TTCT - Trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có một ông lão ngấp nghé tuổi tám mươi nhưng vẫn lao tâm khổ trí với công việc phục dựng thuyền câu khơi của đội hùng binh Hoàng Sa thuở trước, miệt mài đi tìm những cứ liệu về chủ quyền Việt Nam trên hải đảo giữa biển Đông. Ông Võ Hiển Đạt bên chiếc thuyền câu được phục dựng tại Bảo tàng Lý Sơn - Ảnh: Đăng NamLý Sơn đang mùa dông bão, biển động dữ dội, mưa dầm dề suốt ngày đêm. Chúng tôi tìm đến nhà ông Võ Hiển Đạt ở xã An Vĩnh khi trời đã tối, vậy mà ông vẫn đang tỉ mẩn phác họa trên giấy con thuyền xưa. Dừng tay, ông cao giọng hào sảng của dân miền biển: “Tỉnh đặt làm hai chiếc ghe bầu để trưng bày ở bảo tàng, mà phải làm chính xác từng chi tiết một bởi nó là cốt cách cha ông để lại”. Người duy nhất ở Lý SơnTuổi cao nhưng ông Đạt vẫn đọc vanh vách hơn 100 chi tiết làm nên một chiếc thuyền câu khơi của đội hùng binh Hoàng Sa: “Chiều dài ghe 3,5m, rộng 1m, mui bằng nan tre lợp lá dừa, mê cũng bằng nan tre, trét phẩm, dầu rái…, có đủ cả buồm lòng, buồm mũi” (buồm được làm bằng đệm để sản xuất quạt). Những thuyền câu khơi ông đang phục dựng thật ra có kích thước nhỏ hơn nhiều so với thuyền thật ngày xưa.Tại khu di tích lịch sử đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, phía trước là tượng đài ba nhân vật cao 4,5m, một là vị cai đội trưởng tay cầm giáo, tay đặt trên cột mốc chủ quyền mang dòng chữ “Vạn lý Hoàng Sa”, hai bên là người lính Hoàng Sa và người dân chài. Phía sau tượng là Bảo tàng hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, nơi sẽ đặt chiếc thuyền câu khơi của đội hùng binh Hoàng Sa được ông Đạt phục dựng.Nhiều năm trời khôi phục những tư liệu về đội hùng binh Hoàng Sa, nhưng khi phục dựng thuyền câu khơi, các chi tiết đặc biệt trên thuyền lại khiến ông Đạt rơi nước mắt. Từ thời nhà Nguyễn, những hùng binh can trường của Lý Sơn trước khi giong buồm ra Hoàng Sa, ngoài số lương thực đủ ăn cho sáu tháng, họ không quên đem theo ba sợi dây mây và một chiếc chiếu để nếu có chuyện bất trắc thì chiếc chiếu được dùng bó xác, sợi mây dùng để cột xác thả xuống biển thủy táng.Năm 1945, ông Đạt may mắn được vị pháp sư cao niên trên đảo cho xem một bản in thô thời xưa, hướng dẫn cách làm thuyền câu khơi của đội hùng binh Hoàng Sa. Chiếc thuyền câu khơi ấy dài khoảng 10m, rộng hơn 2m, cao 60-80cm, có hai cột buồm, chứa được bảy người. Là người duy nhất biết được chính xác kích cỡ và kỹ thuật dựng thuyền câu khơi Hoàng Sa, ông Đạt cho hay: “Nếu gió thuận, trời êm thì giong thuyền ra Hoàng Sa mất một ngày một đêm, gió lớn phải mất hai ngày một đêm. Có những chuyến thuyền bị gió cuốn vào tận Bình Định, khi đó phải nương theo gió, chờ biển êm bảy người thay nhau chèo quay về nhà”.Từ thời nhà Nguyễn, những hùng binh can trường của Lý Sơn trước khi giong buồm ra Hoàng Sa, ngoài số lương thực đủ ăn cho sáu tháng, họ không quên đem theo ba sợi dây mây và một chiếc chiếu để nếu có chuyện bất trắc thì chiếc chiếu được dùng bó xác, sợi mây dùng để cột xác thả xuống biển thủy táng.