TTCT - Trong kinh doanh có một khái niệm được xem là nền tảng chuẩn mực, đó là lời hứa thương hiệu “brand promise”. Không hề có quy định pháp luật nào ràng buộc, nhưng tuân thủ lời hứa thương hiệu được xem là nguyên tắc sống còn của dân kinh doanh. Lời hứa Bởi vậy, họ hứa dựa trên hai nguyên tắc: sáng tạo và thực hiện. Lời hứa đổi lại niềm tin Sáng tạo hơn rất nhiều đối thủ để hấp dẫn được khách hàng đã là khó. Nhưng thực hiện lời hứa, lời cam kết đó còn khó hơn rất nhiều. Bởi vậy, với các nhà kinh doanh, lời hứa càng độc đáo - thương hiệu càng dễ nổi tiếng, và càng nổi tiếng thì lời hứa thương hiệu càng được chú ý giữ gìn như nguyên tắc sống còn. Đừng tưởng cứ hứa là xong, 82% người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á thừa nhận họ có kiểm tra cam kết của các doanh nghiệp trên bao bì sản phẩm. Tại Việt Nam, 73% người được hỏi cũng kiểm tra bao bì trước khi mua, nhiều thứ ba toàn cầu (theo báo cáo của Nielsen, một công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu). Lời hứa thương hiệu đổi lại niềm tin của thị trường, và lợi ích là thị phần. Nghĩa là nếu lời hứa ấy không được thực hiện thì cái mất là niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm. Doanh nghiệp, trong trường hợp này, đặt lợi ích của chính họ vào lời hứa, đặt sự sinh tồn của họ vào lời hứa, và vì thế khả năng nuốt lời hay dối trá được giảm thiểu. Khi Thủ tướng phải yêu cầu Nhưng có những lời hứa, sự bảo đảm không thật sự gắn với trách nhiệm cá nhân. Đó là những lời hứa nhân danh. Báo chí từng đưa tin về việc “Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng thực hiện lời hứa”. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ và cơ quan ngang bộ khẩn trương thực hiện các nghị quyết của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. Trong đó, có nhiều lời hứa được các bộ trưởng đưa ra trong những phiên chất vấn trước Quốc hội. Đó là những lời hứa nhân danh. Đó là những lời hứa được đưa ra khi các bộ trưởng bị truy vấn về trách nhiệm, về năng lực điều hành, về những vụ việc bức xúc nổi cộm, về khả năng giải quyết các nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của bộ, ngành mình. Khi ấy, những người đứng đầu bộ ngành, nhân danh bộ ngành của mình, dựa trên các quyền hạn và nguồn lực được giao, thực hiện lời hứa với Quốc hội, với nhân dân. Vậy nhưng, sau khi những phiên họp Quốc hội (mà một số phiên quan trọng được truyền hình trực tiếp) qua đi, thì nhiều lời hứa rơi vào quên lãng. Sẽ phải đợi đến kỳ họp tiếp theo để những lời hứa ấy được khơi lại, để xác tín một thực tế nữa là rất nhiều lời hứa đã không hoặc chưa được thực hiện, vì muôn vàn lý do. Có lẽ vì hiểu quá rõ điều đó mà Thủ tướng đã phải yêu cầu các bộ trưởng thực hiện lời hứa của mình bằng một văn bản chỉ đạo. Văn bản chỉ đạo thực hiện lời hứa, đó là một câu chuyện thú vị, thú vị vượt ra khỏi một bài báo tường thuật thông thường. Những ngày sát với kỳ bầu cử HĐND và đại biểu Quốc hội, các ứng cử viên phải liên tục gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến và trình bày chương trình hành động trước cử tri. Trong đó có rất nhiều lời hứa. Nhất là những ứng viên đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao thì những lời hứa càng trở nên nổi bật. Các cử tri xem đó không khác gì những cam kết và chắc chắn sẽ tác động mạnh đến kết quả bỏ phiếu. Tại một cuộc tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên HĐND Q.Bình Thạnh (TP.HCM) mới đây, một cử tri đã nói ông đặt kỳ vọng vào những người đang giữ các vị trí lãnh đạo bởi hi vọng thẩm quyền hiện có của các ứng cử viên sẽ giúp việc thực hiện những lời hứa trở nên khả thi hơn. Hi vọng đó cũng là một đòi hỏi, một áp lực. Vấn đề là sẽ có bao nhiêu đại biểu dân cử còn nhớ lời hứa với cử tri và mang theo lời hứa đó vào nghị trường, từ ngày đầu tiên cho tới ngày cuối cùng của nhiệm kỳ? Những ông nghị ngủ gật trong các phiên họp đang được truyền hình trực tiếp, những ông nghị viết blog chửi bới nhiếc móc người đồng nhiệm, những ông nghị vắng mặt không lý do trong những phiên bỏ phiếu quan trọng... có nhớ lời hứa của mình với cử tri? Lời hứa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc rút: “Tất cả đại biểu Quốc hội hứa với đồng bào là được cử vào Quốc hội để làm đại biểu Quốc hội, không phải để làm quan, không phải để ăn trên ngồi trốc mà làm người đầy tớ tuyệt đối trung thành của đồng bào”. Thật ra thì có lời hứa nào mà không cần thực hiện đâu? Bởi vì phải có mệnh đề thực hiện thì lời hứa mới là lời hứa. Trọng lời hứa chính là một phần của chữ tín - tức là một lẽ thông thường cơ bản để làm người theo quan niệm truyền thống phương Đông và là bảo chứng có thể nói là vĩnh viễn cho uy tín của một chính trị gia ngay cả khi ông/bà ấy đã rời chính trường và “hoàn dân”.■ Tags: Lời hứa
Khi nào được dùng hình ảnh người khác? TRƯƠNG TRỌNG HIỂU (GIẢNG VIÊN ĐH KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG TP.HCM) 29/05/2023 708 từ
Dịch vụ nước sạch: Phải chọn được giá đúng PHẠM KHÁNH NAM (Đại học Kinh tế TP.HCM) 29/05/2023 1862 từ
Tin tức sáng 31-5: Tỉnh nào cấm dạy thêm hè này? TUỔI TRẺ ONLINE 31/05/2023 Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm để bị động trong cung ứng điện; Cần Thơ tổ chức cuộc thi cải lương.
Tin tức thế giới 31-5: Triều Tiên phóng vệ tinh do thám, nghi tên lửa nổ trên không TRẦN PHƯƠNG 31/05/2023 Nga chỉ trích tấn công 'khủng bố' vào Matxcơva; Mỹ hối thúc NATO kết nạp Thụy Điển ngay lập tức.
Du lịch Mũi Né - Phan Thiết và nỗi lo kinh doanh chụp giựt Đức Trong - Như Bình 31/05/2023 Lượng du khách đổ đến Mũi Né - Phan Thiết sau khi tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là có nhưng đã sớm xuất hiện những điều đáng lo.
Yêu cầu cho ngừng bắn của Nga đã giản lược hơn? BÌNH PHƯƠNG 31/05/2023 Sau chính xác một năm ba tháng chiến sự, nhiều quan chức Nga lại bắn tiếng về các điều kiện cho ngừng tiếng súng.