981]. Như thế, có thể thấy, cách gọi kênh hay kinh có lúc lại là tập quán của từng thôn xã, không kể vùng miền.Liên quan đến dòng chảy, có lẽ phải kể đến sông Kinh Thầy (涇柴) (sách địa chí xưa gọi là sông Lâu Khê và sông Thủ Chân), các bản dịch Đại Nam nhứt thống chí - Tỉnh Hải Dương từng dịch là sông "Kênh Thầy", "Kênh Thày". Trong cuốn này, ở mục sông Thủ Chân có phụ chép "Bài ca sông Thủ Chân" (chữ Nôm), bản dịch của Đặng Chu Kình (Sài Gòn, 1968) phiên âm địa danh là "Kênh Thầy", "Kênh Thày". Bản dịch Hoàng Văn Lâu (Hà Nội, 2002) có phụ chép "Bài ca sông Thủ Chân" và cũng phiên âm địa danh là "Kênh Thầy", "Kênh Thày".Đến đây, có thể thấy vấn đề, khi nhìn mặt chữ nôm "涇柴" có thể phiên âm là Kinh Thầy hoặc Kênh Thầy, nhưng cách chọn phiên âm Kênh là hai dịch giả (Đặng Chu Kình và Hoàng Văn Lâu) đã gọi không đúng với cách gọi của người dân địa phương. Trong dân địa phương này có nhà thơ Trần Đăng Khoa, năm 1968, trong "Hạt gạo làng ta" ông viết địa danh này là "sông Kinh Thầy".Hiện nay nhiều địa phương ở miền Nam do không hiểu nên không những đổi gọi "kinh" thành "kênh" (danh từ chung) mà còn sửa cả địa danh (tên riêng), không giữ đúng tên gốc, thiệt là đáng rầu. ■ Tags: Sách cổCách gọi kinh, kênhĐịa danh Nam BộPHẠM HOÀNG QUÂNĐịa chí Nam bộ
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".