Ông Đạt cầm các bài lệnh và tờ lệnh của các hùng binh Hoàng Sa trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Âm Linh Tự năm 2009 - Ảnh: Trà GiangÔng già hay chữTất cả những lễ hội của cư dân trên đảo Lý Sơn đều không thể thiếu ông Đạt. Năm 2008, ông được tỉnh Quảng Ngãi chọn làm người chủ trì lễ khao lề thế lính Hoàng Sa lần đầu tiên và cũng là chủ tế của ban tế tự, bởi ông thuộc làu những bài cúng tế của người xưa. Những cán bộ của huyện Lý Sơn còn gọi ông là “bảo tàng sống” của đảo bởi ngoài vốn chữ Hán uyên thâm, ông còn phát hiện nhiều chứng cứ về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam, chẳng hạn một bản gốc in trên giấy thô từ thời nhà Nguyễn vừa được ông gửi đến Bộ Ngoại giao: “Đó là một tư liệu được viết bằng chữ Hán trên giấy thô tui tìm thấy ở một dòng họ trên đảo”.Cách đây vài năm, cũng chính ông Đạt đã phát hiện một tư liệu vô cùng quý giá khi tình cờ đến nhà họ Đặng ở thôn Đồng Hộ vốn có những bậc tiền hiền đã tham gia đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. “Tui đọc kỹ như nuốt từng con chữ vào ruột gan mình. Đó là tờ lệnh điều binh phu ra Hoàng Sa của triều Nguyễn truyền cho dòng họ Đặng từ gần 200 năm trước. Vậy là lại có thêm một chứng cứ xác đáng về chủ quyền Hoàng Sa của nước nhà” - ông Đạt thốt lên.Thuở còn là một cậu bé, ông Đạt được cha dắt đến những bậc cao niên trên đảo xin học chữ Hán, kể từ đó ông đeo đuổi con chữ, ngay cả khi đã lấy vợ vẫn tiếp tục học. Được coi là ông đồ duy nhất trên xứ đảo nên mỗi độ tết đến, ông Đạt lại được dân đảo đến nhà xếp hàng xin chữ về treo. Bao nhiêu lăng, miếu, nhà thờ của các dòng tộc trên đảo đều do một tay ông múa bút tạc chữ. Giỏi chữ nghĩa, ông còn có kinh nghiệm “trận mạc” trên biển khơi vì theo cha đi biển từ tuổi thiếu niên. Bàn tay ông có những ngón to, rắn chắc của dân xứ đảo nhưng cũng chính bàn tay thô ráp ấy lại viết nên những câu đối nét chữ uyển chuyển như sóng biển rập rờn. Ông còn kể rằng có hồi đã bỏ cả tháng trời để dịch cuốn Kinh Thi…Đã ở cái tuổi bên kia dốc cuộc đời, vậy nhưng “ổng cứ ôm đủ thứ vô người, chắc tới lúc nhắm mắt cũng chưa làm hết chuyện muốn làm” - bà Đặng Thị Lãnh, vợ ông Đạt, nói. Mỗi ngày ông vẫn chậm rãi đi đến những dòng họ tiền hiền trên đảo, tiếp tục tìm những cứ liệu về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Đôi khi đứng trước biển, ông đọc lại đoạn văn tế trong lễ khao lề thế đội hùng binh Hoàng Sa - Trường Sa: “Phong ba dồn dập, tuyết sương chẳng quản, mưa nắng chẳng sờn, Hoàng Sa lãnh hải, biển cả mênh mông…”. Tags: Biển ĐôngLý SơnHoàng SaTrường SaChủ quyềnDựng thuyền câu khơiVõ Hiển ĐạtĐội hùng binh Hoàng Sa
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê thêm 335 trang, có người ủng hộ 1 đồng THÀNH CHUNG 14/09/2024 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp tục đăng tải 335 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ ngày 1 đến 12-9, trong đó có tên nhiều nghệ sĩ.
Quân đội đã đưa hơn 374.000 người đến nơi an toàn trước, trong và sau bão số 3 NAM TRẦN 14/09/2024 Đến nay các lực lượng của quân đội đã đưa 374.000 người đến nơi an toàn trước, trong và sau bão số 3.
Ngày cuối tuần ở báo Tuổi Trẻ, dòng chảy nghĩa tình đồng bào vẫn cuồn cuộn YẾN TRINH 14/09/2024 Ngày 14-9, đã có gần 5.200 lượt bạn đọc là cá nhân và tổ chức ủng hộ hơn 7 tỉ đồng cho đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc.
Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất TTXVN 14/09/2024 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết chiều tối nay, khu vực Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm.